Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Đề thi cuối học kỳ 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023 - 2024 - Sách Cánh diều (Đề 3)

Thứ bảy - 09/12/2023 04:09
Đề thi cuối học kỳ 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023 - 2024 - Sách Cánh diều, có đáp án kèm theo nhằm giúp các em ôn tập để chuẩn bị tốt cho kỳ thi cuối học kỳ 1. Chúc các em học tốt.

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:
MÁ LA
Tính má tôi rất hay la. Đặc biệt khi đi đâu về, má thấy nhà cửa chưa quét, quần áo chưa mang phơi, chén trong thau còn chất nguyên si, thế nào má cũng vừa làm vừa la sang sảng cả xóm đều nghe. Biết tính má tụi tôi cũng ráng làm nhà cửa tươm tất, đâu ra đó để không bị má la.
Đến lúc tụi tôi, ba đứa con của má, lần lượt lên Sài Gòn đi học, đi làm, chỉ còn má với ba ở nhà. Về thăm nhà, má không bắt chúng tôi làm việc nhà như hồi xưa mà toàn tranh làm hết mọi thứ từ đi chợ, nấu cơm, dọn dẹp, giặt giũ. Kì lạ hơn nữa, má chẳng còn la rầy chúng tôi vì cái tội làm biếng, ham chơi hơn ham làm.
Một buổi sáng, tôi về thăm nhà. Má đã đi tập thể dục rồi đi chợ chưa về, chỉ còn ba ở nhà lui cui quét sân. Ba bảo sáng nào cũng quét sân, rửa chén, giặt đồ, làm xong trước khi má đi chợ về. Tôi hỏi: “Ủa, ba sợ má la hay sao mà phải làm?”. Tay ba vẫn cầm cái chổi quét sàn sạt, đáp: “Má mày già rồi, còn sức đâu mà la. Ba không làm thì má mày phải làm, chứ ba còn mong má mày la om sòm cho ba biết má mày còn khỏe!”
(Nguồn: mục Văn hóa, tuoitre.vn,).
* Chú thích:
- la: phát ra những lời với tiếng rất to, do bị đau hay hoảng sợ, bực tức, hoặc nhằm cho mọi người có thể nghe thấy
- má: mẹ ( đồng nghĩa với bầm, bu, mạ, me, mế, u)
- ba: cha (đồng nghĩa với bố, tía)
- chén: bát nhỏ, thường dùng để ăn cơm
- thau: chậu đựng nước
- làm biếng: tỏ ra lười biếng  (trước một việc cụ thể nào đó)

Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Câu chuyện trong đoạn trích được kể bằng lời của ai?
A. Lời của người ba.
B. Lời của người con.
C. Lời của người má.
D. Lời của người hàng xóm.

Câu 2. Văn bản trên viết về chủ đề gì?
A. Tình cảm gia đình.         
B. Tình yêu quê hương đất nước.
C. Tình thầy trò.                  
D. Tình yêu thương con người.

Câu 3. Phó từ trong câu: “Tính má tôi rất hay la” là:
A. rất.            
B. hay.
C. la.             
D. tôi.

Câu 4. Tình cảm, thái độ của nhân vật tôi đối với người má hay la trong câu chuyện trên là:
A. Ấm ức, khó chịu.                        
B. Hài lòng, vui vẻ.
C. Biết ơn, ân hận.                         
D. Yêu thương, kính trọng

Câu 5. Tại sao, khi những người con lớn lên, đi làm ở Sài Gòn, mỗi lần trở về, người má không bắt làm việc nhà như hồi xưa mà toàn làm tranh hết mọi thứ và chẳng còn la rầy vì cái tội làm biếng, ham chơi hơn ham làm?
A. Má đã thay đổi tính nết
B. Má không còn đủ sức để rầy la các con
C. Má biết các con đã lớn khôn.
D. Má rất thích làm việc nhà

Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu:
Câu 6. Từ câu trả lời của người ba, em hiểu được điều gì về người ba và tình cảm gia đình.
Câu 7. Em hãy viết đoạn văn (khoảng 7 – 10 câu) cảm nhận về người má “hay la” trong văn bản.
 

II. VIẾT (4.0 điểm)

Viết bài văn bày tỏ cảm xúc của em về một người thân trong gia đình.
------------------------- Hết -------------------------

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Môn: Ngữ văn lớp 7
Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 6,0
  1 B 0,5
2 A 0,5
3 A 1
4 D 1
5 C 1
  9 HS nêu được cảm nhận về người ba và tình cảm gia đình:
+ Người ba là một người chồng biết yêu thương, chia sẻ công việc với người vợ tảo tần vất vả và mong muốn người vợ của mình luôn mạnh khỏe.
+ Những hành động sẻ chia ấy đã cho ta cảm nhận được tình cảm gia đình ấm áp, yêu thương, thể hiện ở sự thấu hiểu nhau.
1,0
  10 - Hình thức: đoạn văn.
- Nội dung: có thể triển khai các ý sau:
+ Đó là một người má nghiêm khắc. Người má muốn các con của mình luôn có ý thức làm việc nhà, soạn sửa nhà cửa ngăn nắp, biết chia sẻ công việc với ba mẹ.
+ Vì yêu thương còn nên khi ba đứa con của má, lần lượt lên Sài Gòn đi học, đi làm, mỗi khi về thăm nhà, má không bắt các con làm việc nhà như hồi xưa mà toàn tranh hết bởi má biết các con đã vất vả, đã lớn khôn, đã biết tự lo cho cuộc sống của mình.
1,0





II
  VIẾT 4,0
  a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: Có đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề; thân bài triển khai được vấn đề; kết bài khái quát được vấn đề. 0,25
  b. Xác định đúng yêu cầu của đề.
Bày tỏ cảm xúc của em về một người thân trong gia đình.
0,25
  c. Giải quyết vấn đề
HS có thể triển khai bài làm theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:
 
  - Giới thiệu được người thân trong gia đình.
- Nêu được những đặc điểm nổi bật khiến người, sự việc đó để lại tình cảm, ấn tượng sâu đậm trong em. 
- Thể hiện được thái độ, tình cảm của người viết với người thân và vai trò của người thân đối với bản thân.
- Khẳng định tình cảm của người viết đối với người thân.
2.5
  d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
0,5
  e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề. 0,5

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây