Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Soạn văn 8 sách Kết nối tri thức, bài 1: Lá cờ thêu sáu chữ vàng

Thứ bảy - 24/06/2023 05:02
Soạn văn 8 sách Kết nối tri thức, bài 1: Lá cờ thêu sáu chữ vàng, trang 10, 11, 12, 13, 14, 15.

*Trước khi đọc

Câu 1 - Trang 10: Chia sẻ cảm nghĩ của em về người anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản (qua các tài liệu lịch sử, sách báo, phim ảnh, … mà em đã đọc, đã xem)
Trả lời:
Trần Quốc Toản là một vị anh hùng nhỏ tuổi. Ông đã tham gia vào cuộc kháng chiến chống quân Nguyên và hy sinh khi còn rất nhỏ. Câu chuyện về Trần Quốc Toản bóp nát quả cam đến giờ vẫn được lưu truyền. Ông chính là tấm gương về lòng dũng cảm, cùng tinh thần yêu nước.

Câu 2 - Trang 10: Ngoài Trần Quốc Toản, em còn biết thêm nhân vật thiếu nhi lỗi lạc nào trong lịch sử?
Trả lời:
Ông Trạng Nguyễn Hiền vừa là người có tài năng lỗi lạc, vừa là người có ý chí kiên trì vượt khó. Ông là tấm gương sáng cho mọi thiếu nhi noi theo.
 

* Đọc văn bản

Câu 1 - Trang 11: Hoài Văn có những suy nghĩ gì khi thấy các vương hầu họp bàn việc nước?
Trả lời:
Khi thấy các vương hầu họp bàn việc nước, Hoài Văn dám chắc các vị có ý cho quân Nguyên mượn đường vào đánh Chiêm Thành hoặc chống cự lại. Trong ý nghĩ, chàng muốn được xuống thuyền rồng bàn việc nước, quỳ trước mặt và xin quan gia cho đánh.

Câu 2 - Trang 12: Điều gì sẽ xảy ra khi Hoài Văn có hành động vượt khuôn phép?
Trả lời:
Nếu Hoài Văn có hành động vượt khuôn phép thì sẽ thành phạm thượng và có thể phải chịu tội chết.

Câu 3 - Trang 13: Hoài Văn giải thích như thế nào về hành động của mình?
Trả lời:
Giải thích về hành động của mình, Hoài Văn tự biết mình mang tội lớn. Nhưng vì đất nước nguy nan, chàng cho rằng đến đứa trẻ cũng phải lo nghĩ. Vua lo thì kẻ bề dưới cũng cần phải lo.

Câu 4 - Trang 13: Thái độ của Trần Quốc Toản thể hiện như thế nào qua lời nói?
Trả lời:
Qua lời thoại và cách Quốc Toản đứng phắt dậy, mắt long lên, có thể thấy chàng đã rất tức giận khi nghe nói có người chủ hòa, cho giặc mượn đường qua nước ta, dâng giang sơn gấm vóc cho chúng.

Câu 5 - Trang 13: Cách nhà vua xử lí hành động của Trần Quốc Toản có đúng như dự đoán của em không?
Trả lời:
Khác với dự đoán của em, vua không ban cho Quốc Toản tội chết. Vua thương tình chàng còn trẻ, rơi vào tình cảnh đáng thương, lại biết lo nghĩ cho vua, cho đất nước. Người truyền cho 2 chú cháu đứng dậy và tặng cho Quốc Toản một quả cam sành chín mọng.
 

*Sau khi đọc

Câu 1. Hãy tóm tắt nội dung của văn bản và cho biết câu chuyện dựa trên bối cảnh của sự kiện lịch sử nào. 
Trả lời:
Giặc Nguyên có ý định xâm lược nước ta nên lấy cớ cho sứ thần sang giả vờ xin vua nước ta cho mượn đường đi. Biết được ý đồ của giặc, Trần Quốc Toản vô cùng căm phẫn. Một hôm, vua đang họp bàn cùng các quan ở dưới ngự thuyền. Chờ mãi chưa gặp được vua để xin lệnh cho đánh, Trần Quốc Toản xô ngã mấy tên lính xuống nước để được gặp vua. Lúc này, cuộc họp đã xong, chàng chạy xuống tâu: "Cho giặc mượn đường là mất nước xin bệ hạ cho đánh" và đặt gươm lên gáy xin chịu tội. Tuy nhiên, vua cho rằng chàng đã sai phép nước, lẽ ra phải chịu tội nhưng tuổi còn nhỏ, lại có tấm lòng yêu nước nên được tha. Vua ban cho chàng quả cam vừa đi vừa ấm ức. Từ đó, Trần Quốc Toản quyết tâm học tập, rèn võ nghệ. Khi giặc đến, chàng cùng nhiều binh sĩ cầm lá cờ thêu sáu chữ vàng: “Phá cường địch, báo hoàng ân" và anh dũng chiến đấu chống giặc ngoại xâm.
Câu chuyện dựa trên bối cảnh của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai.

Câu 2. Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản có tâm trạng như thế nào khi phải đứng trên bờ nhìn quang cảnh một sự kiện đặc biệt đang diễn ra ở bến Bình Than?
Trả lời:
Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản có tâm trạng buồn rầu, thẫn thờ vì không được tham gia vào một sự kiện đặc biệt đang diễn ra ở bến Bình Than do tuổi còn quá trẻ.

Câu 3. Khi bị quân Thánh Dực ngăn cản xuống bến gặp vua, Trần Quốc Toản có hành động gì khác thường? Vì sao Trần Quốc Toản có hành động như vậy? 
Trả lời:
- Khi bị quân Thánh Dực ngăn cản xuống bến gặp vua, Trần Quốc Toản đã liều chết để được gặp vua xin lệnh cho đánh.
- Trần Quốc Toản có hành động như vậy là vì lo lắng đất nước sẽ rơi vào tay giặc ngoại xâm, dân chúng đói khổ.

Câu 4. Chứng kiến hành động và nghe lời tâu bày của Trần Quốc Toản, vua Thiệu Bảo có thái độ và cách xử lí như thế nào? Thái độ và cách xử lí đó cho thấy điều gì ở vị vua này? 
Trả lời:
Chứng kiến hành động và nghe lời tâu bày của Trần Quốc Toản, vua Thiệu Bảo đã gật đầu, mỉm cười nhìn Trần Quốc Toản, nhìn thấy tấm lòng yêu nước lớn lao và ban tặng cho một quả cam.
Thái độ và cách xử lí đó cho thấy nhà vua hiểu được tấm lòng yêu nước nhưng do tình hình đất nước rối ren, còn rất nhiều quan thần hội họp, vua Thiệu Bảo không thể chỉ nghe theo yêu cầu của Trần Quốc Toản mà phải có sự đồng thuận của các quan để tìm cách giải quyết.

Câu 5. Trong lời người kể chuyện đôi chỗ xen vào những ý nghĩ thầm kín của nhân vật Trần Quốc Toản. Hãy nêu một vài trường hợp và phân tích tác dụng của sự đan xen đó. 
Trả lời:
Trường hợp trong lời người kể có đan xen ý nghĩ thầm kín của nhân vật Trần Quốc Toản là đoạn Hoài Văn đỡ lấy cam vua ban, lủi thủi bước lên bờ và uất ức nghĩ đến đám quân Thánh Dực, nung nấu ý định chiêu binh mãi mã: “Hoài Văn đỡ lấy quả cam, tạ ơn vua...càng bóp mạnh.”
=> Tác dụng: Việc đan xen ý nghĩ của nhân vật trong lời kể khiến cho câu chuyện trở nên sinh động và chân thực hơn. Người đọc không chỉ thấy được rõ các sự việc đang diễn ra mà còn thấy được những ý nghĩ thầm kín để qua đó hiểu hơn về tiến trình tâm lý và biết được tính cách thực sự của nhân vật. Tính cách của Trần Quốc Toản vì thế cũng được bộc lộ rõ ràng hơn.

Câu 6. Những nét tính cách nào của Trần Quốc Toản được thể hiện qua lời đối thoại với các nhân vật khác trong truyện? 
Trả lời:
Qua lời đối thoại với các nhân vật khác trong truyện, chúng ta thấy Trần Quốc Toản là người yêu nước, dũng cảm và can đảm.

Câu 7. Trong truyện này, ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật đều mang đậm màu sắc lịch sử. Hãy nêu một số ví dụ và cho biết tác dụng. 
Trả lời:
Trong truyện này, ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật đều mang đậm màu sắc lịch sử. Ví dụ như một số từ ngữ Hán Việt thời xưa dùng để mô tả sự vật, sự việc thời kỳ phong kiến lịch sử: vua, phạm thượng, thượng lệnh, tôn thất, bệ kiến, quân pháp vô thân.
=> Tác dụng: Khiến cho câu chuyện sinh động và chân thực, làm rõ được bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, đưa người đọc nhập tâm vào câu chuyện được kể.

Câu 8. Hãy khái quát chủ đề của văn bản và cho biết căn cứ vào đâu em khái quát như vậy. 
Trả lời:
Chủ đề của văn bản là nói về lòng yêu nước. Vì đây là câu chuyện nói về nhân vật lịch sử Trần Quốc Toản với lá cờ thêu sáu chữ vàng đứng lên chống quân xâm lược Nguyên Mông.
 

* Viết kết nối với đọc

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam.
Bài viết tham khảo:
Chờ đợi quá lâu trên bến mà không được gặp vua để xin đánh, Quốc Toản bèn xông vào thuyền rồng đòi gặp vua để yết kiến và nói lên nguyện vọng của mình. Hiểu rõ đầu đuôi sự tình, vua cho chàng đứng dậy và thứ tội. Chàng tuy đã làm trái phép nước, nhưng thấy Quốc Toản còn trẻ mà đã biết lo việc nước nên vua đã ban cho chàng một quả cam. Việc ban thưởng quả cam cho thấy nhà vua rất tán thưởng hành động này của chàng. Ấm ức vì bị vua xem thường là trẻ con và lo lắng nghĩ tới quân giặc vẫn đang hoành hành, lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình, Quốc Toản bóp nát quả cam vua ban lúc nào không hay. Chi tiết này cũng cho thấy sự gan dạ, dũng cảm, phẩm chất anh hùng của Trần Quốc Toản. 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây