A. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức
- Nêu được các đặc điểm của thông tin số: đa dạng, được thu thập ngày càng nhanh và nhiều, được lưu trữ với dung lượng khổng lồ bởi nhiều tổ chức và cá nhân, có tính bản quyển, có độ tin cậy rất khác nhau, có các công cụ tìm kiếm, chuyển đổi, truyền và xử lí hiệu quả.
- Trình bày được tầm quan trọng của việc biết khai thác các nguồn thông tin đáng tin cậy, nêu được ví dụ minh hoạ.
2. Năng lực
- Phát triển năng lực tự học thông qua việc nghiên cứu đặc điểm của thông tin số và cách nó tồn tại và được khai thác trong xã hội.
- Giải quyết vấn để với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông (NLc).
- Bước đầu hình thành năng lực khai thác thông tin số trong học tập và phát triển năng lực tự học (NLd).
- Hợp tác trong môi trường số hiệu quả dựa trên sự hiểu biết về đặc điểm đa dạng và độ tin cậy khác nhau của thông tin trong môi trường số (NLe).
3. Phẩm chất
- Rèn luyện đức tính trung thực, xác lập thái độ trách nhiệm trong việc khai thác và sử dụng thông tin kĩ thuật số.
B. CHUẨN BỊ
- GV chuẩn bị hai phiếu học tập theo mẫu sau:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Trong tập ảnh cũ, Khoa thấy bức ảnh ruộng bậc thang. Đế chia sẻ ảnh với An mà không cần phải đến nhà bạn, Khoa đã dùng điện thoại thông minh chụp lại bức ảnh và gửi cho An qua thư điện tử. Em hãy cho biết:
1. An có thể nhận được ảnh bằng cách nào?
2. Sau khi An nhận được ảnh, Khoa có bị mất bức ảnh gốc không?
3. An có thể lưu trữ ảnh vào những thiết bị nào? |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Khoa gửi cho An bức ảnh ruộng bậc thang qua thư điện tử. Nhận được, An chỉnh sữa lại ảnh cho đẹp hơn và sử dụng nó làm nền cho ảnh cá nhân của mình rồi đưa lên trang cá nhân trên mạng xã hội Em hãy cho biết:
1. Máy chủ của dịch vụ thư điện tử có lưu trữ bức ảnh Khoa gửi không?
2. Những ai có thể xem được bức ảnh An đưa lên mạng xã hội?
3. An có thể gửi ảnh sau khi chỉnh sửa cho Khoa hoặc cho các bạn khác được không? |
C. GỢI Ý CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHÍNH
* Hoạt động khởi động (Hoạt động 1. Ảnh in và ảnh số)
Mục tiêu |
Tiến hành |
Kết quả |
Chú ý |
HS nhận ra những đặc điểm của thông tin số qua những ví dụ cụ thể. |
- Các nhóm HS nhận tư liệu và nhận yêu cầu.
- Các nhóm thảo luận.
- Các nhóm trình bày câu trả lời của mình. |
- Sản phẩm là các câu trả lời sau khi thảo luận nhóm.
- Câu trả lời hướng tới đặc điểm của thông tin số.
- Ba cầu hỏi gắn với hoạt động thu nhận, nhân bản và lưu trữ dữ liệu số nhằm đưa đến một số kết luận sau:
1. An nhận được bức ảnh số bằng cách truy cập vào hộp thư điện tử của mình qua mạng. Thông tin số có thể được truy cập từ xa.
2. An nhận được ảnh nhưng Khoa không bị mất bức ảnh gốc. Việc nhân bản thông tin số không tốn vật liệu và dễ thực hiện.
3. An có thể lưu trữ bức ảnh số vào nhiều thiết bị của mình. Dừ liệu số dễ dàng được nhân bản và lan truyền. |
Thời gian cho hoạt động khoảng 10- 15 phút. |
Lưu ý: Khái niệm thông tin số được để cập đến ở đây vốn là dữ liệu số. Việc gọi dữ liệu số là thông tin số xuất phát từ hai nguyên nhân:
- Như đã biết từ lớp 6, để nhấn mạnh vai trò của dữ liệu là nguyên liệu tạo ra thông tin nên đôi khi từ “dữ liệu” được thay bằng “thông tin”.
- Bám sát YCCĐ của chương trình: “Nêu được các đặc điểm của thông tin số...”
1. Thông tin trong môi trường số
* Kiến thức mới (hoạt động đọc)
Đoạn văn bản có thể được tóm tắt thành ba ý chính như sau:
- Cách thức thông tin được hình thành, lưu trữ và lan truyền trong môi trường kĩ thuật số.
- Thông tin số có thể được truy cập từ xa thông qua kết nối mạng, đặc biệt là Internet.
- Thông tin số dễ dàng được hình thành, nhân bản và lan truyền nhưng khó bị kiểm soát.
* Hộp kiến thức (hoạt động ghi nhớ kiến thức)
HS cần ghi nhớ hai đặc điểm chính của thông tin số.
Hoạt động 2. Thông tin số
Hoạt động lấy bối cảnh là hành trình của một bức ảnh số:
Khoa chụp ảnh -> Khoa gửi qua thư điện tử -> An nhận -> An chỉnh sửa -> An đưa lên mạng xã hội -> Nhiều người nhận được ảnh đã sửa.
Các câu hỏi nhằm làm nổi bật những đặc điểm của thông tin số và những vấn đề nảy sinh khi thông tin số được thu nhận, lưu trữ, tìm kiếm, xử lí, chia sẻ trong xã hội, giữa những cá nhân và tổ chức.
Mục tiêu |
Tiến hành |
Kết quả |
Chú ý |
HS nhận ra những đặc điểm xã hội của thông tin số qua những ví dụ cụ thể. |
- Các nhóm HS nhận yêu cầu.
- Các nhóm thảo luận.
- Các nhóm trình bày câu trả lời của mình. |
- Sản phẩm là các câu trả lời sau khi thảo luận nhóm.
- Câu trả lời được khái quát hoá thành những đặc điếm xã hội của thông tin số như gợi ý sau:
- Khi Khoa gửi ảnh cho An qua dịch vụ thư điện tử, máy chủ của dịch vụ này sẽ lưu trữ bức ảnh mà Khoa gửi Đó là ví dụ cho nhận định: Thông tin số đa dạng, được thu thập nhanh, được lưu trữ với dung lượng rất lớn bởi nhiều tổ chức và cá nhân.
- Tuỳ theo lựa chọn của An khi chìa sẻ bức ảnh lên mạng xã hội, chỉ những ai được An cho phép mới có thế xem được bức ảnh. Nếu bức ảnh không đăng kí quyền tác giả thì ai cũng có thể sử dụng bức ảnh theo cách của mình. Quyển tác giả của thông tin số được pháp luật bảo hộ.
- An cũng có thể gửi lại bức ảnh đã chỉnh sữa cho Khoa hoặc cho các bạn khác và họ đều có thế tiếp tục xem, tải bức ảnh về máy của mình, chỉnh sửa và chia sẻ. Điểu đó minh hoạ cho nhận xét: Có nhiều công cụ hỗ trợ tìm kiềm, truy cập, lưu trữ, xử lí và chia sẻ thông tin số.
- Vì An có thế chỉnh sửa bức ảnh thành một bức ảnh khác và gửi cho những người khác. Thông tin số có mức độ tin cậy khác nhau.
- Ảnh cá nhân của An trên nền ruộng bậc thang có thể gây nhầm lẫn. Vì vậy, thông tin số cần phải được quản lí, khai thác một cách an toàn và có trách nhiệm. |
Thời gian cho hoạt động khoảng 10 - 15 phút. |
* Kiến thức mới (hoạt động đọc)
Đoạn văn bản diễn giải, làm rõ những ý được nêu trong Hoạt động 2. Một số nhận xét có thể được phần tích bổ sung như những hệ quả tất yếu của tình huống đã cho. chẳng hạn,
- Có nhiều công cụ hỗ trợ tìm kiếm, truy cập, lưu trữ, xử lí và chia sẻ thông tin số.
- Quyền tác giả của thông tin số được pháp luật bảo hộ.
- Từ đó dẫn đến kết luận: Thông tin số cẩn phải được quản lí và khai thác an toàn và có trách nhiệm.
* Hộp kiến thức (hoạt động ghi nhớ kiến thức)
HS cần ghi nhớ năm đặc điểm của thông tin trong môi trường số.
Câu hỏi (hoạt động củng cố kiến thức)
Đáp án: C.
“Thông tin số được nhiễu tổ chức và cá nhân lưu trữ với dung lượng rất lớn, được bảo hộ quyền tác giả và có độ tin cậy khác nhau”
2. Thông tin đáng tin cậy
* Hoạt động 3. Tin giả
Thông tin đáng tin cậy được nhận dạng qua hiện tượng đối lập: Thông tin sai lệch. Tình huống trong hoạt động tiếp nối kết luận từ mục trước về độ tin cậy khác nhau của thông tin số.
Mục tiêu |
Tiến hành |
Kết quả |
Chú ý |
HS nhận ra nhũng tác hại của việc sử dụng thông tin sai lệch |
- Các nhóm HS nhận yêu cầu
- Các nhóm thảo luận.
- Các nhóm trình bày câu trả lời, phân tích tác hại của việc làm theo những lời khuyên thiếu căn cứ. |
- Sản phẩm là các câu trả lời sau khi thảo luận nhóm.
- Câu trả lời của HS nên định hướng như sau: Việc đánh răng quá nhiễu gây hại cho răng làm tăng doanh thu của nhà sản xuất. Việc không đánh răng theo nhận định thiếu căn cứ gầy mất vệ sinh răng miệng.
- Câu trả lời cần được phần tích theo hai hướng:
+ Thông tin sai lệch có giá trị sử dụng thấp, thậm chí không sử dụng được.
+ Cẩn phần biệt được thông tin sai lệch với thông tin đáng tin cậy. |
Thời gian cho hoạt động khoảng 10 - 15 phút. |
* Kiến thức mới (hoạt động đọc)
Nội dung đoạn văn bản đưa ra những tình huống và ví dụ nhằm làm rõ hai nội dung:
- Cách thức thông tin sai lệch gây nền những tác hại, do đó chúng có giá trị thấp, thậm chí không sử dụng được.
- Cách thức đánh giá độ tin cậy của thông tin dựa trên một số yếu tố như nguồn gốc, tính khách quan, chứng cứ và tính cập nhật.
* Hộp kiến thức (hoạt động ghi nhớ kiến thức)
HS cần ghi nhớ hai ý vẽ độ tin cậy của thông tin.
* Hoạt động luyện tập
1. Hầu hết ứng dụng trên Internet đều thu thập dữ liệu từ người sử dụng để sử dụng vào những mục đích khác nhau. Nhiều trường hợp, dữ liệu đó được sử dụng để phát hiện những thói quen và tâm lí người dùng, tìm ra những quy luật để cải thiện chất lượng úng dụng, nhưng có nhũng tình huống dư liệu bị đánh cắp hoặc được sử dụng vào những mục đích sai trái.
Gợi ý: Những ứng dụng thu thập rất nhiều thông tin từ người sử dụng có thể bao gồm ứng dụng gọi điện, nhắn tin, thư điện tử, mạng xã hội,... Yêu cầu HS nêu tên những ứng dụng cụ thể, chẳng hạn Facebook hay YouTube,...
a) Cần phần biệt sản phẩm với tổ chức sở hữu nó, chẳng hạn mạng xã hội Facebook do công ty Meta sở hữu. Ngoài Facebook, Meta còn sở hữu các sản phẩm khác như Instagram, WhatsApp, Oculus,... Câu trả lời củng cố cho nhận định: Thông tin số được lưu trữ với dung lượng khổng lổ bởi nhiều cá nhân và tổ chức khác nhau.
