Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Soạn văn 8 sách Cánh Diều, bài 2: Nếu mai em về Chiêm Hóa

Thứ tư - 19/07/2023 04:20
Soạn văn 8 sách Cánh Diều, bài 2: Nếu mai em về Chiêm Hóa - Trang 44, ....
Soạn văn 8 sách Cánh Diều, bài 2: Nếu mai em về Chiêm Hóa

1. Chuẩn bị

- Đọc trước bài thơ Nếu mai em về Chiêm Hóa; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Mai Liễu.
Trả lời:
+ Nhà thơ Mai Liễu (1949 – 2020): tên thật là Ma Văn Liễu, sinh năm 1950 tại xã Công Đa, huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang. Khi làm thơ, làm báo ông thường lấy bút danh là Mai Liễu.
+ Ông là nhà thơ dân tộc Tày, nổi tiếng với những vần thơ thấm đẫm tình yêu quê hương đất nước, đặc biệt là những vần thơ về đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao, biên giới.
+ Thơ Mai Liễu khá phong phú về đề tài. Nhà thơ viết nhiều về Bác Hồ, về chiến tranh - người lính, về tình yêu, và gần đây viết nhiều về thế sự, nhưng đề tài mà ông quan tâm hơn cả và qua đó cũng bộc lộ “con người thơ” của mình nhiều hơn cả là quê hương và tình người miền núi. Không chỉ như vậy thơ Mai Liễu còn là nỗi hoài niệm sâu sắc về quê hương và cội nguồn của một người ly hương do những đổi thay của cuộc sống cá nhân, khiến người đọc nhìn thấy những điều lớn lao hơn về sự thay đổi của cả một cộng đồng. Thơ ông lặng lẽ với câu chữ hồn hậu, nguyên sơ của tình người miền núi, để rồi những câu chữ thấm hồn dân tộc ấy cứ đọng lại mãi trong lòng người.
+ Trong cuộc đời sáng tác của mình, ông đã đã để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị với hàng chục tập thơ đã xuất bản như: “Suối làng” (1994), “Mây vẫn bay về núi” (1995), “Lời then ai buộc” (1996), “Tìm tuổi” (1998), “Giấc mơ của núi” (2001), “Đầu nguồn mây trắng” (2004), “Bếp lửa nhà sàn” (2005), “Núi vẫn còn mưa” (2013), tuyển tập “Thơ Mai Liễu”,…

- Hãy tìm hiểu và chia sẻ ấn tượng của em về cảnh sắc thiên nhiên và con người ở vùng núi phía bắc nước ta vào mùa xuân.
Trả lời:
- Thông tin về tác giả Mai Liễu:
- Ấn tượng của em về cảnh sắc thiên nhiên và con người ở vùng núi phía bắc nước ta vào mùa xuân: khi mùa xuân đến đem theo sức sống khắp muôn nơi, cả vùng núi như một tấm khăn thổ cẩm rực rỡ sắc màu, bừng sáng lên vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng hiểm trở cùng những cánh đồng hoa bạt ngàn trải dài dưới các thung lũng, triền núi, triền đồi. Đến với các cung đường nơi đây, ta như lạc giữa tiên cảnh đẹp mê hoặc lòng người.
 

2. Đọc hiểu

*Nội dung chính: Văn bản viết về quê hương, mảnh đất Chiêm Hóa - một huyện nằm ở phía bắc của tỉnh Tuyên Quang với những cảnh sắc khi mùa xuân về.

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 - Trang 45: Chú ý các hình ảnh thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên.
Trả lời:
- Các hình ảnh thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên: Mưa tơ rét lộc, mùa măng, sông Gâm “đôi bờ cát trắng”, non Thần “xanh ngút ngát”.

Câu 2 - Trang 45: Chỉ ra biện pháp tu từ nhân hóa trong khổ thơ.
Trả lời:
- Biện pháp tu từ nhân hóa trong khổ thơ: “đá ngồi dưới bến trông nhau”, “non Thần hình như trẻ lại”.

Câu 3 - Trang 45: Chú ý các hình ảnh thể hiện vẻ đẹp của con người.
Trả lời:
- Các hình ảnh thể hiện vẻ đẹp con người: cô gái Dao nào cũng đẹp, vòng bạc rung rinh, ngù hoa mơn mởn, con gái bản Tây duyên quá, nụ cười môi mọng.

Câu 4 - Trang 46: Dòng thơ nào được điệp lại trong khổ cuối?
Trả lời:
- Dòng thơ “Nếu mai em về Chiêm Hóa” được điệp lại với câu thơ đầu tiên trong bài.
 

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 - Trang 46: Hãy xác định bố cục và mạch cảm xúc của bài thơ Nếu mai em về Chiêm Hóa.
Trả lời:
- Bố cục:
Khổ 1, 2: Bức tranh thiên nhiên mùa xuân ở Chiêm Hóa.
Khổ 3, 4: Miêu tả vẻ đẹp của những người con gái vùng Chiêm Hóa.
Khổ 5: Lễ hội xuân ở vùng Chiêm Hóa.
- Mạch cảm xúc: Cảm xúc, nỗi nhớ mà nhà thơ dành cho vùng đất Chiêm Hoá.

Câu 2 - Trang 46: Tác giả sử dụng những hình ảnh, chi tiết nào để thể hiện bức tranh thiên nhiên và con người trong mùa xuân? Hãy chia sẻ ấn tượng, nhận xét của em về bức tranh đó (Gợi ý: về màu sắc, sức sống, về những nét riêng của mùa xuân ở vùng núi phía bắc,...)
Trả lời:
- Những hình ảnh, chi tiết thể hiện bức tranh thiên nhiên và con người trong mùa xuân:
+ Mưa tơ rét lộc, mùa măng, sông Gâm “đôi bờ cát trắng”, non Thần “xanh ngút ngát”.
+ Cô gái Dao nào cũng đẹp, vòng bạc rung rinh, ngù hoa mơn mởn, con gái bản Tây duyên quá, nụ cười môi mọng.
- Chia sẻ ấn tượng, nhận xét của em: bức tranh được tái hiện lại khung cảnh thiên nhiên gần gũi, giản đơn nhưng có hồn tạo nên một mùa xuân tràn đầy sức sống. Cùng với đó, hình ảnh con người được miêu tả đầy khéo léo và tinh tế đã đem lại cho em những cái nhìn chân thực về cảnh sắc và con người tại mảnh đất Chiêm Hóa.

Câu 3 - Trang 46: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong các khổ thơ 2, 4 của văn bản.\
Trả lời:
- Biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng:
+ Trong khổ 2: hình ảnh “đá ngồi dưới bến trông nhau”, “non Thần hình như trẻ lại”.
+ Trong khổ 4: hình ảnh “mùa xuân e cũng lạc đường”.
- Tác dụng: phác họa lên bức tranh mùa xuân đầy hấp dẫn, giúp người đọc hình dung ra khung cảnh thiên nhiên trở nên sinh động, gần gũi hơn.

Câu 4 - Trang 46: Tìm các từ đồng nghĩa với từ “về” trong dòng thơ “Nếu mai em về Chiêm Hóa”. Theo em, vì sao nên chọn từ “về”?
Trả lời:
- Các từ đồng nghĩa với từ “về” trong dòng thơ “Nếu mai em về Chiêm Hóa”: đi, trở lại, tới.
- Theo em, nên chọn từ “về” bởi câu thơ sẽ truyền tải được mong muốn, những hoài niệm của nhà thơ khi nhắc tới cội nguồn. Qua đó, giúp bộc lộ được tâm tư, tình cảm đầy yêu thương của nhà thơ đối với quê hương của mình.

Câu 5 - Trang 46: Bài thơ thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của tác giả với quê hương?
Trả lời:
- Mượn hình ảnh cảnh sắc thiên nhiên cùng con người tại mảnh đất Chiêm Hóa khi mùa xuân về, bài thơ đã thể hiện được tình cảm sâu sắc, da diết, đầy gắn bó cùng với tình yêu thương của nhà thơ đối với quê hương, nguồn cội của mình.

Câu 6 - Trang 46: Giả sử sau dấu ba chấm Nếu mai em về… là tên vùng đất quê hương em, thì em sẽ chia sẻ những hình ảnh, chi tiết nào của quê hương mình? Vì sao em lại chọn các chi tiết, hình ảnh ấy?
Trả lời:
- Nếu mai em về… là tên vùng đất quê hương em, thì em sẽ chia sẻ những hình ảnh cảnh vật vào mùa nước nổi.
- Em chọn hình ảnh đó là bởi đây là đặc trưng nhất cho vùng quê sông nước quê hương em. Vào mùa này, nước dâng lên hiền hòa, do đó người dân quê em gọi đó là mùa nước nổi. Mưa dần về, mưa từ ngày này sang ngày khác. Nước dần dâng lên. Do đó phương tiện đi lại chính ở quê em là những chiếc ghe. Em rất thích được ngồi trên ghe theo mẹ ra chợ và tha thẩn xuôi theo dòng nước. Em rất yêu mùa nước nổi với biết bao kỉ niệm đẹp của quê hương.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây