1. Chuẩn bị
- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này
- Khi đọc văn bản thông tin thuật lại một sự kiện trật tự thời gian, các em cần chú ý:
- Văn bản thuật lại một sự kiện là loại văn bản thông tin, ở đó người viết thuyết minh (trình bày, miêu tả, kể lại) một sự kiện (lịch sử, văn hoá, khoa học,…).
Thời điểm và nơi xuất hiện của văn bản. Thời điểm đó có ý nghĩa gì?
Trả lời:
+ Thời điểm ra đời của văn bản: Thứ Bảy, 1-9-2018
Nơi xuất hiện của văn bản: Trên trang báo điện tử Baodanang.vn
Thời điểm đó có ý nghĩa: Chuẩn bị cho ngày kỉ niệm 73 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2-9-1945 – 2-9-2018).
Thông tin chính mà văn bản cung cấp cho người đọc, thông tin ấy được nêu ở phần nào của văn bản?
Trả lời:
+ Thông tin chính mà văn bản cung cấp cho người đọc về sự kiện ra đời bản Tuyên ngôn Độc lập Thông tin ấy chủ yếu được nêu ở phần 2 văn bản.
Những mốc thời gian được nhắc đến trong văn bản. Tương ứng với mỗi mốc thời gian đó là sự việc gì?
Trả lời:
+ Những mốc thời gian được nhắc đến trong văn bản. Tương ứng với mỗi mốc thời gian đó là sự việc:
- 4-5-1945: Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào.
- 22-8-1945: Bác rời Tân Trào về Hà Nội.
- Tối 25-8: Bác ở tầng 2 nhà 48 Hàng Ngang.
- Sáng 26-8-1945: Hồ Chí Minh chủ trì cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng và chuẩn bị ra Tuyên ngôn Độc lập.
- Ngày 27-8-1945: Bác đề nghị đầu tháng 9, Chính phủ ra mắt toàn dân Tuyên ngôn Độc lập.
- Ngày 28, 29-9: sáng Bác làm việc tại 12 Ngô Quyền, tối bác soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập.
- 30-8: Bác mời một số đồng chí đến trao đổi, góp ý cho bản thảo Tuyên ngôn Độc lập.
- 31-8: Bác bổ sung một số điểm cho Tuyên ngôn Độc lập.
- 14 giờ ngày 2-9-1945: Bác đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Các yếu tố nhan đề, sa pô, đề mục, chữ đậm, số thứ tự đấy đày dòng, hình ảnh âm thanh trong văn bản. Những yếu tố đó có tác dụng gì?
Trả lời:
+ Các yếu tố nhan đề, sa pô, đề mục, chữ đậm, số thứ tự, dấu đầu dòng, hình ảnh, âm thanh,… trong văn bản có tác dụng thuật lại các sự kiện theo trật tự thời gian, trình bày một cách khoa học, dễ hiểu, sinh động thu hút người đọc và giúp họ ghi nhớ, nắm bắt những sự kiện chính.
Sự kiện được thuật lại. Ý nghĩa của việc thuật lại sự kiện đó đối với người đọc?
Trả lời:
+ Ý nghĩa của việc thuật lại sự kiện Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945 giúp người đọc hình dung được cả một quá trình dẫn đến sự kiện đó, nắm bắt được sự chuẩn bị của Bác cũng như Chính phủ, Đảng đưa ra một sự kiện lịch sử quan trọng với toàn dân tộc.
Đọc trước văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập, tìm hiểu về tác giả Bùi Đình Phong
Trả lời:
+ PGS. TS Bùi Đình Phong sinh năm 1950, quê ở huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
+ Ông từng trải qua quá trình rèn luyện trong quân ngũ, từng tham gia chiến đấu ở chiến trường B (tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi).
+ Sau đó theo học đại học chuyên ngành lịch sử và được giữ lại công tác tại Khoa Lịch sử, Đại học Tổng hợp Hà Nội.
+ Tháng 1/1994 ông về công tác tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đảm nhận công việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng.
+ Tuy đã nghỉ hưu nhưng ông vẫn miệt mài, đam mê nghiên cứu khoa học, đi giảng dạy.
Tìm hiểu về sự kiện Chủ tích HCM đọc Tuyên ngộc Độc lập ngày 2-9-1945 và ghi lại những thông tin cần thiết. Ghi rõ nguồn cung cấp các thông tin ấy.
Trả lời:
"Thời khắc khi Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, mở ra một kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội cho dân tộc ta. Tuyên ngôn Độc lập không chỉ tiếp nối dòng chảy văn hóa hàng ngàn năm, khát vọng của dân tộc Việt Nam, mà còn khẳng định những căn cứ pháp lý về quyền con người, quyền dân tộc của Việt Nam, để từ đó khẳng định độc lập, tự do, chủ quyền quốc gia, quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc. Tuyên ngôn Độc lập là áng văn bất hủ, không chỉ có giá trị lịch sử mà xuyên qua lịch sử đến hiện tại và tương lai. Để hiểu ý nghĩa sâu xa, phải thấy rằng, văn kiện này được kết tinh từ khát vọng của Việt Nam, dân tộc yêu chuộng hòa bình và luôn hướng tới đấu tranh cho nền hòa bình không chỉ có dân tộc mình, mà còn cho nhân loại tiến bộ."
2. Đọc hiểu
* Câu hỏi giữa bài:
Chú ý ngày đăng tải bài viết
Trả lời:
Ngày đăng tải bài viết: Thứ Bảy, 1-9-2018 – trước một ngày kỉ niệm 73 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2018)
- Phần in đậm (sa pô của bài báo có tác dụng gì)
Trả lời:
- Tác dụng của phần sa pô:
Thu hút người đọc, xác định chủ đề của bài viết
Tóm tắt nội dung bài viết
Vừa thể hiện phong cách của tác giả vừa chứng minh tính thời sự
- Quan sát hai bức ảnh
Trả lời:
- Ảnh 1 là Bác Hồ đang đọc bản Tuyên ngôn Độc lập vào ngày 2-9-1945.
- Ảnh 2 là Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945 nơi Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập.
Phần 1 cung cấp thông tin gì? Tìm hiểu thêm bản Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ
Trả lời:
- Phần 1 cung cấp thông tin: Bác đề nghị được có cuốn Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ
Tìm hiểu thêm bản Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ
+ Đây là bản tuyên bố được thông qua bởi cuộc họp của Quốc hội lục địa lần thứ hai tại Tòa nhà bang Pennsylvania (nay là Hội trường Độc lập) ở Philadelphia, Pennsylvania, vào ngày 4 tháng 7 năm 1776.
+ Tuyên ngôn tuyên bố rằng Mười ba thuộc địa trong tình trạng chiến tranh với Vương quốc Liên hiệp Anh sẽ coi mình là mười ba quốc gia độc lập có chủ quyền, không còn dưới sự cai trị của Anh.
- Những thông tin cụ thể nào cần chú ý trong phần 2?
Trả lời:
- Bác chủ trì cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng về đối nội đối ngoại, danh sách thành viên Chính phủ lâm thời, chuẩn bị ra Tuyên ngôn Độc lập.
- Bác Hồ soạn thảo, chuẩn bị kĩ lưỡng, yêu cầu sự đóng góp, chỉnh sửa từ một số đồng chí để có một bản Tuyên ngôn Độc lập chuẩn xác.
- Chú ý các mốc thời gian diễn ra các sự việc trong văn bản
Trả lời:
Các mốc thời gian diễn ra các sự việc trong văn bản:
- 4-5-1945: Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào.
- 22-8-1945: Bác rời Tân Trào về Hà Nội.
- Tối 25-8: Bác ở tầng 2 nhà 48 Hàng Ngang.
- Sáng 26-8-1945: Hồ Chí Minh chủ trì cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng và chuẩn bị ra Tuyên ngôn Độc lập.
- Ngày 27-8-1945: Bác đề nghị đầu tháng 9, Chính phủ ra mắt toàn dân Tuyên ngôn Độc lập.
- Ngày 28, 29-9: sáng Bác làm việc tại 12 Ngô Quyền, tối bác soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập.
- 30-8: Bác mời một số đồng chí đến trao đổi, góp ý cho bản thảo Tuyên ngôn Độc lập.
- 31-8: Bác bổ sung một số điểm cho Tuyên ngôn Độc lập.
- 14 giờ ngày 2-9-1945: Bác đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Thông tin nào được nhắc đến ở phần 3?
Trả lời:
Thông tin được nhắc đến ở phần 3:
14 giờ ngày 1945, tại quảng trường Ba đình, chủ tịch HCM đọc bảng tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
* Câu hỏi cuối bài
Câu 1 trang 93: (Ngữ Văn 6 tập 1 sách Cánh Diều)
Văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập” thuật lại sự kiện gì, theo trình tự nào?
Trả lời:
- Văn bản thuật lại sự ra đời của bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta ngày 2/9/1945 theo trình tự thời gian.
Câu 2 trang 93: (Ngữ Văn 6 tập 1 sách Cánh Diều)
Nêu nội dung chính của từng phần trong văn bản
Trả lời:
- Phần 1: Bác yêu cầu giao cho Bác cuốn Tuyên ngôn độc lập của Mĩ
- Phần 2: Qúa trình chuẩn bị, hoàn thiện bản Tuyên ngôn độc lập
- Phần 3: 2/9/1945 Bác đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Câu 3 trang 93: (Ngữ Văn 6 tập 1 sách Cánh Diều)
Kẻ bảng sau vào vở và ghi lại mỗi thông tin cụ thể trong phần 2 của văn bản ( tương ứng với từng mốc thời gian) bằng một câu:
Trả lời:
Mốc thời gian |
Thông tin cụ thể |
4/5/1945 |
Hồ Chí Minh rời Pác bó về Tân trào |
22/8/1945 |
Bác rời Tân Trào về Hà Nội |
25/8/1945 |
Bác vào ở nội thành, ở tầng 2 nhà 48 Hàng Ngang |
Sáng 26/8/1945 |
Hồ Chí Minh triệu tập họp Thường vụ Trung Ương Đảng, chuẩn bị ra Tuyên ngôn Độc lập |
27/8/2945 |
Bác tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ đưa ra đề nghị Chính phủ ra mắt quốc dân, đọc Tuyên ngôn Độc lập mà Người đã chuẩn bị |
Ngày 28 và 29/8/1945 |
Bác đến làm việc tại 12 Ngô Quyền, soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập |
30/8/1945 |
Bác mời mọi người tới trao đổi góp ý cho bản Tuyên ngôn độc lập |
31/8/1945 |
bổ sung một số điểm vào bảng Tuyên ngôn độc lập |
14 giờ ngày 2/9/1945 |
chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa |
Câu 4 trang 93: (Ngữ Văn 6 tập 1 sách Cánh Diều)
Các bức ảnh được đưa ra vào văn bản nhằm mục đích gì?
Trả lời:
- Các bức ảnh được đưa vào văn bản nhằm minh họa và thu hút người đọc
Câu 5 trang 93: (Ngữ Văn 6 tập 1 sách Cánh Diều)
Em thấy thông tin nào trong văn bản cần chú ý nhất? Vì sao?
Trả lời:
- Trong văn bản cần chú ý nhất thông tin về thời gian. Vì văn bản này cần có những yếu tố thời gian sự kiện chính xác để làm rõ nội dung sự ra đời của bản Tuyên ngôn Độc lập.
Câu 6 trang 93: (Ngữ Văn 6 tập 1 sách Cánh Diều)
Tờ lịch sau đây nhắc đến sự kiện lịch sử nào và cho em biết những thông tin gì về sự kiện ấy? Cách trình bày thông tin về sự kiện lịch sử ở tờ lịch này có khác gì với văn bản Hồ Chí Minh và ” Tuyên ngôn Độc lập”
Trả lời:
- Tờ lịch này nhắc tới sự kiện ngày quốc khánh nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1945
- Cách trình bày của tờ lịch khác ở chỗ: Tờ lịch chỉ có thời gian, nội dung tóm tắt của ngày quốc khánh này trong khi văn bản Hồ Chí Minh và "Tuyên ngôn Độc lập” nêu rõ trình tự các sự việc quá trình, diễn biến lịch sử để bản Tuyên ngôn độc lập ra đời.