* Lựa chọn từ ngữ
Câu 1 - Trang 61: (Ngữ văn 6 tập 2 sách Kết nối tri thức)
Trả lời các câu hỏi sau:
a. Với câu "Nhớ các bạn trong lớp tôi ngày trước, mỗi người một vẻ, sinh động biết bao." có thể dùng từ kiểu để thay cho vẻ được không? Vì sao?
b. Từ khuất được dùng trong câu "Giờ đây, mẹ tôi đã khuất và tôi cũng đã lớn." có phù hợp hơn so với một số từ khác cũng có nghĩa là chết như: mất, từ trần, hi sinh?
c. Vì sao trong câu "Tôi luôn nhớ về mẹ với niềm xúc động khôn nguôi.", từ xúc động được chọn hợp lí hơn các từ khác như cảm động hay xúc cảm?
Trả lời:
a. Không thể dùng từ kiểu thay cho từ vẻ. Vì 2 từ này tuy gần nghĩa nhưng vẫn khác nhau:
- Kiểu: dùng để chỉ đặc điểm của hành động (kiểu đi, kiểu nói, kiểu ngủ...), và một dạng thức của sự vật (kiểu nhà, kiểu xe, kiểu váy...)
- Vẻ: dùng để chỉ đặc điểm, tính chất của con người, sự vật, đồ vật
b. Từ khuất được dùng trong câu sẽ phù hợp hơn các từ mất, từ trần, hi sinh. Vì từ mất giúp chỉ sự ra đi nhẹ nhàng, bình yên, và giảm nỗi đau cho người nói hơn các từ còn lại.
c. Từ xúc động được chọn hợp lí hơn các từ cảm động, xúc cảm. Vì từ xúc động biểu thị được một trạng thái tình cảm, cảm xúc đang diễn ra rõ nét hơn từ cảm động, xúc cảm.
Câu 2 - Trang 62: (Ngữ văn 6 tập 2 sách Kết nối tri thức)
Chọn từ ngữ phù hợp nhất trong ngoặc đơn để đặt vào khoảng trống ở các câu sau và giải thích lí do lựa chọn:
a. Bị cười, không phải mọi người đều ... giống nhau.
(phản ứng, phản xạ, phản đối, phản bác)
b. Trên đời, không ai ... cả.
(hoàn tất, hoàn toàn, hoàn hảo, hoàn chỉnh)
c. Đi đường phải luôn luôn ... để tránh xảy ra tai nạn.
(nhìn ngó, dòm ngó, quan sát, ngó nghiêng)
d. Ngoài ... của bản thân, tôi còn được bạn bè, thầy cô thường xuyên động viên, khích lệ.
(sức lực, tiềm lực, nỗ lực)
Trả lời:
a. Bị cười, không phải mọi người đều phản ứng giống nhau.
b. Trên đời, không ai hoàn hảo cả.
c. Đi đường phải luôn luôn quan sát để tránh xảy ra tai nạn.
d. Ngoài nỗ lực của bản thân, tôi còn được bạn bè, thầy cô thường xuyên động viên, khích lệ.
* Lựa chọn cấu trúc câu
Câu 3 - Trang 62: (Ngữ văn 6 tập 2 sách Kết nối tri thức)
Thực hiện các yêu cầu sau
a. Chỉ ra ý nghĩa của cụm từ in đậm trong câu sau và cho biết, nếu bỏ thành phần đó, câu thay đổi như thế nào về cấu trúc và ý nghĩa.
Giờ đây khi hồi trưởng lại, tôi đoán bạn có thể nói rằng bài tập là một kỉ niệm khó quên.
b. Văn bản "Hai loại khác biệt" có câu: "Cậu đã đứng lên trả lời câu hỏi". Nếu câu này được viết thành "Cậu đã trả lời câu hỏi và đứng lên." thì có phù hợp không? Vì sao?
c. Câu "Đến cuối tiết học, cậu tiến lên phía trước và bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng." có thể đổi cấu trúc: "Đến cuối tiết học, cậu bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng và tiến lên phía trước." Vì sao không thể sử dụng câu biến đổi để thay cho câu gốc trong văn bản?
Trả lời:
a. Cụm từ “giờ đây khi hồi tưởng lại” là trạng ngữ thông báo về thời gian xảy ra sự việc.
- Nếu bỏ trạng ngữ, câu chỉ còn lại thành phần nòng cốt (gồm chủ thể và hành động của chủ thể), không nói rõ, hành động đó xảy ra vào lúc nào.
b.
- Câu “Cậu đã đứng lên và trả lời câu hỏi” cho biết hành động đứng lên phải diễn ra trước khi trả lời câu hỏi.
- Nếu viết lại thành: “Cậu đã trả lời câu hỏi và đứng lên” thì các hành động không theo trật tự hợp lí như từng xảy ra trong thực tế.
c.
- Câu văn miêu tả 2 hành động diễn ra theo thứ tự trước sau: “tiến lên phía trước” rồi mới có thể “bắt tay thầy giáo”, vì thầy ở phía trên bục giảng, J cùng các bạn ngồi ở bàn học sinh, phía dưới.
- Nấu đổi cấu trúc: “Đến cuối tiết học, cậu bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng và tiến lên phía trước” thì hóa ra thầy và trò vốn đã đứng sẵn bên nhau, dễ dàng bắt tay nhau, vậy còn “tiến lên phía trước” để làm gì?
Câu 4 - Trang 62: (Ngữ văn 6 tập 2 sách Kết nối tri thức)
Sau đây là những câu được thay đổi cấu trúc so với câu gốc trong văn bản đã học. Nghĩa của câu được thay đổi cấu trúc khác như thế nào so với nghĩa của câu gốc?
a. - Câu gốc: Tôi không rõ tại sao cậu lại làm thế; có lẽ cậu thực sự có điều gì đó muốn nhắn nhủ với chúng tôi.
- Câu thay đổi: Có lẽ cậu thực sự có điều gì đó muốn nhắn nhủ với chúng tôi; tôi không rõ tại sao cậu lại làm thế.
b. - Câu gốc: Tuy nhiên, đây không phải là điều quá nghiêm trọng, và càng không phải là "căn bệnh" hết cách chữa.
- Câu thay đổi: Tuy nhiên, đây không phải là "căn bệnh" hết cách chữa và càng không phải là điều quá nghiêm trọng.
Trả lời:
a.
- Câu gốc: có 2 vế, vế đầu nêu băn khoăn về một điều chưa rõ, vế sau đưa ra một dự đoán nhằm giải thích cho điều chưa rõ ở trên.
- Nếu đổi cấu trúc thành câu thay đổi thì lời giải thích lại xuất hiện trước điều băn khoăn. Đặt câu thay đổi cấu trúc vào văn bản sẽ thấy không hợp lí.
b.
- Quan sát câu gốc và câu thay đổi có thể thấy sự khác biệt về nghĩa: hai vế “điều quá nghiêm trọng” và “căn bệnh hết cách chữa” được đặt trong quan hệ tăng tiến. Đã là quan hệ tăng tiến thì vế sau phải diễn đạt tính chất ở mức cao hơn vế trước. Câu thay đổi cấu trúc đã đảo ngược tương quan này, vì đó là điều không ổn.