I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Liệt kê được một số chức năng chính của phần mềm chỉnh sửa ảnh.
- Thực hiện được các thao tác: Mở tệp ảnh; đọc thông tin ảnh; phóng to, thu nhỏ, di chuyển ảnh; lưu tệp ảnh.
2. Năng lực
- Phát triển năng lực sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông (NLa).
- Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học (NLd), năng lực hợp tác trong môi trường số (NLe).
3. Phẩm chất
- HS có thái độ cởi mở, hợp tác khi làm việc nhóm.
- HS ham học, tích cực tham gia các hoạt động, sẵn sàng giúp đỡ các bạn trong lớp.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Máy tính cài đặt phần mềm chỉnh sửa ảnh GIMP. Một số tệp hình ảnh.
- HS: Một số hình ảnh sưu tầm hoặc tự chụp.
III. GỢI Ý CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHÍNH
* Hoạt động khởi động
Mục tiêu |
Tiến hành |
Kết quả |
Chú ý |
Hoạt động này đặt HS vào tình huống có thể gặp một số lỗi về ảnh, chưa chụp được ảnh theo đúng ý muốn Từ đó biết được khả năng chỉnh sửa ảnh của phần mềm. |
- GV yêu cầu HS đọc thông tin phần khởi động để hiểu vấn đề bài học. Có thể hỏi HS thêm các ý kiến riêng khác (nếu có).
- GV tổ chức nhận xét, giới thiệu vào nội dung sẽ học trong bài. |
HS phân tích tình huống của phẩn khởi động và bổ sung các ý kiến cá nhân. |
HS có thể đưa các ý kiến trùng hoặc khác ý kiến trong phần khởi động. |
1. Phần mềm chỉnh sửa ảnh
Hoạt động 1. Phần mềm chỉnh sửa ảnh
Mục tiêu |
Tiến hành |
Kết quả |
Chú ý |
Hoạt động này là sự kết nối với phần khởi động, khích lệ HS muốn tìm hiểu về phần mềm xử lí ảnh giúp thay đổi một bức ảnh theo mong muốn |
- GV đưa ra hình ảnh ban đầu và hình ảnh sau khi đã chỉnh sữa cho HS quan sát và yêu cầu HS so sánh điểm khác biệt của ảnh sau khi chỉnh sữa với ảnh trước khi chỉnh sửa.
- Chia lớp thành các nhóm. Các nhóm thảo luận để trả lời hai câu hỏi trong Hoạt động 1.
- Các nhóm đọc nội dung phần kiến thức mới và thảo luận trả lời câu hỏi, sau đó chia sẻ với lớp (nhóm đại diện hoặc tất cả các nhóm chìa sẻ đổng thời nếu có công cụ công nghệ phù hợp hỗ trợ).
- GV tổ chức nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động. |
HS liệt kê được một số chức năng của phần mềm chỉnh sửa ảnh, quy trình chỉnh sửa ảnh. |
Thời gian cho hoạt động khoảng 5 - 10 phút. |
* Kiến thức mới (hoạt động đọc)
Dựa vào kết quả HS đưa ra sau khi so sánh hình ảnh ban đầu và hình ảnh sau chỉnh sửa, GV chốt kiến thức cần ghi nhớ vẽ chỉnh sửa ảnh và phần mềm chỉnh sửa ảnh thông qua hoạt động cụ thể.
? Câu hỏi (hoạt động củng cố kiến thức)
Đáp án:
1. Tạo ảnh mới, chỉnh sửa ảnh, xem định dạng ảnh, chuyển đổi ảnh sang các định dạng và độ phần giải khác nhau,...
2. Cắt bỏ đi phần ảnh mờ do bị ngón tay che ống kính, tăng độ sáng cho ảnh, tăng độ tương phản cho ảnh,...
2. Đối tượng và lớp trong ảnh
Hoạt động 2. Xác định nội dung và các thành phẩn trong ảnh
Mục tiêu |
Tiến hành |
Kết quả |
Chú ý |
Hoạt động này nhằm mục đích giúp HS nhận biết được các thành phần trong một bức ảnh. Khi xem một bức ảnh, HS cần biết phân tích, nhận định,... để biết ảnh bao gồm những thành phần nào, các thành phần đó kết hợp lại nêu được nội dung gì |
- GV đưa ra hình ảnh ban đầu và hình ảnh sau khi đã chỉnh sữa cho HS quan sát và yêu cầu HS so sánh điểm khác biệt của ảnh sau khi chỉnh sữa với ảnh trước khi chỉnh sửa.
- Chia lớp thành các nhóm. Các nhóm thảo luận để trả lời hai câu hỏi trong Hoạt động 1.
- Các nhóm đọc nội dung phần kiến thức mới và thảo luận trả lời câu hỏi, sau đó chia sẻ với lớp (nhóm đại diện hoặc tất cả các nhóm chìa sẻ đổng thời nếu có công cụ công nghệ phù hợp hỗ trợ).
- GV tổ chức nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động. |
Sản phẩm của hoạt động là nội dung trả lời các câu hỏi
Câu trả lời dự kiến:
1. Các thành phần của bức ảnh: cầy cỏ, mặt nước, quả bóng, thuyền, mái chèo, người chèo thuyền,...
2. Bạn HS đang chèo thuyền đi vót quả bóng. |
Thời gian cho hoạt động khoảng 10- 15 phút. |
* Kiến thức mới (hoạt động đọc)
Đoạn văn bản phần tích vẽ nội dung bức ảnh ở Hình 8b.3 một cách cụ thể, giúp HS dễ dàng phân tích và thấy được các thành phần trong một bức ảnh. Các thành phần đó cũng chính là các đối tượng để phần mềm chỉnh sửa ảnh tác động vào. Từ đó giới thiệu công cụ chọn (Selection), là công cụ chính, cơ bản của tất cả các phần mềm chỉnh sửa ảnh. Có thể nói, kĩ năng sử dụng công cụ chọn chính là kĩ năng quan trọng nhất trong việc chỉnh sửa ảnh vì các thao tác chỉnh sửa sẽ áp dụng cho đối tượng được chọn. Nếu chọn đối tượng chính xác thì các thao tác chỉnh sửa sẽ chính xác.
Hoạt động 3. Ảnh nhiều lớp
Mục tiêu |
Tiến hành |
Kết quả |
Chú ý |
Hoạt động này nhằm mục đích giúp HS có một hình dung cụ thể, rõ ràng vẽ các lớp của ảnh. Thông qua ví dụ minh hoạ trong Hình 8b.4, HS dễ dàng tiếp thu được một nội dung rất trừu tượng, đó là các lớp ảnh. |
- GV chia nhóm để các em thảo luận nhóm và đưa ra các câu trả lời
- GV gọi đại diện của hai nhóm có kết quả thảo luận khác nhau trả lời câu hỏi. Từ đó tạo ra vấn để và tình huống để cả lớp thảo luận.
- Trong quá trình HS trả lời, GV có thể gợi ý và bổ sung để hướng câu trả lời đúng vào mục tiêu của hoạt động. |
Sản phẩm của hoạt động là nội dung trả lời các câu hỏi.
Câu trả lời dự kiến:
1. Kết quả là bức ảnh có thảm cỏ, bầu trời và dòng chữ “ẢNH NHIỀU LỚP” nằm trên bầu trời.
2. Kết quả là chỉ nhìn thấy thảm cỏ và bầu trời. Dòng chữ đã bị phần bầu trời che mất.
3. Để mỗi đối tượng ở một lớp sẽ giúp cho việc chỉnh sửa ảnh dễ dàng hơn. |
Thời gian cho hoạt động khoảng 10- 15 phút. |
* Kiến thức mới (hoạt động đọc)
Đoạn văn bản giới thiệu về các lớp ảnh, các đối tượng trong lớp ảnh và nguyên tắc chung khi làm việc với các lớp ảnh. Đó là: các đối tượng nằm ở lớp trên sẽ che các đối tượng ở lớp dưới; có thể chọn từng lớp để chỉnh sửa; các thao tác chỉnh sửa chỉ có tác dụng ở lớp đang chọn. Đoạn văn bản cũng giới thiệu kĩ thuật làm việc với lớp là một kĩ thuật nâng cao của phần mềm chỉnh sửa ảnh. Kĩ thuật này cũng là một tiêu chuẩn giúp người sử dụng phân biệt được đâu là phẩn mềm chỉnh sửa ảnh. Ví dụ, Microsoft Word cũng có các công cụ cho phép chỉnh sửa ảnh (thay đổi kích thước, tăng độ sáng, cắt ảnh, thêm văn bản vào ảnh,...) nhưng Microsoft Word không được coi là phần mềm chỉnh sửa ảnh, vì nó không có các công cụ cho phép làm việc với lớp ảnh.
* Hộp kiến thức (hoạt động ghi nhớ kiến thức)
Hoạt động này giúp HS một lần nữa khắc sâu kiến thức cần nhớ.
? Câu hỏi (hoạt động củng cố kiến thức)
Đáp án: D.
4. Đọc thông tin ảnh
* Hoạt động 4. Đọc thông tin ảnh
Mục tiêu |
Tiến hành |
Kết quả |
Chú ý |
Hoạt động này giúp HS đọc được thông tin kích thước hình ảnh. |
GV yêu cầu HS đọc nội dung kiến thức và trả lời hai câu hỏi.
- HS làm việc độc lập để trả lời câu hỏi của hoạt động.
- GV chiếu cho HS ví dụ cho thấy một hình ảnh có một phần được phóng to để có thể dễ dàng nhìn thấy các pixel riêng lẻ, được hiển thị dưới dạng hình vuông nhỏ.
- GV chiếu một số thông tin hình ảnh và yêu cầu HS đọc kích thước, định dạng ảnh. |
Câu trả lời tuỳ thuộc vào từng HS. |
Thời gian cho hoạt động khoảng 5-10 phút.
- GV có thể giới thiệu thêm một số định dạng ảnh khác để HS mở rộng thêm kiến thức. |
* Kiến thức mới (hoạt động đọc)
HS đọc phần kiến thức mới.
Câu hỏi (hoạt động củng cố kiến thức)
Đáp án: C.
4. Thực hành: Làm quen với phần mềm chỉnh sửa ảnh
Ở phần thực hành này, GV tổ chức hoạt động thực hành theo từng bước hướng dẫn của SGK.
Phần a: GV có thể chia HS theo nhóm và làm phiếu học tập để HS tự điền tên hoặc chọn từ danh sách có sẵn từng thành phần tương ứng với vị trí trên giao diện phần mềm GIMP.
Phần b, c, d, e, f, g: Thực hành theo hướng dẫn trong SGK.
* Hoạt động luyện tập
1. GV có thể cho HS thực hành với một số ảnh HS đã chụp hoặc sưu tầm được vẽ trường học của mình.
GV hướng dẫn HS tạo thư mục HINHANH.
GV yêu cầu HS lưu tên các ảnh như SGK.
2. GV yêu cầu HS sử dụng phần mềm GIMP để mở các tệp ảnh.
Đọc thông tin về kích thước hình ảnh.
Phóng to, thu nhỏ ảnh theo cả hai cách mà SGK hướng dẫn.
Di chuyển ảnh đến các vị trí khác nhau. Kết hợp giũa phóng to và di chuyển đến vị trí nhìn rõ các chi tiết trên ảnh
Lưu ý: Khi di chuyển ảnh thì có thể ảnh bị rời khỏi khung hình, không thể nhìn toàn bộ ảnh. Có thể nháy chuột chọn Image/Fit Canvas To Layers để di chuyển ảnh trùng khớp với khung hình.
- GV yêu cầu HS lưu tệp ảnh dưới định dạng png theo hướng dẫn trong SGK.
* Hoạt động vận dụng
HS vận dụng kiến thức đã học để tải ảnh về một chủ đẽ các em yêu thích. Thực hành các thao tác sử dụng phần mềm GIMP đã học.
D. MỘT SỐ LƯU Ý VÀ KIẾN THỨC BỔ SUNG
* Một số lưu ý
Bài học có thời lượng 2 tiết (1 tiết lí thuyết, 1 tiết thực hành).
GV có thể cung cấp các tệp ảnh cho cả lớp thực hành chung để cả lớp cùng ghi nhớ các thao tác sử dụng HS cũng có thể tự sưu tầm và sử dụng hỉnh ảnh mà mình sưu tầm để thực hành.
Hiện nay có rất nhiều phần mềm chỉnh sửa ảnh miễn phí. Để phù hợp với từng địa phương, cơ sở vật chất từng trường, các thầy cô có thể chọn một phần mềm khác tương tự. Lí do SGK chọn phần mềm GIMP vì nó là phần mềm miễn phí, có thể dùng độc lập, không cần Internet; là phần mềm có dung lượng nhẹ, giao diện đẹp mắt, dễ dùng, chuyên nghiệp,...