b) Câu hỏi nhằm nhấn mạnh nhận xét: Thông tin số đa dạng và được lưu trữ với dung lượng khổng lồ bởi nhiều tổ chức. Ví dụ Facebook, Flickr, Instagram, Google Photos,... lưu trữ hình ảnh; YouTube lưu trữ video; Google Drive lưu trữ tài liệu của những ai sử dụng dịch vụ của họ; Google Map, openstreetmap,... lưu trữ dữ liệu bản đồ;...
2. Hầu hết các ứng dụng nêu trên đểu chỉ cung cấp môi trường giúp cập nhật, lưu trữ, lan truyền thông tin theo chủ quan của người dùng mà không kiểm chứng cũng như chịu trách nhiệm về những thông tin được lưu trữ và lan truyền trong môi trường đó. Vì vậy, độ tin cậy của thông tin trên Internet rất khác nhau, phụ thuộc vào nguồn gốc và mục đích thông tin.
* Hoạt động vận dụng
1. HS có thể tìm kiếm thông tin vẽ một đội bóng, một cầu thủ, một nhân vật hoặc một lĩnh vực như thể thao, âm nhạc, mĩ thuật hay thế giới tự nhiên,... dựa trên mối quan tâm của mỗi cá nhân.
2. HS được hướng dẫn để phần biệt được thông tin đáng tin cậy hay thông tin sai lệch dựa trên nguồn gốc thông tin, mục đích thông tin, chứng cứ và tính thời sự của thông tin đó.
3. Tin đồn là thông tin không rõ nguồn gốc vẽ một sự vật, hiện tượng,... được lan truyền từ người này sang người khác, nơi này sang nơi khác mà chưa được xác thực. Tin đồn xuất hiện khắp nơi trong đời sống của con người, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến những người liên quan. Có những cá nhân hoặc tổ chức sử dụng tin đồn để gây sự chú ý của công chúng, nhất là trong lĩnh vực giải trí, chính trị,...
D. MỘT SỐ LƯU Ý VÀ KIẾN THỨC BỔ SUNG
Một số lưu ý
Thông tin, khi đã được số hoá, trở thành dữ liệu. Vì vậy, thuật ngữ “thông tin trong môi trường số”, không chỉ để cập tới dữ liệu mà còn bao hàm cả nội dung, ý nghĩa của dữ liệu, phụ thuộc vào cách con người sử dụng, phần tích, giải thích, xử lí chúng.
Hai tiểu mục a) và b) trong mục 1 đề cập đến những đối tượng khác nhau.
- Trong a), thuật ngữ “thông tin số” mới chỉ để cập đến “dữ liệu số” (vì dữ liệu đem lại thông tin nên đôi khi dữ liệu cũng được thay thế bởi thông tin - Bài 1 Tin học lớp 6).
- Trong b), cụm từ “thông tin số trong xã hội” đặt dữ liệu số trong bối cảnh con người thu thập, lưu trữ, lan truyền và khai thác dữ liệu số nên mang ý nghĩa là “thông tin số”.
* Kiến thức bổ sung
Bản quyển và quyền tác giả:
Bản quyển là từ được sử dụng trong đời sống để nói đến quyển nhân bản, truyền gửi, xuất bản hay phần phối đối với những sản phẩm trí tuệ mà thông thường, đó là quyền của các tác giả đối với tác phẩm do họ sáng tạo ra. Trong Luật Sở hữu trí tuệ, quyển tác giả là thuật ngữ pháp lí được dùng thay cho từ bản quyển.
Theo Luật Sở' hữu trí tuệ, chủ sở hữu của quyển tác giả có thể là: 1) tác giả, 2) các đồng tác giả, 3) tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả, 4) người thừa kế quyền tác giả, 5) người được chuyển giao quyền, 6) Nhà nước.