1. Chuẩn bị
- Đọc trước văn bản Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang và tìm hiểu thêm về hoạt động đấu vật dân tộc.
Trả lời:
Vật là một bộ môn thể thao rất được ưa chuộng trong giới nông dân Việt Nam thời xưa. Những ngày đầu của mùa Xuân thuở thanh bình hay những buổi hội hè đình đám nơi thôn dã, dân làng thường tổ chức những cuộc vui như hát quan họ, thi nấu cơm, chọi trâu, đá gà, đánh đu, kéo co, bắùn nỏ, đánh gậy trung bình tiên, đấu vật, v.v... Nhất là đấu vật, mở hội ngày Xuân mà không có thi vật thì thật là thiếu thú vị của những ngày Tết.
Trống vật nổi lên là có sức thu hút mọi người, già, trẻ, gái, trai, đủ mọi tầng lớp nô nức đến bao quanh đấu trường; người ta bình luận say sưa, chê khen rành rọt từng thế, từng miếng vật, từng keo vật từng tác phong của mỗi đô. Bộ môn vật, ngoài tính cách giải trí vui chơi, còn là một môn thể thao hữu ích, giúp thanh niên trong làng thêm cường tráng, thêm nghị lực, lòng dũng cảm, để giữ làng, giữ lúa và giữ nước. Đấu vật đã trở thành một tục lệ, một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Quanh năm, cứ xong việc đồng áng, được lúc nào rảnh rỗi, trai tráng trong làng thường rủ nhau tập dượt võ thuật hay vật, họ chỉ bào lẫn nhau, ai có miếng võ nào hay, ngón vật nào độc đáo thì lại truyền dậy cho anh em cùng tập. Những ngày giáp Tết Nguyên Đán, nếu trong làng có ông thày võ, họ đến tụ tập tại nhà ông thày để luyện tập thêm; làng nào không có thì cử người đi đón thày ở lò võ, lò vật các làng lân cận về để dạy.
Đấu vật ngày xưa như một thói quen của người dân mỗi mùa Tết đến xuân về, người ta xem nó như một điểm hò hẹn, một trò chơi để vui vẻ trong những ngày rảnh rỗi mùa xuân.
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính: Văn bản trình bày ý nghĩa và các khâu quan trọng của hội vật ở Bắc Giang từ khâu chuẩn bị, nghi lễ bái tổ, những động tác xe đài cho đến khi vào trận.
Câu 1 - Trang 110: “Sới vật” là gì? Ý nghĩa của sới vật hình tròn đặt trước sân đình hình vuông là gì?
Trả lời:
- “Sới vật” là khoảng đất trống, sân rộng trước đình, trên bãi cỏ mịn - nơi diễn ra các cuộc đấu vật.
- Ý nghĩa của sới vật hình tròn đặt trước sân đình hình vuông là: Vuông và tròn theo quan niệm của dân tộc ta là hai hình toàn vẹn và là biểu tượng cho trời đất (trời tròn, đất vuông).
Câu 2 - Trang 110: Chú ý những quy định của keo vật thờ
Trả lời:
- Những quy định của keo vật thờ:
+ Lựa chọn đô vật: để được chọn là đô vật cho keo vật thờ, đô vật phải là đô vật có tiếng trong vùng, được đông đảo công chúng ghi nhận về tài năng đấu vật. Ngoài ra, đô vật đó phải có tài năng đức độ, có bề dày thời gian cống hiến công lao cho phong trào vật trong vùng.
+ Nghi lễ bái tổ: Mở đầu hội vật, hai Đô thực hiện keo vật thờ được giới thiệu rất trang trọng về tên tuổi, địa chỉ, thành tích đã đạt được, những sở trường trong thi đấu… Khi tiếng trống chầu vang lên, hai Đô vật “mình trần đóng khố,” chân quỳ vai sánh, hai tay chắp sườn. Hiệu lệnh của trống chầu tiếp tục điểm, hai đô đứng vươn thẳng, hai tay vẫn chắp sườn nghênh diện. Tiếng trống chầu điểm lần thứ ba, họ chắp tay đồng thời khom lưng “bái tổ” theo thế 3 bước tiến lên, 3 bước lùi xuống.
+ Nghi thức “xe đài”: Nghi thức “xe đài” ở Bắc Giang đó là những tư thế “đại bàng tung cánh, sư tử vờn cầu”, hay hiền hòa và uốn lượn như “dòng sông Cầu nước chảy lơ thơ”, “dòng sông Thương nước chảy đôi dòng”.
+ Diễn biến keo vật thờ: Những miếng đánh trong keo vật thờ được thể hiện rất chậm, người xem cảm nhận được như từng nhịp thở: Đâu là miếng bốc, đâu là miếng gồng; hay bất chợt đây là miếng mói, đó là miếng sườn … Tất cả được 2 Đô biểu diễn nhịp nhàng và đẹp mắt. Cái hay của keo vật thờ chính là ở chỗ có thể giới thiệu cho người xem hiểu được phương pháp tấn công và thủ pháp chống đỡ để rồi phản công. Lệ của keo vật thờ thật là khéo léo, khi kết thúc keo vật cả 2 Đô cùng phải thua “lấm lưng trắng bụng”.
Câu 3 - Trang 111: Nghi thức “xe đài” ở hội vật Bắc Giang có gì đặc sắc?
Trả lời:
Nghi thức “xe đài” ở hội vật Bắc Giang đặc sắc ở chỗ đa dạng, vùng nào có vật là ở đó có phong cách xe đài đặc trưng riêng biệt:
- Miền núi thì xe đài tựa như “hổ phục vồ mồi”
- Vùng đồng bằng, nơi có những làng nghề truyền thống thì xe đài lại rất uyển chuyển như người “xe tơ dệt vải”
- Vùng ven biển thì xe đài lại là những động tác như thể chèo thuyền “lúc khoan, lúc mau” như như làn sóng “lúc hiền, lúc dữ”
- Vùng Bắc Kinh xưa và Bắc Giang ngày nay có phong cách xe đài chung là thế “đại bàng tung cánh, sư tử vờn cầu”; hay hiền hòa và uốn lượn như “dòng sông Cầu nước chảy lơ thơ”, “dòng sông Thương nước chảy đôi dòng”,...
Câu 4 - Trang 111: Mục đích của keo vật thờ là gì?
Trả lời:
- 2 Đô biểu diễn nhịp nhàng và đẹp mắt nhằm giới thiệu cho người xem hiểu được phương pháp tấn công và thủ pháp chống đỡ để rồi phản công.
- Keo vật thờ là trận đấu mở đầu hội vật, chỉ mang tính nghi lễ, diễn ra đẹp mắt, vui vẻ
3. Câu hỏi cuối bài:
Câu 1 - Trang 112: Nhan đề Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang cho người đọc biết gì về nội dung chính được nói tới trong văn bản? Em hãy phân biệt “sới vật” và “hội vật”
Trả lời:
- Nhan đề Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang cho người đọc hiểu được nội dung chính của văn bản sẽ nói tới những điểm đặc trưng, nổi bật ở hội vật nơi đây.
- Sới vật là địa điểm tổ chức hội vật, ở đây khoảng đất trống dành làm nơi đấu vật.
- Hội vật là lễ hội truyền thống của dân tộc ở lễ hội này sẽ tổ chức cuộc thi chính là đấu vật.
Câu 2 - Trang 112: Theo văn bản để tổ chức một hội vật, cần chuẩn bị tiến hành những nghi lễ, nghi thức nào?
Trả lời:
Để tổ chức một hội vật, cần chuẩn bị và tiến hành những nghi lễ, nghi thức sau:
- Lựa chọn hai đô thực hiện keo vật thờ
- Mở đầu hội vật, hai đô thực hiện keo vật thờ được giới thiệu rất trang trọng
- Sau nghi lễ bái tổ, hai đô thực hiện nghi thức xe đài
- Nghi thức xe đài hoàn tất, keo vật thờ diễn ra
Câu 3 - Trang 112: “Keo vật thờ” diễn ra theo trình tự như thế nào và có những quy tắc gì?
Trả lời:
- “Keo vật thờ” diễn ra theo trình tự sau: Các đô vật được lựa chọn bắt đầu nghi lễ bái tổ, nghi lễ “xe đái” và thực hiện keo vật thờ.
- Quy định của keo vật thờ là:
+ 2 Đô biểu diễn nhịp nhàng và đẹp mắt nhằm giới thiệu cho người xem hiểu được phương pháp tấn công và thủ pháp chống đỡ để rồi phản công.
+ Lệ của keo vật thờ thật là khéo léo, khi kết thúc keo vật cả 2 Đô cùng phải thua “lấm lưng trắng bụng”.
Câu 4 - Trang 112: Văn bản mang lại cho em những hiểu biết gì về hội vật ? Hãy nêu một hội thi truyền thống của quê hương em hoặc các vùng miền khác có hình thức tương tự như hội vật ở Bắc Giang
Trả lời:
- Văn bản giúp em hiểu rằng để tổ chức một lễ hội vật người ta phải trải qua rất nhiều công đoạn chuẩn bị tỉ mỉ, cẩn thận. Các hội vật được tổ chức mang ý nghĩa truyền thống văn hóa dân tộc sâu sắc, đậm đà.
- Lễ hội đua thuyền truyền thống và hội thi cá trăm sông Son
+ Lễ hội đua thuyền truyền thống và Hội thi cá trắm sông Son sẽ diễn ra tại trung tâm du lịch Phong Nha Kẻ Bàng trong 2 ngày vào khoảng cuối tháng 4 hàng năm.
+ Lễ hội đua thuyền truyền thống huyện Bố Trạch sẽ có 11 đội đua đến từ 8 xã, tham gia thi đấu ở hai nội dung: đua thuyền nam và đua thuyền nữ. Đây là hoạt động được tổ chức hàng năm nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của vùng quê huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.