Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Soạn văn 6 sách Kết nối tri thức bài 6: Củng cố mở rộng - Trang 21

Thứ hai - 20/09/2021 09:00
Soạn văn 6 sách Kết nối tri thức bài 6: Củng cố mở rộng - Trang 21.
Câu 1 - Trang 21: (Ngữ văn 6 tập 2 sách Kết nối tri thức)
Thảo luận về đặc điểm của truyền thuyết và hoàn thiện bảng theo mẫu sau:
STT Các yếu tố Đặc điểm
1 Chủ đề  
2 Nhân vật  
3 Cốt truyện  
4 Lời kể   
5 Yếu tố kì ảo  

Trả lời:
STT Các yếu tố Đặc điểm
1 Chủ đề  - Truyền thuyết thường kể lại cuộc đời và chiến công của nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong tục, sản vật địa phương theo quan điểm của tác giả dân gian.
2 Nhân vật - Nhân vật chính của truyền thuyết là những người anh hùng:
Họ thường phải đối mặt với những thử thách to lớn, cũng là thử thách của cả cộng đồng.
Họ lập nên những chiến công phi thường nhờ có tài năng xuất chúng và sự hỗ trợ của cộng đồng.
3 Cốt truyện Đơn giản, tình tiết ít, không cao trào, không biến động.
4 Lời kể  - Lời kể của truyền thuyết cô đọng, mang sắc thái trang trọng, ngợi ca, có sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật nhằm gây ấn tượng về tính xác thực của câu chuyện.
5 Yếu tố kì ảo  Yếu tố kì ảo (lạ và không có thật) xuất hiện đậm nét ở tất cả các phần nhằm tôn vinh, lí tưởng hóa nhân vật và chiến công của họ.

Câu 2 - Trang 21: (Ngữ văn 6 tập 2 sách Kết nối tri thức)
Sưu tầm một số bản kể khác của các truyền thuyết đã học. So sánh và nêu nhận xét về sự giống và khác nhau (sự kiện, chi tiết...) giữa các bản kể.
Trả lời:
 Ví dụ một số dị bản của truyền thuyết “Thánh Gióng”: 
+ Bản kể trong sách “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đổng Chi. 
+ Bản kể trong sách “Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập 1 – văn học dân gian” do Phong Châu kể. 

Câu 3 - Trang 21: (Ngữ văn 6 tập 2 sách Kết nối tri thức)
Tìm hiểu, giới thiệu một tác phẩm thơ hoặc vở kịch thể hiện nội dung truyện Thánh Gióng và nội dung truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.
Trả lời:
- Bài thơ thể hiện nội dung truyện Thánh Gióng:
ĐẠI NAM QUỐC SỬ DIỄN CA
Sáu đời Hùng vận vừa suy
Vũ Ninh có giặc mới đi cầu tài.
Làng Phù Đổng có một người
Sinh ra chẳng nói, chẳng cười trơ trơ.
Những ngờ oan trái bao giờ,
Nào hay thần tướng đợi chờ phong vân.
Nghe vua cầu tướng ra quân,
Thoắt ngồi, thoắt nói muôn phần khích ngang.
Lời thưa mẹ, dạ cần vương,
Lấy trung làm hiếu một đường phân minh.
Sứ về tâu trước triều đình,
Gươm vàng, ngựa sắt đề binh tiến vào.
Trận mây theo ngọn cờ đào,
Ra uy sấm sét, nửa chiều giặc tan.
Áo nhung cởi lại Linh San,
Thoắt đà thoát nợ trần hoàn lên tiên.
Miếu đình còn dấu cố viên.
Chẳng hay chuyện cũ lưu truyền có không?

PHÙ ĐỔNG THIÊN VƯƠNG
Tinh anh dấu được khí kiền khôn,
Thiên tướng vang lừng tám cõi đồn.
Nghe tiếng Hùng vương bẻn nảy việc,
Mảng danh, nghịch tặc đã kinh hồn.
Vợt vàng ngựa sắt hằng di để,
Làng Gióng non Trâu miếu hãy còn.
Tự điển trời nam ngôi đệ nhất,
Âm phò quốc thế vững bằng non.

Lê Thánh Tông

- Tác phẩm thơ thể hiện nội dung truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” 
Chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh
“Lại nghe trong thủa Lạc Hùng
Mị Châu có ả tư phong khác thường,
Gần xa nức tiếng cung trang.
Thừa long ai kẻ đông sàng sánh vai?
Bỗng đâu vừa thấy hai người,
Một Sơn Tinh với một loài Thủy Tinh,
Cầu hôn đều gửi tấc thành,
Hùng Vương mới phán sự tình một hai.
Sính nghi ước kịp ngày mai,
Ai mau chân trước, định lời hứa anh.
Trống lầu vừa mới tan canh,
Kiệu hoa đã thấy Sơn Tinh chực ngoài.
Ước sao lại cứ như lời,
Xe loan trăm cỗ đưa người nghi gia.
Cung đàn tiếng địch xa xa,
Vui về non Tản, oán ra bể Tần.
Thủy Tinh lỡ bước chậm chân,
Đùng đùng nổi giận, đem ân làm thù.
Mưa tuôn gió thổi mịt mù,
Ào ào rừng nọ, ù ù núi kia,
Sơn thần hỏa phép cũng ghê,
Lưới giăng dòng Nhị, phen che ngàn Đoài.
Núi cao sông cũng còn dài,
 Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen.

(Trích “Đại Nam quốc sử diễn ca”) 

Câu 4 - Trang 21: (Ngữ văn 6 tập 2 sách Kết nối tri thức)
Theo em, vì sao hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông thường đặt tên là Hội khỏe Phù Đổng?
Trả lời:
Hội thi đặt tên là hội khỏe Phù Đổng vì:
- Hội thi dành cho lứa tuổi thiếu niên, lứa tuổi Thánh Gióng trong thời đại mới.
 - Hình ảnh Thánh Gióng là hình ảnh của sức mạnh, của tinh thần chiến thắng rất phù hợp với ý nghĩa của một hội thi thể thao.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây