I. Trắc nghiệm:
1. Em cần tìm một website học tập môn Tin học, theo em, website nào sau đây chứa thông tin đáng tin cậy nhất?
A. thaygiaotin.us B. thaygiaotin.vn
C. thaygiaotin.org D. thaygiaotin.me
2. Thông tin nào sau đây là thông tin đáng tin cậy?
A. Thông tin đồn thổi. B. Thông tin chưa được kiểm chứng.
C. Thông tin có chứng cứ rõ ràng, đã được kiểm chứng. D. Thông tin không trung thực.
3. Thông tin số
không có đặc điểm nào sau đây?
A. Dễ dàng nhân bản. B. Dễ lan truyền.
C. Dễ bị xóa bỏ hoàn toàn. D. Truy cập được từ xa.
4. Thành phần điện tử chính trong máy tính thế hệ thứ ba là loại linh kiện điện tử
A. Bóng bán dẫn. B. Đèn điện tử chân không.
C. Mạch tích hợp. D. Bộ vi xử lí.
5. Để đánh giá độ tin cậy của thông tin tìm được, em cần căn cứ vào:
A. Số lượt chia sẻ, bình luận, thích của bài viết.
B. Kinh nghiệm, hiểu biết, suy luận của bản thân.
C. Tính thời sự của thông tin.
D. Dung lượng của bài viết.
6. Ứng dụng nào cho phép người dùng tìm kiếm thông tin?
A. Camera 360. B. Microsoft office. C. Cốc cốc. D
. Unikey.
7. Máy tính đầu tiên của loài người có tên là gì?
A. Pascaline. B. Blaise Pascal. C. Charles Xavier. D. John.
8. Loại thông tin nào dưới đây em
không nên lựa chọn?
A. Thông tin có thời gian gần với thời gian em tìm kiếm thông tin
B. Nguồn thông tin không rõ ràng
C. Thông tin phù hợp với nội dung trình bày
D. Thông tin đã được kiểm chứng
9. Để thực hiện báo cáo về nội dung “Dự báo sự phát triển của máy tính”, thông tin nào sau đây là phù hợp nhất?
A. Khái niệm máy tính điện tử B. Cách sử dụng máy tính để viết báo cáo.
C. Lược sử máy tính D. Tương lai của máy tính điện tử
10. Thông tin số không đáng tin cậy là thông tin nào?
A. Thông tin từ tổ chức hoặc cá nhân uy tín có thẩm quyền.
B. Thông tin có chứng cứ xác thực, độ tin cậy cao.
C. Thông tin mới cập nhật, có chứng cứ xác thực từ cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền.
D. Thông tin không trung thực, mang tính chất lừa dối.
11. Thành phần điện tử chính trong máy tính thế hệ thứ hai là loại linh kiện điện tử nào?
A. Đèn điện tử chân không. B. Bóng bán dẫn.
C. Mạch tích hợp. D. Mạch tích hợp cỡ rất lớn.
12. Biểu hiện nào sau đây vi phạm đạo đức khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số?
A. Sao chép thông tin từ một trang web khác và coi đó là của mình.
B. Bình luận một cách lịch sự trên bài viết của người khác.
C. Không chụp ảnh, quay phim trong rạp chiếu phim.
D. Đính chính, xin lỗi bạn đọc khi đưa thông tin chưa được kiểm chứng lên mạng.
13. Bạn An muốn tìm thông tin tuyển sinh vào lớp 10 của trường THPT XYZ thuộc tỉnh A. Phương án nào sau đây là nguồn thông tin phù hợp nhất?
A. Trang diễn đàn phụ huynh trường XY. B. Trang diễn đàn học sinh trường XY.
C. Trang thông tin của trường THPT XYZ. D. Trang thông tin của Sở giáo dục tỉnh A.
14. Em chụp một bức ảnh rất đẹp và khoe với mọi người. Một thời gian sau em thấy bức ảnh đó được đăng ở một trang web với tên tác giả là bạn em. Khi đó em sẽ làm gì?
A. Liên lạc với bạn và yêu cầu ghi đúng nguồn. B. Không làm gì cả.
C. Báo cáo với thầy cô giáo và người lớn. D. Nói với tất cả mọi người về điều đó
15. Thông tin trên Internet có thể tìm thấy dễ dàng và nhanh chóng bằng cách nào?
A. Máy ảnh. B. Máy quay phim. C. Máy tìm kiếm. D. Máy quét.
16. Máy tính điện tử ngày nay là thế hệ thứ mấy?
A. Thế hệ 2 B. Thế hệ 3 C. Thế hệ 4 D. Thế hệ 5
17. Nguồn thông tin em
không nên lựa chọn là
A. Cộng đồng Cơ điện lạnh Việt Nam B. Tập đoàn Điện lực Việt Nam
C. từ người ẩn danh trên Facebook D. Bộ Công Thương
18. Một người bạn sử dụng video em quay để tham gia một cuộc thi nhưng chưa có sự đồng ý của em. Em sẽ làm gì trong tình huống này?
A. Em không làm gì cả vì không ảnh hưởng gì.
B. Nói với tất cả mọi người vì điều đó.
C. Em bảo với bố mẹ bạn ấy.
D. Em nên bảo bạn tạm dừng tham gia cuộc thi và khuyên bạn nên hỏi ý kiến của mình trước khi sử dụng.
19. Máy tính đầu tiên của loài người do ai sáng chế?
A. Pascaline B. John C. Charles Xavier D. Blaise Pascal
20. Bạn Hà muốn viết bài báo cáo về truyền thống của trường mình thì bạn Hà có thể tìm thông tin ở trang web nào là uy tín nhất?
A. Nguồn thông tin từ trang web của trường mình. B. Nguồn thông tin từ trang nghe nhạc.
C. Nguồn thông tin từ tài khoản Netflix. D. Nguồn thông tin từ trên Facebook.
21. Tình huống nào dưới đây là vi phạm quy định của pháp luật?
A. Hồng chụp ảnh Nam đang làm biểu cảm mặt xấu. Hồng chia sẻ bức ảnh lên mạng xã hội và làm Nam xấu hổ không dám đến trường.
B. Khách du lịch tự ý quay phim, chụp ảnh ở khu vực quốc phòng, an ninh.
C. Học sinh tự ý sử dụng điện thoại để làm bài tập trên lớp.
D. Học sinh lén dùng điện thoại để lướt Facebook trong tiết học.
22. Khoa được bố mẹ mua cho chiếc máy tính, theo em bạn ấy cần cài và sử dụng những phần mềm nào để tận dụng được khả năng của máy tính vào hoạt động học tập:
A. Trò chơi trực tuyến B. Phần mềm vẽ hình toán học
C. Phần mềm xem phim D. Phần mềm nghe nhạc
23. Để tìm hiểu về các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID - 19, em có thể tìm thông tin ở đâu để có độ tin cậy nhất?
A. Nguồn tin từ tổ trưởng khu phố. B. Nguồn tin từ Bộ Y tế.
C. Nguồn tin từ diễn đàn Người cao tuổi Việt Nam. D. Nguồn tin từ diễn viên nổi tiếng.
24. Tình huống nào dưới đây
không vi phạm bản quyền?
A. Cúc mua lại cuốn truyện từ bạn Na, Cúc cho Thu mượn để đọc.
B. Ánh lấy sơ đồ tóm tắt bài học trên mạng, tự ghi tên mình là tác giả sơ đồ rồi gửi cho các bạn trong lớp tham khảo.
C. Vũ mua vé vào rạp chiếu phim để xem phim. Vũ dùng điện thoại để livestream bộ phim cho bạn bè xem cùng.
D. Thư mua thẻ nhớ USB chứa các bài hát được người bán đã sưu tầm từ Internet mà không có thỏa thuận gì với tác giả hay ca sĩ biểu diễn.
25. Học sinh ở cuối năm học lớp 9 thường cần tìm hiểu thông tin tuyển sinh vào lớp 10. Giữa thông tin tìm được từ các nguồn sau đây, thông tin nào đáng tin cậy hơn?
A. Qua thông tin từ bạn bè.
B. Từ Internet.
C. Thông báo chính thức của Sở Giáo dục và Đào tạo địa phương.
D. Thông tin từ trang mạng xã hội
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm:
1. B 2. C 3. C 4. C 5. B
6. C 7. A 8. B 9. D 10. D
11. B 12. A 13. C 14. A 15. C
16. D 17. C 18. D 19. D 20. A
21. B 22. B 23. B 24. A 25. C
II. Tự luận:
Câu 1. Thông tin số có những đặc điểm chính nào?
- Thông tin số dễ dàng được nhân bản và lan truyền nhưng khó bị xoá bỏ hoàn toàn.
- Thông tin số có thể được truy cập từ xa nếu người quản lý thông tin đó cho phép.
Câu 2. Nêu các ví dụ ở các lĩnh vực khác nhau để cho thấy máy tính làm thay đổi sâu sắc cuộc sống của con người.
- Lĩnh vực bưu chính: giờ đây chúng ta có thể gửi thư điện tử một cách nhanh chóng mà không cần phải đến bưu cục
- Lĩnh vực giải trí: chúng ta có thể xem phim, nghe nhạc, đọc truyện,… từ internet mà không cần phải đến rạp hoặc thư viện
- Lĩnh vực thương mại: thương mại điện tử mang đến sự tiện lợi chưa từng có cho người bán và người mua, chúng ta ở nhà có thể mua và bán hàng đến mọi nơi.
Câu 3. Hãy nêu một số cách xác định thông tin có đáng tin cậy hay không?
- Xác định nguồn thông tin
- Phân biệt ý kiến và sự kiện
- Kiểm tra chứng cứ của kết luận
- Đánh giá tính thời sự của thông tin
Câu 4. Việc khai thác nguồn tin đáng tin cậy có tầm quan trọng như thế nào?
Việc khai thác nguồn tin đáng tin cậy giúp chúng ta đưa ra kết luận đúng, quyết định hành động đúng và giải quyết được các vấn đề đặt ra.
Câu 5. Hãy chỉ ra những hành vi vi phạm khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số trong các tình huống dưới đây và xử lí tình huống.
Tình huống 1: Tình cờ em biết được Lan sử dụng hình ảnh của mình để kết bạn, trò chuyện với các bạn trên mạng xã hội. Tuy nhiên, em không thích hình ảnh của mình bị sử dụng như vậy nhưng Lan là bạn thân của em, em sẽ xử lí như thế nào?
- Hành vi: Sử dụng hình ảnh của người khác mà chưa được sự đồng ý của người đó
- Xử lí: Em sẽ gặp bạn trao đổi thẳng thắn, và yêu cầu bạn chấm dứt hành vi đó.
Tình huống 2: Vy dùng điện thoại di động chụp hình bài văn của mình tự làm và gửi cho Thư tham khảo. Thư sử dụng phần mềm Word để gõ lại bài văn này và nộp cho cô giáo chấm điểm. Nếu là bạn của Vy và Thư, em sẽ khuyên bạn như thế nào?
- Hành vi: Vi phạm đạo đức khi sử dụng bài văn của người khác
- Xử lí: Đối với Vy em sẽ khuyên bạn không nên chia sẻ bài văn của mình cho người khác tham khảo khi chưa được chấm điểm. Đối với Thư em sẽ khuyên bạn không nên sao chép bài văn của người khác, bởi vì như vậy là hành vi vi phạm đạo đức và nếu bạn kia biết được sẽ mất đi tình bạn giữa hai người.
Tình huống 3: Trong giờ kiểm tra, bạn Thái ngồi cạnh em đã sử dụng điện thoại di động để quay cóp bài kiểm tra. Nhìn thấy hành vi của bạn Thái, em sẽ làm gì?
- Hành vi: sử dụng điện thoại để gian lận quay cóp bài kiểm tra
- Xử lí: Em sẽ khuyên bạn dừng ngay hành động đó vì đây là hành vi vi phạm đạo đức, nếu bị bắt sẽ hạ bậc hạnh kiểm ảnh hưởng đến việc học tập.
Tình huống 4: Hòa và An đi xem một bộ phim mới công chiếu. Trong quá trình xem phim, Hòa đã lấy điện thoại quay lại bộ phim đó, định về sẽ đăng lại bộ phim đó lên trang cá nhân của mình. Nếu em là An, trong trường hợp đó em sẽ làm gì?
- Hành vi: đăng lại bộ phim lên trang cá nhân của mình là hành vi vi phạm bản quyền
- Xử lí: Em sẽ khuyên bạn hãy xoá ngay bộ phim đã quay và không chia sẻ bất cứ đâu. Vì hành động của bạn là hành vi vi phạm bản quyền của bộ phim, sẽ bị nhà sản xuất kiện ra toà và phải đền bù số tiền rất lớn, hơn nữa vụ việc sẽ làm cho bạn mất danh dự nhân phẩm của mình.