Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Giới thiệu phần mềm Turbo Pascal

Thứ ba - 04/08/2020 09:28
TURBO PASCAL là sản phẩm của hãng BORLAND (Mỹ). Từ ngày xuất bản đầu tiên đến nay đã qua nhiều lần tái bản, mỗi lần tái bản đã cho một phiên bản (version) mới hơn với nhiều cải tiến hơn.
1. TỔNG QUÁT
Để có thể sử dụng được một ngôn ngữ lập trình X nào đó ta luôn phải có một phần mềm cho nó. Một phần mềm ngôn ngữ X thông thường có các chức năng sau:
- Cho phép người lập trình soạn thảo một chương trình bằng ngôn ngữ X trên máy tính.
- Dịch được một chương trình đã soạn thảo bằng ngôn ngữ X ra ngôn ngữ máy để máy có thể thi hành chương trình đó.
- Cung cấp các tiện nghi khác như: trợ giúp, nhớ lại ngôn ngữ, tìm lỗi, v.v...
Trong số các phần mềm của ngôn ngữ PASCAL thì hiện nay TURBO PASCAL là phần mềm có nhiều ưu điểm nhất và trở thành phổ biến nhất trên thế giới.
TURBO PASCAL là sản phẩm của hãng BORLAND (Mỹ). Từ ngày xuất bản đầu tiên đến nay đã qua nhiều lần tái bản, mỗi lần tái bản đã cho một phiên bản (version) mới hơn với nhiều cải tiến hơn. Các phiên bản đang được sử dụng hiện nay là 5.5, 6.0, 7.0. Đặc biệt là 5.5 rất thích hợp cho các máy vi tính có dung lượng bộ nhớ nhỏ (640 KB), tốc độ thấp, vì vậy Version 5.5 được chọn làm mẫu để giới thiệu trong phần thực hành này.

2. CÁC TẬP TIN CỦA TURBO PASCAL
Một bộ Turbo Pascal 5.5 đầy đủ gồm rất nhiều tập tin, dưới đây là một số tập tin quan trọng và chức năng của chúng. 
TÊN TẬP TIN KÍCH THƯỚC CHỨC NĂNG
TURBO.EXE 156.321 Soạn tho, dịch và liên kết chương trình theo Menu.
TƯRBO.TPL 44.352 Tập tin thư viện, lưu các đơn vị chuẩn đế chạy với TURBO.EXE
TINST.EXE 18.106 Cung cp các tiện ích cho phép cài đặt các thông số của TURBO.EXE (màu chữ, màu nền, viền cửa số...)
TPC.EXE 61.926 Trình biên dịch độc lập (trực tiếp) không thông qua TURBO.EXE
TPMOVER.EXE 33.120 Chuyên các đơn vị chương trình tự tạo sang tập tin thư viện chuẩn TPL.
README 11.550 Tập tin văn bản chứa các thông tin của Turbo Pascal.
README.COM 4.217 Chương trình giới thiệu các hiểu biết sơ bộ trước khi sử dụng Turbo Pascal.
GRAPH.TPƯ 31.584 Đơn vị đồ họa.
TƯRBO.HPL 172.264 Cung cấp các giúp đỡ khi lập trình.
*.BGI
*.CHR
156.321 Chứa các Font màn hình.
Chứa các Font chữ trong chế độ đồ họa.

3. TỔ CHỨC CÁC TẬP TIN TRÊN ĐĨA
- Nếu máy có ổ đĩa cứng, ta dùng chương trình cài đặt II STALL.EXE và trả lời từng câu hỏi của chương trình, các tập tin sĩ tự động bung ra ghi vào trong đĩa cứng.
- Nếu máy không có đĩa cứng, để sử dụng được phần mềm TURBO PASCAL 5.5, chúng ta phải tổ chức các tập tin thật cần thiết vào một đĩa 1.2MB với các tập tin như sau:
TURBO.EXE
TƯRBO.TPL
TURBO.HLP
GRAPH.TPU
*.CHR
*.BGI
- Nếu thật hạn chê về đĩa thì tốì thiểu phải có 2 tập tin sau đây mới có thể sử dụng được phần mềm Turbo Pascal 5.5:
TURBO.EXE
TURBO.TPL
4. KHỞI ĐỘNG PHẨN MEM TURBO PASCAL
- Bật máy vi tính.
- Đưa hệ điều hành vào làm việc trên thư mục có tập tin TURBO.EXE.
- Cho lệnh TURBO
- Sau khi gõ vào câu lệnh trên và bấm phím Enter, chỉ độ vài giây ta sẽ thấy xuất hiện hình sau đây trên màn hình:

• Giải thích:
- Hàng trên cùng là những thực đơn chính của Pascal (Main Menu).
- Cửa sổ hình chữ nhật màu trắng ở giữa màn hình là những dòng “Tự giới thiệu” vắn tắt của Turbo Pascal 5.5. Khi bấm phím ENTER sẽ mất khung cửa sổ này để dành toàn bộ màn hình cho ta soạn thảo chương trình.
- Sau khi bấm phím ENTER thì con trỏ nằm ở menu FILE. Bấm tiếp phím ENTER lần nữa sẽ có màn hình như sau:

- Điều này có nghĩa là chúng ta đang sử dụng menu File. Cửa sổ hình chữ nhật đứng cho biết các chức năng của menu này. Muốn thực hiện chức năng nào, ta sử dụng các phím mũi tên Tị để kéo vệt sáng đến chức năng đó rồi bấm phím ENTER.
- Bước đầu ta xét hai chức năng LOAD và QUIT cồn các chức năng khác ta sẽ xét ở phần sau.
• Chức năng LOAD: Cho phép ta nhập vào một văn bản có tên là tên của tập tin cần soạn thảo. Tên của tập tin này có phần mở rộng mặc nhiên theo qui định của Turbo Pascal là .PAS do đó tên của tập tin có thể không cần khai báo phần mở rộng.
■ Ví dụ: Ta muốn soạn thảo tập tin TAM.PAS thì chúng ta nhập vào cửa sổ LOAD:

Nếu trên ổ đĩa đã có tập tin Tam.Pas thì nội đung của tập tin này sẽ xuất hiện trên màn hình, nếu chưa có thì một màn hình trống sẽ xuất hiện cho chúng ta soạn thảo chương trình.
• Chức năng QUIT: Muốn kết thúc công việc thoát ra khỏi phần mềm Turbo Pascal thì ta vào menu FILE chọn chức năng QUIT bằng cách kéo vệt sáng đến chức năng này rồi bấm phím ENTER để thoát về hệ điều hành.

Bản quyền thuộc về Sách Thư Viện. Ghi nguồn sachthuvien.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây