Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Bài giảng Tiếng Việt 1, bài 60: Ôn tập và kể chuyện – Sách kết nối tri thức với cuộc sống

Thứ hai - 21/09/2020 09:22
Hướng dẫn soạn giáo án mẫu bài giảng Tiếng Việt 1, bài 60: Ôn tập và kể chuyện - Sách kết nối tri thức với cuộc sống.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức
- Nắm vững cách đọc các vần ach, êch, ich ,ang, ăng, âng, ep, êp, ip, up, anh, ênh, inh; cách đọc các tiếng, từ ngữ, cầu, đoạn có các vần ach, êch, ich ,ang, ăng, âng, ep, êp, ip, up, anh, ênh, inh; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
2. Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng viết thông qua viết cầu có từ ngữ chứa một số vần đã học.
- Phát triển kĩ năng nghe và nói thông qua hoạt động nghe kể cầu chuyện Mật ong của gấu con, trả lời cầu hỏi về những gi đã nghe và kể lại cầu chuyện. Cầu chuyện cũng giúp HS rèn kĩ năng sống và ứng xử trong tập thể biết quan tâm chia sẻ với người khác.
3. Thái độ
- Thêm yêu thích môn học

II. CHUẨN BỊ

- Nắm vững đặc điểm phát âm các vần ach, êch, ich ,ang, ăng, âng, ep, êp, ip, up, anh, ênh, inh; nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này. Chú ý vận dụng cách giải thích nghĩa bằng các hình ảnh trực quan.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1
 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động
- HS viết ach, êch, ich ,ang, ăng, âng, ep, êp, ip, up, anh, ênh, inh
2. Đọc âm, tiếng, từ ngữ
- Đọc vần: HS (cá nhân, nhóm) đánh vần các vần . Lớp đọc trơn đồng thanh.
- Đọc từ ngữ: HS (cá nhân, nhóm) đọc thành tiếng các từ ngữ. Lớp đọc trơn đồng thanh. GV có thể cho HS đọc một số từ ngữ; những từ ngữ còn lại, HS tự đọc ở nhà.
3. Đọc đoạn
-GV yêu cầu HS đọc thầm cả đoạn, tìm tiếng có chứa các vần đã học trong tuần.
- GV đọc mẫu.
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng cả đoạn (theo cá nhân hoặc theo nhóm), sau đó lớp đọc đồng thanh.
- GV yêu cầu HS trả lời một số cầu hỏi về nội dung đoạn văn đã đọc:
Sáng sáng, Hà dậy sớm làm gì?
Một hôm tỉnh giấc, Hà nghe thấy gì?
Vì sao con gà của Hà chẳng gáy?
4. Viết câu
- GV hướng dẫn viết vào vở Tập viết 1, tập một câu “Em vẽ vầng trăng sáng” (chữ cỡ vừa trên một dòng kẻ). Số lần lặp lại tuỳ thuộc vào thời gian cho phép và tốc độ viết của HS.
- GV quan sát và sửa lỗi cho HS.

-Hs viết


-Hs đọc
- HS đọc



- HS đọc
-Hs lắng nghe
-Một số (4 5) HS đọc sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần.

-Hs trả lời
-Hs trả lời
-Hs trả lời

-Hs lắng nghe
-HS viết
-Hs lắng nghe
 
TIẾT 2
5. Kể chuyện
a. Văn bản
QUẠ VÀ ĐÀN BỒ CÂU
Quạ thấy đàn bồ cầu được nuôi ăn đầy đủ, nó bôi trắng lông mình rồi bay vào chuồng bồ câu. Đàn bồ câu thoạt đầu tưởng nó cũng là bồ câu như mọi con khác, thế là cho nó vào chuồng. Nhưng quạ quên khuấy và cất tiếng kêu theo lối quạ. Bấy giờ họ nhà bồ câu xúm vào mổ và đuổi nó đi. Quạ bay trở về với họ nhà quạ, nhưng họ nhà quạ sợ hãi nó bởi vì nó trắng toát, và cũng đuổi cổ nó đi.
(Theo Truyện ngụ ngôn)
b. GV kể chuyện, đặt câu hỏi và HS trả lời
Lần 1: GV kể toàn bộ cầu chuyện.
Lần 2: GV kể từng đoạn và đặt cầu hỏi.
Đoạn 1: Từ đầu đến vào chuồng bồ câu. GV hỏi HS:
1. Quạ bôi trắng lông mình để làm gì?
Đoạn 2: Từ Đàn bồ câu thoạt đầu đến cho nó vào chuống. GV hỏi HS:
2. Vì sao đàn bồ câu cho qua vào chuồng.
Đoạn 3: Từ Nhưng quạ quên khuấy đến đuổi nó đi. GV hỏi HS:
3. Khi phát hiện ra quạ đàn bồ câu làm gì?
Đoạn 4: Tiếp theo cho đến hết. GV hỏi HS:
4. Vì sao họ nhà quạ cũng đuổi quạ đi?
- GV có thể tạo điểu kiện cho HS được trao đổi nhóm để tìm ra câu trả lời phù hợp với nội dung từng đoạn của câu chuyện được kể
c. HS kể chuyện
-GV yêu cầu HS kể lại từng đoạn theo gợi ý của tranh và hướng dẫn của GV. Một số HS kể toàn bộ câu chuyện. GV cần tạo điều kiện cho HS được trao đổi nhóm để tìm ra cầu trả lời phù hợp với nội dung từng đoạn của câu chuyện được kể. GV cũng có thể cho HS đóng vai kể lại từng đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện và thi kể chuyện. Tuỳ vào khả năng của HS và điều kiện thời gian để tổ chức các hoạt động cho hấp dẫn và hiệu quả.
6. Củng cố
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. GV khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà; kể cho người thân trong gia đình hoặc bạn bè câu chuyện













-Hs lắng nghe
-Hs lắng nghe


-Hs trả lời

-Hs trả lời

-Hs trả lời

-Hs trả lời

-HS kể




-HS kể





-HS lắng nghe

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây