Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Soạn văn 6 sách Kết nối tri thức bài: Chuyện cổ tích về loài người

Chủ nhật - 27/06/2021 23:25
Soạn văn 6 sách Kết nối tri thức bài: Chuyện cổ tích về loài người, trang 39.

TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1 - Trang 39: Nêu tên một truyện kể về nguồn gốc loài người trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam hoặc văn học nước ngoài mà em biết. Trong truyện kể đó, sự ra đời của loài người có điều gì kì lạ?
Trả lời:
 Truyện kể về nguồn gốc loài người: Con Rồng cháu Tiên, Câu chuyện quả bầu mẹ của người Khơ mú, Câu chuyện về trăm trứng của người Mường, Thần thoại Nữ Oa của Trung Quốc…
- Trong các truyện kể đó, sự ra đời của con người có nét kì lạ là:
Con Rồng cháu Tiên: người Việt Nam được sinh ra từ học trăm trứng, có cha mẹ là hai vị thần.
Câu chuyện quả bầu mẹ: con người được sinh ra từ một quả bầu lớn, tất cả đều là anh em của nhau.
Câu chuyện về trăm trứng: con người được ấp ra từ trăm quả trứng do hai chú chim sống trong hang Hào sinh ra.
Thần thoại Nữ Oa: con người do thần Nữ Oa nặn ra từ đất bùn, rồi thổi hơi vào tạo nên sự sống.

Câu 2- Trang 39: Đọc một bài thơ hoặc một đoạn thơ viết về tình cảm gia đình mà em biết.
Trả lời:
Ví dụ: Con yêu mẹ (Xuân Quỳnh), Buổi sáng nhà em (Trần Đăng Khoa)...
Hoặc:
Mẹ mang tất cả hương đồng
Đựng trong nón lá bão giông đã cời
Thương con nhớ cháu bời bời
Gánh cong nỗi nhớ về phơi phố phường
Phố cao đứng bóng nắng trườn
Cổng im im khoá, ngoài đường bụi bay
Thăm con mắt mẹ cay cay
Giọt thương ướt áo, giọt say ngóng chờ
Giọt gầy không gió bơ vơ
Giọt hao mòn đợi thẫn thờ hàng cây
Giọt quệt tay áo trắng mây
Giọt rơi hụt hẫng rớt đầy hoàng hôn…
(trích Thăm con - Nguyễn Tấn On)

Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều
Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.
(trích Bầm ơi - Tố Hữu)

Bà ơi cháu rất yêu bà
Đi đâu bà cũng mua quà về cho
Hôm qua có chiếc bánh bò
Bà chia cho cháu phần to nhất nhà
Mỗi lần cháu chạy chơi xa
Hễ mẹ cháu đánh thì bà lại can
Cháu không nói bậy, nói càn
Bà xoa đầu cháu, khen: ngoan nhất đời…
(trích Làm nũng bà - Trần Trung Phương)
 

SAU KHI ĐỌC

Trả lời câu hỏi
Câu 1 - Trang 43. Em hãy nêu những căn cứ để xác định Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ.
Trả lời:
Chuyện cổ tích loài người được sáng tác theo thể thơ năm chữ (mỗi dòng có 5 tiếng); được chia làm nhiều khổ thơ.
Bài thơ sử dụng nhiều các biện pháp: so sánh, nhân hóa, điệp ngữ…
Ngôn ngữ cô đọng, giàu hình ảnh.
Nội dung: câu chuyện về nguồn gốc của loài người, bộc lộ sự yêu thương với trẻ em.

Câu 2 - Trang 43. Trong tưởng tượng của nhà thơ, thế giới đã biến đổi ra sao sau khi trẻ con ra đời?
Trả lời:
Sau khi trẻ con ra đời, trái đất bắt đầu có sự xuất hiện của các sự vật:
- Mặt trời xuất hiện cho trẻ con nhìn rõ.
- Màu xanh của cây cỏ, màu đỏ bông hoa giúp trẻ con nhận biết màu sắc.
- “Cây cao bằng găng tay/Lá cỏ bằng sợi tóc” giúp trẻ con cảm nhận về kích thước.
- Tiếng chim hót, tiếng gió thổi cho trẻ con cảm nhận âm thanh.
- Sông: giúp trẻ con có nước để tắm
- Biển: giúp trẻ con suy nghĩ, cung cấp thực phẩm và là nơi tìm hiểu, khám phá.
- Đám mây: đem đến bóng mát.
- Con đường: giúp trẻ con tập đi.

Câu 3 - Trang 43. Món quà tình cảm nào mà theo nhà thơ, chỉ có người mẹ mới đem đến được cho trẻ?
Trả lời:
Món quà chỉ có mẹ mang lại: tình yêu và lời ru.
Mẹ sinh ra để bế bồng trẻ con, chăm sóc từng cái ăn giấc ngủ, mang đến tiếng hát ngọt ngào ru con vào giấc ngủ êm đềm.

Câu 4 - Trang 43.. Bà đã kể cho trẻ nghe những câu chuyện gì? Hãy nêu những điều mà bà muốn gửi gắm trong những câu chuyện đó.
Trả lời:
- Bà đã kể những câu chuyện cổ: chuyện con cóc, nàng tiên; chuyện cô Tấm ở hiền; thằng Lý Thông ở ác…
- Những điều mà bà muốn gửi gắm trong câu chuyện: giúp trẻ em hiểu hơn về cội nguồn và văn hóa của dân tộc, hướng đến cách sống hiền lành, lương thiện.

Câu 5 - Trang 43. Theo cách nhìn của nhà thơ, điều bố dành cho trẻ có gì khác so với điều bà và mẹ dành cho trẻ.
Trả lời:
Khi xã hội văn minh hơn, còn trẻ em bắt đầu trưởng thành hơn, bố chính là người dạy cho trẻ những hiểu biết về cuộc sống. Không giống như bà đêm đến những câu chuyện cổ tích hay mẹ chăm sóc cuộc sống hàng ngày, bố là người uốn nắn trẻ về nhân cách, biết suy nghĩ và ngoan ngoãn hơn, đem đến những hiểu biết về cuộc sống.

Câu 6 - Trang 43. Trong khổ thơ cuối, em thấy hình ảnh trường lớp và thầy giáo hiện lên như thế nào.
Trả lời:
Trường lớp là nơi trẻ em tới để học tập, vui chơi. Thầy giáo là người dạy dỗ trẻ ở trường lớp. Sự ra đời của trường lớp cho thấy xã hội đang ngày càng trở nên văn minh hơn. Và cho thấy vai trò to lớn của giáo dục đối với trẻ em.

Câu 7- Trang 43.Nhan đề Chuyện cổ tích và loài người gợi lên cho em những suy nghĩ gì?
Trả lời:
Nhan đề “Chuyện cổ tích về loài người”: gợi nhắc về những câu chuyện cổ tích mà bà thường kể về một thời đại xa xưa ngày trước. Điều đó giúp cho câu chuyện mang màu sắc kì ảo, hấp dẫn người đọc hơn.

Câu 8 - Trang 43.Câu chuyện về Nguồn gốc của loài người qua thơ của tác giả Xuân Quỳnh có gì khác so với những câu chuyện về nguồn gốc của loài người mà em đã biết? Sự khác biệt ấy có ý nghĩa như thế nào.
Trả lời:
- Câu chuyện về nguồn gốc của loài người của Xuân Quỳnh được kể lại xoay quanh đối tượng trẻ em (Trời sinh ra trước nhất/Chỉ toàn là trẻ con). Sau đó mới có sự xuất hiện của các sự vật khác.
- Sự khác biệt đó thể hiện tình yêu thương của Xuân Quỳnh dành cho trẻ em. Đồng thời gửi gắm thông điệp rằng hãy chăm sóc và nâng niu trẻ em.

VIẾT KẾT NỐI VỚI BẠN ĐỌC

Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) thể hiện cảm xúc của em về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.
Gợi ý: Lựa chọn một đoạn thơ thích nhất.
Phân tích các hình ảnh trong khổ thơ.
Cảm nhận chung về khổ thơ.

Bài làm:
Chuyện cổ tích về loài người không chỉ đơn giản là kể câu chuyện về lịch sử loài người qua các giai đoạn khác nhau. Qua đó người ta còn muốn nhắn nhủ một điều rằng hãy chăm sóc, yêu thương trẻ thơ để em bé có được một môi trường phát triển tốt.
Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Đó là khi cuộc sống này ngày một phát triển và đi lên. Khi đó có tiếng nói, có chữ viết, có nền giáo dục. Và khi đó con người được học hành và gần hơn với văn minh. Đó là việc biết mở trường dạy trẻ em học biết đào tạo và dạy dỗ trẻ em. Khi này thế giới được thay đổi hơn bằng việc có lớp, bàn, trường, cái ghế.. Đó là những biể tượng của sự thay đổi kỳ diệu của cuộc sống này. Trong sự phát triển ấy đã làm con người ta văn minh hơn.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây