Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Bài giảng Toán 1, bài 22: Luyện tập – Sách cánh diều

Thứ hai - 28/09/2020 09:46
Hướng dẫn soạn giáo án mẫu bài giảng Toán 1, bài 22: Luyện tập - Sách cánh diều.

I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Củng cố về bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 10.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học.

II. CHUẨN BỊ

- Các thẻ phép tính như ở bài 1.
- Một số tình huống đơn giản đẫn tới phép cộng trong phạm vi 10.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Hoạt động khởi động

HS chia sẻ các tình huống có phép cộng trong thực tể gắn với gia đình em. Hoặc chơi trò chơi “Đố bạn” để ôn tập Bảng cộng trong phạm vi 10.

B. Hoạt động thực hành, luyện tập

Bài 1
HS làm bài 1: Tìm kết quả các phép cộng nêu trong bài (thể hiện trong các thẻ ghi phép tính).
Lưu ý: GV có thể tổ chức cho HS chơi theo cặp hoặc theo nhóm, chuẩn bị sẵn các thẻ phép tính, một bạn lấy ra một thẻ phép tính đố bạn khác nêu kết quả phép tính và ngược lại. Hoặc cũng có thể chuẩn bị các thẻ trắng để HS tự viết phép tính rồi đố bạn viết kết quả thích họp.
Bài 2
- Cá nhân HS làm bài 2: Tìm kết quả các phép cộng nêu trong bài (HS có thể tính nhẩm hoặc dùng Bảng cộng trong phạm vi 10 để tính).
- Đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau và nói cho nhau về kết quả của mỗi phép tính. Chia sẻ trước lớp.
Lưu ý: Bài này trọng tâm là tính nhẩm rồi nêu kết quả. GV có thể nêu ra một vài phép tính khác để HS củng cố kĩ năng tỉnh nhẩm, hoặc HS tự nêu phép tính rồi đố nhau tìm kết quả phép tính.
Bài 3
- Cá nhân HS quan sát các ngôi nhà và số ghi trên mỗi mái nhà để nhận ra các phép tính trong ngôi nhà có kết quả là số ghi trên mái nhà. HS lựa chọn số thích họp trong mỗi dấu ? của từng phép tính sao cho kết quả mỗi phép tính đó là số ghi trên mái nhà, ví dụ ngôi nhà ghi sô 7 có các phép tính: 5 + 2; 4 + 3; 6 + 1 .
- HS chia sẻ với bạn, đặt câu hỏi cho nhau, cùng tìm thêm các phép tính có thể đặt vào mỗi ngôi nhà.
- GV chốt lại cách làm. GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.
Bài 4.
- Cá nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ cách giải quyết vấn đề nêu lên qua bức tranh. Chia sẻ trong nhóm.
a) Vấn đề đặt ra là: Tìm hai số để khi cộng lại ta được kết quả là 10, nghĩa là: Nếu chọn trước một số thì cần tìm số còn lại sao cho cộng hai số ta được kết quả là 10. Dựa vào Bảng cộng trong phạm vi 10 đế tìm số còn lại. Ví dụ: Nếu chọn số 9 thì số còn lại là 1; nếu chọn số 5 thì số còn lại phải là 5.
Lưu ý: Đây chính là bài toán giúp HS tập dượt thao tác “tạo thành 10” – một thao tác cơ bản trong thực hiện các phép tính cộng, trừ có nhớ (trong phạm vi 20) mà HS sẽ được học ở lớp 2.
b) Cá nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lớp.
Vỉ dụ: Trong hộp có 5 chiếc bút màu. Bạn Lan bỏ thêm vào 3 chiếc. Trong hộp có tất cả bao nhiêu chiếc bút màu?
Thực hiện phép cộng 5 + 3 = 8. Có 8 chiếc bút màu.
Vậy phép tính thích hợp là 5 + 3 = 8.

C. Hoạt động vận dụng

HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 10.

D. Củng cố, dặn dò

- Bài học hôm nay, các em biết thêm được điều gì?
- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 10 để hôm sau chia sẻ với các bạn.
(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh
- Thông qua luyện tập thực hành tính cộng trong phạm vi 10, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
- Thông qua việc nhận biết các bài toán từ các tranh ảnh minh hoạ hoặc tình huống thực tế và sử dụng các kí hiệu toán học để diễn tả bài toán, HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học, NL mô hình hoá toán học.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây