Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Soạn văn 8 sách Cánh Diều, bài 3: Lũ lụt là gì? Nguyên nhân và tác hại

Thứ năm - 20/07/2023 22:33
Soạn văn 8 sách Cánh Diều, bài 3: Lũ lụt là gì? Nguyên nhân và tác hại - Trang 70, ...

1. Chuẩn bị

- Đọc trước văn bản Lũ lụt là gì? – Nguyên nhân và tác hại; tìm hiểu thêm về hiện tượng này qua sách báo và trên Internet.
Trả lời:
- Lũ lụt là hiện tượng nước trong sông, hồ tràn ngập một vùng đất. Lụt cũng có thể dùng để chỉ trường hợp ngập do thủy triều, nước biển dâng do bão. Lụt có thể xuất hiện khi nước trong sông, hồ tràn qua đê hoặc gây vỡ đê làm cho nước tràn vào các vùng đất được để bảo vệ. Trong khi kích thước của hồ hoặc các vực nước có thể thay đổi theo mùa phụ thuộc vào giáng thủy hoặc tuyết tan, nó không có nghĩa là lũ lụt trừ khi lượng nước này tràn ra gây nguy hiểm cho các vùng đất như làng, thành phố hoặc khu định cư khác.

- Đã bao giờ em chứng kiến cảnh lũ lụt chưa? Hãy nêu những hiểu biết của em về nguyên nhân, tác hại của lũ lụt để vận dụng khi đọc văn bản này.
Trả lời:
- Em đã từng chứng kiến cảnh lũ lụt trong một lần về thăm quê. Hôm ấy, đám mây dày đặc kéo tới phủ khắp cả trời sét đùng đùng, cơn giông và gió giật rất mạnh, sét liên tục xé toạc bầu trời. Sau trận mưa, ngoài đường cây cối, cột điện đổ rạp khiến cho việc đi lại của người dân gặp khó khăn, mùa màng ngập úng.
- Nguyên nhân xảy ra lũ lụt: do nước biển dâng làm tràn ngập nước vùng ven biển.
- Tác hại của lũ lụt: làm hại, gây hư hỏng hay sập đổ hoàn toàn các công trình giao thông như cầu, cống, đường tàu, hệ thống thoát nước, nhà cửa,... người và động vật bị chết đuối hoặc bị thương do tai nạn do ngập nước gây ra.
 

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: Văn bản đề cập đến những thông tin cơ bản về hiện tượng lũ lụt bao gồm khái niệm, nguyên nhân, tác hại của lũ lụt gây ra và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người.
 

* Trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1 - Trang 70: Nội dung sa pô đã nêu đủ ý chính của tên văn bản chưa?
Trả lời:
- Nội dung sa pô mới nhắc đến lí giải khái niệm lũ lụt và tác hại của lũ lụt, chưa đề cập đến nguyên nhân xảy ra lũ lụt đầy đủ như tên bài.

Câu 2 - Trang 70: Trong phần Lũ lụt là gì? thông tin được trình bày theo cách nào?
Trả lời:
- Trong đoạn Lũ lụt là gì?, thông tin được trình bày theo phân loại, bóc tách khái niệm “lũ lụt” thành “lũ” và “lụt” ra. Sau đó, giải thích tổng hợp lại thông tin để trình bày khái niệm một cách tổng quát nhất.

Câu 3 - Trang 70: Có những loại lũ nào?
Trả lời:
- Có ba loại lũ:
+ Lũ ống: là hiện tượng lũ, nước với lưu lượng lớn đổ từ trê cao xuống thấp với địa hình khép kín tại các hang hoặc khe suối nhỏ, thường hẹp và có dạng ống.
+ Lũ quét: là hiện tượng lượng mưa lũ khổng lồ cháy từ trên cao xuống thấp.
+ Lũ sông: là hiện tượng xảy ra do các trận mưa lớn ở đầu nguồn khiến cho lưu vực nước trên sông cao và chảy xiết hơn, làm tràn đê gây nên tình trạng ngập lụt.

Câu 4 - Trang 71: Bức ảnh minh họa cho hiện tượng gì?
Trả lời:
- Bức ảnh minh họa cho hiện tượng ngập lụt ở nơi người dân sinh sống.

Câu 5 - Trang 71: Thông tin từ các đề mục in đậm khác gì các đề mục in đậm nghiêng?
Trả lời:
- Thông tin từ các đề mục in đậm là khái quát nội dung chính của từng phần, còn các đề mục in nghiêng là diễn giải, làm nổi bật cho đề mục in đậm.

Câu 6 - Trang 72: Chú ý các số liệu và tác dụng của chúng.
Trả lời:
- Các số liệu: Điển hình là lũ lụt sông Dương Tử ở Trung Quốc năm 1911 đã khiến cho 100 000 người chết, hay lũ lụt đồng bằng sông Hồng năm 1971 khiến cho 594 người chết và hơn 100 000 người bị thương nặng.
- Tác dụng: tăng tính xác thực, sức thuyết phục, tính khách quan, làm cho người đọc hình dung và đón nhận thông tin một cách nhanh chóng hơn.

Câu 7 - Trang 72: Phần nói về tác hại của lũ lụt trình bày thông tin theo cách nào?
Trả lời:
- Phần nói về tác hại của lũ lụt trình bày thông tin theo cách phân loại các tác hại của lũ lụt, bao gồm:
+ Gây thiệt hại về vật chất
+ Gây thương vong về con người
+ Tác động ô nhiễm môi trường nước
+ Nguyên nhân của nhiều loại mầm bệnh
+ Ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế địa phương, đất nước
 

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 - Trang 73:  Hãy xác định bố cục của văn bản Lũ lụt là gì? – Nguyên nhân và tác hại. Dựa vào đâu để xác định bố cục văn bản này? Đánh số thứ tự hoặc kí hiệu cho các phần trong bài hoặc trình bày bố cục ấy theo một sơ đồ.
Trả lời:
- Bố cục của văn bản gồm 3 phần:
+ Phần 1 (từ đầu đến …trực tiếp tràn vào khu dân cư): dẫn dắt vấn đề nói đến và giải thích hiện tượng lũ lụt.
+ Phần 2 (tiếp đến …gây nên nhiều thiên tai): nêu nguyên nhân gây ra lũ lụt.
+ Phần 3 (phần còn lại): tác hại của lũ lụt.
- Dựa vào nhan đề của văn bản để xác định được bố cục của văn bản.
- Đánh số thứ tự:
1. Phần sa pô và đề mục Lũ lụt là gì?
2. Đề mục: Nguyên nhân gây ra lũ lụt
3. Đề mục: Tác hại của lũ lụt

Câu 2 - Trang 73: Người viết đã chọn những cách nào để triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản? Chỉ ra những biểu hiện cụ thể của cách triển khai ấy và hiện quả của nó.
Trả lời:
- Người viết đã chọn cách phân loại các nội dung chính của văn bản để triển khai ý tưởng nhằm sáng tỏ nhan đề văn bản và thông tin của văn bản.
- Những biểu hiện cụ thể của cách triển khai ấy:
+ Phần “Lũ lụt”: người viết triển khai diễn giải từng khái niệm của “lũ lụt” thành hai ý là “lũ” và “lụt.
+ Phần “Nguyên nhân gây ra lũ lụt”: người viết triển khai thành các ý lớn đưa ra các nguyên nhân gây ra lũ lụt.
- Việc triển khai các thông tin trong văn bản như vậy giúp người đọc nhanh chóng nắm bắt được các thông tin quan trọng trong văn bản.

Câu 3 - Trang 73: Các nội dung trình bày trong văn bản Lũ lụt là gì – Nguyên nhân và tác hại đã làm sáng tỏ mục đích của văn bản như thế nào?
Trả lời:
- Các nội dung trình bày trong văn bản Lũ lụt là gì – Nguyên nhân và tác hại đã làm sáng tỏ mục đích giúp người đọc nắm bắt và hiểu rõ hơn những thông tin về lũ lụt (khái niệm, nguyên nhân và tác hại).

Câu 4 - Trang 73: Nêu nhận xét cách tác giả giải thích hiện tượng tự nhiên (lũ lụt) trong văn bản này.
Trả lời:
- Văn bản được trình bày một cách logic theo quan hệ nguyên nhân kết quả. Đầu tiên đưa ra định nghĩa về lũ lụt, phân loại lũ, tác giả phân tích nguyên nhân xảy ra lũ lụt.
- Ở phần nguyên nhân, tác giả chia nội dung thành 4 mục nhỏ ứng với 4 nguyên nhân khác nhau, mỗi nguyên nhân không có sự trùng lặp. Cuối cùng tác giả nêu tác hại của lũ lụt. Ở phần này tác giả cũng chia văn bản thành 5 mục con ứng với năm tác hại của lũ lụt.
=> Trình bày logic, rõ ràng, theo đúng trật tự nguyên nhân kết quả giúp người đọc dễ dàng theo dõi nội dung văn bản.

Câu 5 - Trang 73: Từ văn bản, em có suy nghĩ gì về hiện tượng lũ lụt ở nước ta nói riêng và trên thế giới nói chung? Em thấy bản thân mình cần biết thêm thông tin gì nữa về lũ lụt?
Trả lời:
- Hiện tượng lũ lụt là một trong những hiện tượng nóng bỏng nhận được sự quan tâm của toàn dư luận, xã hội hiện nay không chỉ riêng Việt Nam ta mà cả trên thế giới nói chung. Bởi bão lũ đã gây ra những hậu quả đau thương cho con người: đời sống người dân bị tàn phá nặng nề, nhà cửa bị cuốn trôi, người dân rơi vào cảnh khốn cùng “tiến thoái lưỡng nan” bị mắc kẹt ở vùng lũ không di chuyển được. Người và của bị thiệt hại nặng nề,... Chính vì vậy, mỗi người dân cần phải có sự hiểu biết về nguyên nhân và tác hại của lũ lụt để từ đó có cách giữ rừng, giữ môi trường như giữ tính mạng mình.
- Sau khi đọc văn bản, em muốn biết thêm thông tin về cách ứng phó khi lũ lụt xảy ra để cố gắng giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất.

Câu 6 - Trang 73: Tìm hiểu thêm từ nhiều nguồn khác nhau và nêu một số thông tin bổ sung (kênh chữ, hoặc kênh hình) về hiện tượng lũ lụt chưa có trong văn bản này.
Trả lời:
- Một số thông tin bổ sung về hiện tượng lũ lụt:
Lũ lụt miền Trung năm 2020 (hay còn được gọi là Lũ chồng lũ, Lũ lịch sử) là một đợt bão, lũ lụt khắp miền Trung Việt Nam, bắt đầu từ đêm ngày 6 tháng 10, rạng sáng ngày 7 tháng 10 năm 2020 đến ngày 1 tháng 12 năm 2020, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế của Bắc Trung Bộ, một phần Nam Trung Bộ gồm Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Bắc Tây Nguyên. Trong khoảng thời gian tháng 10, tháng 11, hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, gió mùa, xoáy thuận nhiệt đới hình thành và liên tiếp biến động ở Biển Đông. Khởi đầu bằng hai đợt áp thấp và bão Linfa chỉ trong một tuần, đợt Lũ lịch sử 2020 diễn ra phức tạp với nhiều cơn áp thấp và bão lớn tháng 10 như bão Nangka, bão Saudel, bão Molave; rồi đến tháng 11 với bão Goni, bão Etau, bão Vamco, lượng mưa lớn đổ dồn về khu vực, khiến nhiều địa phương tại miền Trung bị ngập lụt trên diện rộng, nhiều nơi nước lũ dâng cao, chia cắt các địa bàn.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây