Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Soạn văn 8 sách Kết nối tri thức, bài 5: Thực hành tiếng Việt - Trang 107

Thứ ba - 11/07/2023 22:22
Soạn văn 8 sách Kết nối tri thức, bài 5: Thực hành tiếng Việt - Trang 107

* Câu hỏi tu từ

Câu 1 - Trang 107: Chỉ ra các câu hỏi tu từ trong đoạn trích vở kịch Trưởng giả học làm sang. Giải thích vì sao đó là những câu hỏi tu từ.
Trả lời:
- Các câu hỏi tu từ trong đoạn trích vở kịch Trưởng giả học làm sang: Đâu có là thế nào? Thế này là thế nào? Lại còn phải bảo cái đó à? Những người quý phái mặc ngược hoa à? Bác cho rằng tôi mặc thế này có vừa sát không? Thế nào?
- Những câu hỏi đó là câu hỏi tu từ bởi vì:
+ Có đầy đủ hình thức của một câu nghi vấn và luôn có dấu chấm hỏi để kết thúc một câu
+ Câu hỏi tu từ được sử dụng nhằm khẳng định, hoặc nhấn mạnh nội dung, ý nghĩa nào đó mà người nói hoặc người viết muốn biểu đạt đến người khác
+ Thông tin được truyền đạt phải dễ hiểu, dễ tiếp thu đối với người đọc, người nghe
+ Thông tin luôn mang ý nghĩa tượng trưng cho một vấn đề nào đó
+ Được dùng theo cách nói ẩn dụ, nhằm thể hiện sắc thái biểu đạt
+ Có thể mang hàm ý phủ định với nội dung được người nói, người viết nhắc đến trong câu.

Câu 2 - Trang 107: Hãy viết lại các câu hỏi tu từ em tìm được ở bài tập 1 thành câu kể (kết thúc bằng dấu chấm) sao cho vẫn giữ được y nghĩa thông báo của câu. So sánh hiệu quả của câu hỏi tu từ và hiệu quả cuả câu kể.
Trả lời:
Các câu hỏi tu từ: Đâu có là thế nào? Thế này là thế nào? Lại còn phải bảo cái đó à? Những người quý phái mặc ngược hoa à? Bác cho rằng tôi mặc thế này có vừa sát không? Thế nào?
=> Viết lại:
- Đâu có thế.
- Thế à.
- Bảo nữa à.
- Những người quý phái mặc ngược hoa.
- Tôi mặc sát như này bác xem đi.
=> Khi chuyển từ câu hỏi tu từ sang câu kể làm mất đi ý nghĩa hàm ẩn của người nói và sắc thái của câu.

Câu 3 - Trang 107 Chuyển đổi các câu sau đây sang hình thức câu hỏi tu từ:
a. – Tôi không làm sao đến sớm hơn được, ấy là tôi đã cho hai chục chú thợ bạn xúm lại chiếc áo của ngài đấy.
b. – Hãy thong thả, chú mình.
(Mô-li-e, Trưởng giả học làm sang)
Trả lời:
a. Tôi không biết làm sao có thể đến sớm được đây, tôi có thể cho hai chục chú thợ bạn xúm lại chiếc áo của ngài?
b. Chú mình có thể thong thả chút không?

Câu 4 - Trang 107: Những câu kết thúc bằng dấu chấm hỏi trong đoạn văn dưới đây có phải câu hỏi tu từ không? Vì sao?
Ơi ơi người em gái xõa tóc bên cửa sổ! Em yêu mùa xuân có phải vì nghe thấy rạo rực nhựa sống trong cành mai, gốc đào, chổi mận ở ngoài vườn? Chàng trai kia yêu mùa xuân, phải chăng là tại lúc đôi mùa giao tiễn nhau, chàng tưởng như nghe thấy đồi núi chuyển mình, sông hồ rung động trong cuộc đổ thay thường xuyên của cuộc đời? Mà người thiếu phụ nọ ở chân trời góc biển yêu mùa xuân có phải là vì đất là mùa xanh lên hi vọng được trở về nơi bến đợi sông chờ để ngâm lại khúc bạc đầu với người ra đi chưa biết ngày nào trở lại?
(Vũ Bằng, Tháng Giêng mơ về trăng non rét ngọt)
Trả lời:
Những câu kết thúc bằng dấu chấm hỏi trong đoạn văn là câu hỏi tu từ. Bởi chúng được sử dụng nhằm tăng sức biểu cảm, gợi ra nhiều ý nghĩa cho câu văn.

Câu 5 - Trang 108: Hãy đặt câu hỏi tu từ cho từng tình huống sau đây:
a. Bày tỏ cảm xúc khi được nhận một món quà từ người thân.
b. Bày tỏ suy nghĩ về một nhân vật trong tác phẩm văn học đã học hoặc đã đọc.
Trả lời:
a. Món quà này thật là quý giá, chắc mẹ mua khó lắm phải không ạ?
b. Phải chăng, nếu Thị Nở đồng ý cưới Chí Phèo thì hắn sẽ không rơi vào kết cục như thế?
 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây