Câu 1 - Trang 26: Tìm và giải thích nghĩa của các từ địa phương trong những câu dưới đây (ở đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng của Đoàn Giỏi). Các từ đó được sử dụng ở vùng miền nào và chúng có tác dụng gì trong việc phản ánh con người, sự vật?
a) Tía thấy con ngủ say, tía không gọi.
b) Điều đó, má nuôi tôi quả quyết ...
c) Chú em cầm hộ lọ muối chỗ vách kia đưa giùm qua chút!
d) Bả không thua anh em ta một bước nào đâu.
Trả lời:
- Các từ địa phương trong các câu là:
a) Tía: có nghĩa là bố
b) Má: có nghĩa là mẹ
c) Đưa giùm: có nghĩa là mang giúp
d) Bả: có nghĩa là bà
- Các từ tía, má, đưa giùm, bả trong các ví dụ trên thường được sử dụng ở miền Nam Bộ.
- Tác dụng của các từ địa phương:
+ Từ tía, má, bả thể hiện quan hệ gần gũi trong gia đình, thể hiện được cách giao tiếp vùng Nam Bộ và giúp người đọc hiểu rõ hơn về cuộc sống cũng như văn hóa của họ.
+ Từ đưa giùm thể hiện được sự thân thương và gần gũi trong cuộc sống thường ngày.
Câu 2 - Trang 26: Những từ nào trong các câu dưới đây là từ địa phương? Chúng được sử dụng ở vùng miền nào? Giải thích nghĩa của các từ địa phương đó và nêu tác dụng của việc sử dụng chúng trong đoạn trích “Dọc đường xứ Nghệ” của Sơn Tùng
a) Ai tưởng tượng ra đầu tiên hình dáng các hòn núi nớ hẳn là mắt tiên, cha nhể?
b) Đền ni thờ một ông quan đời nhà Lý đó, con ạ.
c) Việc đời đã dớ dận, mi lại “thông minh” dớ dận nốt.
Trả lời:
- Từ địa phương trong các câu là:
a) nớ, cha nhể
b) đền ni
c) dớ dận, mi
- Các từ nớ, cha nhể, đền ni, dớ dận, mi thường được sử dụng ở Trung Bộ. (Nghệ An)
- Nghĩa của các từ địa phương trên là: nớ (ấy/kia), cha nhể( bố nhỉ), đền ni (chùa này) dớ dận (ngớ ngẩn), mi (mày). Sử dụng những từ ngữ địa phương trong đoạn trích “Dọc đường xứ nghệ” Sơn Tùng thể hiện quan hệ cha con gần gũi trong gia đình, thể hiện được cách giao tiếp vùng miền xứ Nghệ và tô đậm màu sắc địa phương xứ Nghệ và giúp người đọc hiểu rõ hơn về văn hóa của họ.
Câu 3 - Trang 27: Viết đúng và luyện phát âm một số từ có đặc điểm sau:
a) Từ có tiếng chứa phụ âm đầu là l, n, v:
- l, ví dụ: lo lắng, lạnh lùng, ...
- n, ví dụ no nê, nao núng, ...
- v, ví dụ: vội vàng, vắng vẻ, ...
b) Từ có tiếng chứa vần với âm cuối là n, t:
- n, ví dụ: bàn bạc, bền bỉ, ngăn cản, ...
- t, ví dụ: bắt bớ, luật lệ, buốt giá, ...
c) Từ có tiếng chứa các thanh hỏi, thanh ngã:
- Thanh hỏi, ví dụ: tỉ mỉ, nghỉ ngơi, …
- Thanh ngã, ví dụ nghĩ ngợi, mĩ mãn, …
Trả lời:
a) Từ có tiếng chứa phụ âm đầu là l, n, v:
- l, ví dụ: líu lo, lặng lẽ…
- n, ví dụ: nôn nao, nền nã,...
- v, ví dụ: vui vẻ, vội vã,...
b) Từ có tiếng chứa vần với âm cuối là n, t:
- n, ví dụ: cần mẫn, lan man,...
- t, ví dụ: bắt nạt, nạt nộ, ngột ngạt…
c) Từ có tiếng chứa các thanh hỏi, thanh ngã:
- Thanh hỏi, ví dụ: sửa sang, chỉn chu,...
- Thanh ngã, ví dụ: cần mẫn, mĩ miều…
Câu 4 - Trang 27: Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trình bày ý kiến của em về tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong một văn bản mà em đã học hoặc đã đọc.
Trả lời:
Đoạn 1:
Bài thơ Bầm ơi của nhà thơ Tố Hữu có câu “Bầm ơi có rét không bầm/ Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn; Bầm ra ruộng cấy bầm run/ Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non”. Bốn câu thơ nói riêng và bài thơ nói riêng là hình ảnh người mẹ hết lòng thương con, lo lắng, hi sinh vì các con (các chiến sĩ) và để diễn tả tình cảm đó nhà thơ sử dụng từ địa phương “bầm”, theo nghĩa toàn dân là “mẹ”. Từ “bầm” được sử dụng rộng rãi ở khu vực phía Bắc (Phú Thọ, Tuyên Quang...), khi đi vào trong thơ Tố Hữu nó thể hiện được tình cảm thân mật gần gũi, thân mật giữa người lính/ các con và bầm. Hình ảnh người bầm hiện lên thật xúc động, trong một buổi sáng mưa phùn tay run cắm từng mảnh mạ xuống bùn mà làm con người ta thêm phần xót xa, quặn đau. Chúng ta thử thay từ “bầm” bằng từ “mẹ” vào các câu thơ trên: “Mẹ ơi có rét không mẹ/ heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn”. Khi thay như vậy mặc dù ý nghĩa không đổi nhưng câu văn mất đi sự vần vè nhịp nhàng, mất đi sự gần gũi thân thương giữa bầm và các con. Như vậy bằng việc sử dụng từ địa phương “bầm” Tố hữu không chỉ khắc họa hình ảnh người mẹ tảo tần vất vả vì các con mà còn thể hiện mối quan hệ gần gũi thân thương và câu thơ trở nên uyển chuyển nhịp nhàng dễ đi vào lòng người.
Đoạn 2:
Trong đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng có sử dụng rất nhiều các phương ngữ Nam Bộ. Có thể lấy một số ví dụ tiêu biểu như các từ tía, má, khám, nhà việc,… Việc sử dụng các từ ngữ địa phương như vậy có tác dụng tô đậm màu sắc vùng miền, gợi ra không gian Nam Bộ dân dã, nơi xảy ra câu chuyện và cũng là quê hương sinh sống của các nhân vật. Ngoài ra, các từ ngữ được sử dụng cũng góp phần tô đậm tính cách các nhân vật, thể hiện tâm tư tình cảm và mạch suy nghĩ của từng người. Qua đó, tác giả kể lại câu chuyện một cách chân thực đồng thời bày tỏ tình cảm, tư tưởng của mình.