1. Chuẩn bị
- Khi đọc văn bản giới thiệu quy tắc luật lệ của một hoạt động hay trò chơi, các em cần chú ý:
+ Văn bản thông tin này giới thiệu về hoạt động hay trò chơi gì?
Trả lời:
+ Văn bản thông tin này giới thiệu về hoạt động của Ca Huế.
+ Hoạt động hay trò chơi đó có những quy tắc, luật lệ nào cần lưu ý?
Trả lời:
Ca Huế có những quy tắc, luật lệ cần lưu ý:
- Môi trường diễn xướng: không gian hẹp
- Không trình diễn trước đám đông hoặc hát dưới ánh Mặt Trời
- Số lượng người trình diễn: 8-10 người
- Số lượng nhạc công: 5-6 người
- Biên chế của dàn nhạc phải sử dụng đạt chuẩn 4 hoặc 5 nhạc cụ trong dàn ngũ tuyệt cổ điển: đàn nguyệt, đàn tì bà, đàn nhị, đàn tranh, đàn tam và tùy theo từng trường hợp
+ Cách trình bày của văn bản (nhan đề, sa pô, các tiểu mục, sự kết hợp kênh chữ và kênh hình,…) có tác dụng gì?
Trả lời:
Cách trình của văn bản (nhan đề, sa pô, các tiểu mục, sự kết hợp kênh chữ và kênh hình,...) có tác dụng: thuật lại, trình bày lại sự kiện theo trật tự thời gian, theo thứ tự từ trước đến sau, từ mở đầu đến diễn biến và kết thúc, thu hút người đọc vào thông tin đưa ra.
+ Các thông tin trong văn bản có ý nghĩa như thế nào với xã hội nói chung và với cá nhân em nói riêng?
Trả lời:
Các thông tin trong văn bản đã cung cấp cho em những hiểu biết về thể loại âm nhạc ca Huế
- Đọc trước văn bản Ca Huế; tìm hiểu thêm (qua sách báo, internet, thực tế, …) về hoạt động biểu diễn ca Huế trên sông Hương
Trả lời:
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế, Việt Nam.
- Hệ thống bài bản phong phú gồm khoảng 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc theo hai điệu thức lớn là điệu Bắc, điệu Nam và một hệ thống “hơi” diễn tả nhiều sắc thái tình cảm đặc trưng
- Ca Huế có cấu trúc chặt chẽ, nghiêm ngặt, mang nhiều yếu tố “chuyên nghiệp” bác học về cấu trúc, ca từ và phong cách biểu diễn
- Đi liền với ca Huế là dàn nhạc Huế với bộ ngũ tuyệt Tranh, Tỳ, Nhị, Nguyệt, Tam, xen với Bầu, Sáo và bộ gõ trống Huế, sanh loan, sanh tiền
- Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhặn, trang trọng, uy nghi.
2. Đọc hiểu
*
Nội dung chính: Văn bản tập trung trình bày nguồn gốc, quy định, luật lệ và giá trị nghệ thuật, thành tựu của thể loại âm nhạc Ca Huế
Câu 1 - Trang 103: Chú ý nguồn gốc của ca Huế
Trả lời:
- Ca Huế khởi nguồn từ hát cửa quyền trong cung vua, phủ chúa, với hình thức diễn xướng mang tính bác học, dành cho giới thượng lưu say mê nghệ thuật
Câu 2 - Trang 104: Ở phần 2 những thông tin nào thể hiện quy tắc và luật lệ của ca Huế
Trả lời:
Những thông tin nào thể hiện quy định và luật lệ của ca Huế
- Môi trường diễn xướng:
+ Thường ở trong một không gian hẹp, hạn chế số lượng người tham gia
+ Không trình diễn trước đám đông hoặc hát dưới ánh Mặt Trời
- Số lượng người tham gia:
+ Khoảng 8-10 người (trong đó có từ 5-6 nhạc công)
- Biên chế của dàn nhạc:
+ Sự dụng đạt chuẩn 4-5 loại nhạc cụ trong dàn ngũ tuyệt cổ điển (nguyệt, tì bà, nhị, tranh, tam) hoặc có thể thay đổi đàn tam bằng đàn bầu.
+ Hoặc sử dụng dàn tứ tuyệt gồm các nhạc cụ (nguyệt, nhị, tì, đàn tranh)
+ Hoặc đầy đủ hơn là dàn lục ngự (tam, tì, nhị, nguyệt, tranh, bầu)
- Phong thức trình diễn:
+ Biểu diễn truyền thống: người biểu diễn và người thường thức có quen biết nhau, vừa thưởng thức nghệ thuật vừa có thể nhận xét đánh giá, góp ý
+ Biểu diễn cho du khách: Có giới thiệu chương trình, quá trình hình thành, phát triển giá trị của ca Huế với các tiết mục biểu diễn minh họa của nghệ nhân.
Câu 3 - Trang 104: Hai phong cách trình diễn ca Huế có gì khác nhau?
Trả lời:
Biểu diễn truyền thống |
Biểu diễn cho du khách |
Người biểu diễn và người thưởng thức có mối quan hệ thân thiết, có quen biết nhau hoặc có nghe về tài nghệ biểu diễn của nhau |
Có người giới thiệu chương trình, quá trình hình thành, phát triển cũng như giá trị của ca Huế với các tiết mục biểu diễn minh họa của nghệ nhân |
Buổi biểu diễn được xen kẽ với các nhận xét, đánh giá, bình phẩm giống như một cuộc tọa đàm nhỏ về nghệ thuật ca Huế |
Mới xuất hiện trong khoảng nửa cuối thế kì XX, là loại hình biểu diễn ca Huế trong các hội làng, cưới hỏi và sau này phổ biến trong phục vụ du lịch trên sông Hương |
Câu 4 - Trang 105: Thông tin chính của phần 3 là gì?
Trả lời:
- Giá trị nghệ thuật và những thành tựu nổi bật của ca Huế với nền âm nhạc dân tộc.
3. Câu hỏi cuối bài:
Câu 1 - Trang 105: Văn bản ca Huế giới thiệu về hoạt động nào?
Trả lời:
- Văn bản ca Huế giới thiệu về nguồn gốc, các quy định và luật lệ, giá trị và thành tựu của thể loại âm nhạc ca Huế
Câu 2 - Trang 105: Văn bản ca Huế gồm 3 phần. Có ý kiến cho rằng: Phần 1 nêu giá trị, phần 2 nói về nguồn gốc, phần 3 nêu môi trường diễn xướng của ca Huế. Ý kiến này chưa đúng, em hãy xác định lại nội dung từng phần cho phù hợp.
Trả lời:
Phần 1: Từ đầu đến “tầng lớp công chúng”: Nguồn gốc của ca Huế
Phần 2: Tiếp theo đến “nhạc đệm hoàn hảo”: Quy định và luật lệ của ca Huế
Phần 3: Còn lại: Giá trị nghệ thuật và thành tựu của ca Huế
Câu 3 - Trang 105: Văn bản giới thiệu các đặc điểm của ca Huế, nhưng cũng chính là nêu lên các quy tắc, luật lệ trong hoạt động ca Huế. Hãy làm sáng tỏ điều đó bằng cách nêu quy định cụ thể của các quy tắc, luật lệ ở phần 2 theo mẫu sau:
Nội dung hoạt động |
Quy định, luật lệ |
Môi trường diễn xướng |
|
Số lượng người trình diễn cho một buổi ca Huế |
Khoảng từ 8 đến 10 người |
Số lượng nhạc công |
|
Số lượng nhạc cụ |
|
Phong cách biểu diễn |
|
Số lượng người nghe ca Huế |
|
Trả lời:
Nội dung hoạt động |
Quy định, luật lệ |
Môi trường diễn xướng |
Thường ở trong một không gian hẹp |
Số lượng người trình diễn cho một buổi ca Huế |
Khoảng từ 8 đến 10 người |
Số lượng nhạc công |
Khoảng 5 - 6 người |
Số lượng nhạc cụ |
4 hoặc 5 nhạc cụ |
Phong cách biểu diễn |
- Biểu diễn truyền thống: người biểu diễn và người thường thức có quen biết nhau, vừa thưởng thức nghệ thuật vừa có thể nhận xét đánh giá, góp ý
- Biểu diễn cho du khách: Có giới thiệu chương trình, quá trình hình thành, phát triển giá trị của ca Huế với các tiết mục biểu diễn minh họa của nghệ nhân. |
Số lượng người nghe ca Huế |
Khoảng 4-5 người hoặc nhiều hơn |
Câu 4 - Trang 105: Câu văn nào trong văn bản đã khái quát được giá trị của hoạt động ca Huế?
Trả lời:
“Là loại âm nhạc kết hợp giữa dân gian, chuyên nghiệp và bác học của ca nhạc thính phòng, một thể loại âm nhạc đỉnh cao trong toàn bộ các di sản âm nhạc truyền thống Việt Nam”
Câu 5 - Trang 105: Dựa vào các thông tin từ văn bản trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 6-8 dòng, tóm tắt những hiểu biết của em về ca Huế.
Trả lời:
Đoạn văn 1:
Ca Huế là một loại hình âm nhạc truyền thống ở Huế. Ca Huế thường được biểu diễn trong một không gian hẹp, vào buổi tối vì tính chất của âm nhạc mang tính tâm sự, tâm tình. Số lượng người tham gia ca Huế khoảng từ 8-10 người. Về phong cách biểu diễn ca Huế có 2 kiểu. Thứ nhất là cách biểu diễn truyền thống người biểu diễn và người thường thức có quen biết nhau, vừa thưởng thức nghệ thuật vừa có thể nhận xét đánh giá, góp ý. Thứ hai là biểu diễn cho du khách: Có giới thiệu chương trình, quá trình hình thành, phát triển giá trị của ca Huế với các tiết mục biểu diễn minh họa của nghệ nhân. Em rất yêu thích thể loại âm nhạc đặc biệt này, em mong ca Huế sẽ mãi được bảo tồn và ngày càng phát huy.
Đoạn văn 2:
Ca Huế khởi nguồn từ hát cửa quyền trong cùng vua phủ chúa, với hình thức diễn xướng dành cho giới thượng lưu say mê nghệ thuật, theo thời gian đã dần được dân gian hóa để có điều kiện đến với nhiều tầng lớp công chúng. Môi trường diễn xướng của ca Huế thường trong không gian hẹp. Số lượng người trình diễn khoảng từ 8 đến 10 người, trong đó số lượng nhạc công từ 5 đến 6 người. Số lượng nhạc cụ sử dụng đạt chuẩn 4 hoặc 5 nhạc trong dàn ngũ tuyệt, tứ tuyệt cổ điển. Ca Huế biểu diễn bằng hai phong cách: biểu diễn truyền thống và biểu diễn cho du khách. Ca Huế là một thể loại âm nhạc đỉnh cao trong toàn bộ các di sản âm nhạc truyền thống Việt Nam đuợc Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn họa phi vật thể quốc gia năm 2015.
Câu 6 - Trang 105: Hãy nêu một hoạt động ca nhạc truyền thống của quê hương em hoặc các vùng miền khác có hình thức tương tự như hoạt động ca Huế.
Trả lời:
Ngoài ca Huế còn có một hoạt động ca nhạc truyền thống khác có hình thức tương tự đó là dân gian Quan họ.
Dân ca Quan họ là một trong những làn điệu dân ca tiêu biểu của vùng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam. Nó được hình thành và phát triển ở vùng văn hóa Kinh Bắc xưa, đặc biệt là khu vực ranh giới hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh ngày nay với dòng sông Cầu chảy qua được gọi là “dòng sông quan họ”.
Trang phục quan họ bao gồm trang phục của các liền anh, liền chị. Liền anh mặc áo dài 5 thân, cổ đứng, có lá sen, viền tà, gấu to, dài tới quá đầu gối, thường bên trong mặc một hoặc hai áo cánh, sau đó đến hai áo dài. Trang phục liền chị thường được gọi là “áo mớ ba mớ bảy”, nghĩa là có thể mặc ba áo dài lồng vào nhau (mớ ba) hoặc bảy áo dài lồng vào nhau (mớ bảy); bên trong mặc chiếc yếm cổ xẻ (dùng cho trung niên) và yếm cổ viền (dùng cho thanh nữ), ngoài cùng là những lượt áo dài năm thân.
Văn hóa quan họ là cách ứng xử thật khéo léo, tế nhị, kín đáo và mang đầy ý nghĩa như các làn điệu mời nước, mời trầu thật chân tình, nồng thắm mỗi khi có khách đến chơi nhà.
Quan họ là một loại hình dân ca phong phú về giai điệu được lưu truyền trong dân gian từ đời này sang đời khác qua phương thức truyền khẩu. Hàng nghìn bài Quan họ, bao gồm cả các dị bản đã được ghi âm tại các làng quan họ với giọng hát của hàng trăm nghệ nhân.
Ngày 30 tháng 9 năm 2009. tại kỳ họp lần thứ tư của Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn họa phi vật thể, Dân ca quan họ đã được ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.