Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Ôn và khởi động - HS viết chữ gh, nh, ng, ngh 2. Đọc âm, tiếng, từ ngữ a. Đọc tiếng: - GV yêu cầu HS ghép âm dấu với nguyên âm để tạo thành tiếng (theo mẫu) và đọc to tiếng được tạo ra: theo cá nhân, theo nhóm và đồng thanh cả lớp. - Sau khi đọc tiếng có thanh ngang, GV có thể cho HS bổ sung các thanh điệu khác nhau để tạo thành những tiếng khác nhau và đọc to những tiếng đó. b. Đọc từ ngữ: - GV yêu cầu HS đọc thành tiếng cá nhân, nhóm), đọc đóng thanh (cả lớp). Lưu ý: GV cũng có thể tổ chức hoạt động dạy học ở mục 2 này bằng cách tổ chức trò chơi phù hợp với HS. Tuy nhiên, cần đảm bảo yếu tố thời gian của tiết học. 3. Đọc câu Câu 1: Mẹ ghé nhà bà. - HS đọc thầm cả câu, tỉm tiếng có chứa các âm đã học trong tuần. GV giải thích nghĩa của từ ngữ (nếu cần). - GV đọc mẫu. - HS đọc thành tiếng cả câu (theo cá nhân hoặc theo nhóm), sau đó cả lớp đọc đóng thanh theo GV. Câu 2: Nhà bà ở ngõ nhỏ. Thực hiện các hoạt động tương tự như đọc câu 1. 4. Viết - GV hướng dẫn HS viết vào Tập viết 1, tập một từ đỗ đỏ trên một dòng kẻ. Số lần lặp lại tuỳ thuộc vào thời gian cho phép và tốc độ viết của HS. - GV lưu ý HS cách nối nét giữa các chữ cái. - GV quan sát, nhận xét và sửa lỗi cho HS. |
-Hs viết -Hs ghép và đọc -Hs trả lời - HS đọc - HS đọc - HS đọc -Hs lắng nghe -Hs lắng nghe -Một số (4 5) HS đọc sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần. -Hs lắng nghe -HS viết -HS nhận xét -Hs lắng nghe |
5. Kể chuyện a. Văn bản CÔ CHỦ KHÔNG BIẾT QUÝ TÌNH BẠN
Ngày xưa, có một có bé nuôi một con gà trống rất đẹp, ngày ngày nó gáy “... .. 0.”đánh thức cô bé. Một hôm, có bé thấy nhà hàng xóm có con gà mái, cô bèn đổi gà trống lấy gà mái. Gà mái ngày ngày đẻ trứng. Chỉ được ít ngày, cô lại thích vịt cùng ra sông tắm và bơi bên cạnh cô bé, con vịt của ông hàng xóm, lại đổi gà mái lấy vịt. Hôm sau, có người đến chơi mang theo chú chó nhỏ, cô bé thầm thì: Lúc đầu chị có Gà Trống, sau chị đổi lấy Gà Mái. Rồi chị đổi Gà Mái lấy Vịt. Giờ chị thích em lắm nên đổi Vịt lấy em đấy Chú chó nghe vậy, cụp đuôi chui vào gầm giường. Đêm đến nó cậy cửa trốn đi và bảo: “Tôi không muốn kết bạn với một cô chủ không biết quý trọng tình bạn”. Sáng ra, cô bé buồn rấu khi chẳng còn người bạn nào bên mình cả. (Phỏng theo Truyện cổ tích Việt Nam) b. GV kể chuyện, đặt câu hỏi và HS trả lời Lần 1: GV kể toàn bộ câu chuyện. Lần 2: GV kể từng đoạn và đặt câu hỏi. HS trả lời. Đoạn Từ đầu đến ngày ngày đẻ trứng. GV hỏi HS: 1. Cô bé nuôi con vật gì? 2. Cô bé đổi con vật đó lấy con vật nào? Đoạn 2: Từ Chỉ được ít ngày đến bơi bên cạnh cô bé. GV hỏi HS: 3. Cô bé đối gà mái lấy con vật nào? 4. Vịt thân thiết với cô bé như thế nào? Đoạn 3: Từ Hôm sau đến đổi vịt lấy em đấy. GV hỏi HS: 5. Khi thấy chủ chó nhỏ xinh xắn, cô bé đã làm gì? 6. Có bé đã nói gì với chú chó nhỏ? Đoạn 4: Từ Chú chó nghe vậy đến hết. GV hỏi HS: 7. Nghe cô bé nói, chủ chó đã làm gì? 8. Cuối cùng có con vật nào ở bên cô bé không? Vì sao? - GV có thể tạo điều kiện cho HS được trao đổi nhóm để tìm ra câu trả lời phù hợp với nội dung từng đoạn của câu chuyện được kể. c. HS kể chuyện -GV yêu cầu HS kể lại từng đoạn theo gợi ý của tranh và hướng dẫn của GV. Một số HS kể toàn bộ câu chuyện.GV cần tạo điều kiện cho HS được trao đổi nhóm để tìm ra câu trả lời phù hợp với nội dung từng đoạn của câu chuyện được kế. GV cũng có thể cho HS đóng vai kể lại từng đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện và thi kế chuyện. Tuỷ vào khả năng của HS và điều kiện thời gian để tổ chức các hoạt động cho hấp dẫn và hiệu quả. 6. Củng cố - GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. - GV khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà: kể cho người thân trong gia đình hoặc bạn bè câu chuyện Búp bè và dễ mền. Ở tất cả các bài, truyện kể không nhất thiết phải đầy đủ và chính xác các chi tiết như được học ở lớp. HS chỉ cần nhớ một số chi tiết cơ bản và kể lại. |
-Hs lắng nghe -Hs lắng nghe -Hs trả lời -Hs trả lời -Hs trả lời -Hs trả lời -Hs trả lời -Hs trả lời -Hs trả lời -Hs trả lời -HS kể -HS lắng nghe |
Ý kiến bạn đọc