Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Soạn văn 6 sách Cánh diều, bài 8: Khan hiếm nước ngọt

Thứ năm - 10/02/2022 09:00
Soạn văn 6 sách Cánh diều, bài 8: Khan hiếm nước ngọt - Trang 51, 52, 53, 54.

1. Chuẩn bị 

- Đọc trước văn bản Khan hiếm nước ngọt; liên hệ với những hiểu biết của bản thân về nước, suy nghĩ để trả lời các câu hỏi sau:
+ Hằng ngày, em vẫn sử dụng nước, sự khác nhau giữa:
- nước: chất lỏng không màu, không mùi và tồn tại trong tự nhiên ở ao hồ, sông biển,…
- nước mặn: nước biển, có vị mặn tự nhiên vì chứa nhiều muối.
- nước ngọt: nước tự nhiên, không có vị mặn, thường ở sông hồ.
- nước sạch: nước không bị nhiễm bẩn và các chất độc hại, dùng cho đời sống sinh hoạt của con người.
Nguồn nước nhà em đang sử dụng trong sinh hoạt là nước sạch.
+ Nếu phải trình bày trước lớp ba tác dụng của nước ngọt, em sẽ nêu tác dụng:
- Tưới cây
- Thức uống của động vật
- Môi trường sống của những loài vật ưa thích nước ngọt.
 

2. Đọc hiểu

* Câu hỏi giữa bài
Câu hỏi 1 - Trang 51:
 (Ngữ văn 6 tập 2 sách Cánh diều)
Ý chính của phần mở đầu là gì? Nó liên quan với tên văn bản như thế nào?
Trả lời: 
Ý chính của phần mở đầu về là gợi mở về vấn đề nguồn nước kham hiếm. Nó chính là nhan đề của văn bản

Câu hỏi 2 - Trang 52: (Ngữ văn 6 tập 2 sách Cánh diều)
Các câu in nghiêng ở phần 2 dùng để phản đối ý kiến nào?
Trả lời: 
Các câu in nghiêng ở phần 2 dùng để phản đối ý kiến con người và muôn loài không bao giờ thiếu nước.

Câu hỏi 3 - Trang 52: (Ngữ văn 6 tập 2 sách Cánh diều)
Chỉ ra những lí lẽ và bằng chứng trong phần 2.
Trả lời: 
Bề mặt quả đất mênh mông là nước nhưng đó là nước mặn chứ không phải nhưng không phải nước ngọt, lại càng không phải là nước sạch mà con người và động vật, thực vật quanh ta có thể dùng được. 
Bằng chứng:
Hầu hết trên hành tinh mà chúng ta sống là nước mặn, nước ngọt thì bị đóng băng ở Bắc Cực, Nam Cực
Do con người khai thác bừa bãi, xả bỏ rác thải, chất độc lại cứ vô tư ngấm xuống đất, thải ra sông suối lại ngày càng khan hiếm hơn nữa.

Câu hỏi 4 - Trang 53: (Ngữ văn 6 tập 2 sách Cánh diều)
Phần 3 có vai trò gì trong văn bản nghị luận này?
Trả lời: 
Phần 3 có vai trò đưa ra phương hướng giải quyết cho vấn đề khan hiếm nước ngọt trong văn bản nghị luận này.

* Câu hỏi cuối bài
Câu 1 - Trang 53: (Ngữ văn 6 tập 2 sách Cánh diều)
Văn bản Khan hiếm nước ngọt viết về vấn đề gì? Vấn đề đó được nêu khái quát ở phần nào? Tên văn bản và vấn đề đặt ra trong đó có liên quan như thế nào?
Trả lời:
- Văn bản Khan hiếm nước ngọt viết về vấn đề con người và muôn loài đang dần cạn kiệt nguồn nước ngọt để sử dụng.
- Vấn đề đó được nêu khái quát ở phần đầu tiên
- Tên văn bản chính là nội dung chính, khái quát được vấn đề đặt ra trong đó.

Câu 2 - Trang 53: (Ngữ văn 6 tập 2 sách Cánh diều)
Theo tác giả, có những lí do nào khiến nước ngọt ngày càng khan hiếm? Liệt kê ra vở các lí do theo bảng sau:
Hiện tượng Lí do
Nước ngọt ngày càng khan hiếm a. Số nước ngọt không phải là vô tận và đang ngày càng bị nhiễm bẩn bởi chính con người gây ra
 
 
 

Trả lời: 
Hiện tượng Lí do
Nước ngọt ngày càng khan hiếm a. Số nước ngọt không phải là vô tận và đang ngày càng bị nhiễm bẩn bởi chính con người gây ra
b. Số lượng nước ngọt được sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày ngày càng tăng do nhu cầu của con người và dân số tăng.
c. Nguồn nước ngọt phân bố không đồng đều, có nơi lúc nào cũng ngập nước, nơi lại rất khan hiếm
d. Ý thức sử dụng của con người còn phung phí nước ngọt, chưa khai thác hợp lí.

Câu 3 - Trang 53: (Ngữ văn 6 tập 2 sách Cánh diều)
Theo em, mục đích của tác giả khi viết văn bản này là gì và được thể hiện rõ nhất ở câu văn, đoạn văn nào? Các lí lẽ và bằng chứng đã nêu lên trong văn bản có làm rõ được mục đích của tác giả không?
Trả lời:
- Theo em, mục đích của tác giả khi viết văn bản này là cảnh báo con người về việc nguồn nước ngọt càng ngày khan hiếm và cần thay đổi ý thức để bảo về nguồn nước. Điều đó được thể hiện rõ nhất ở đoạn 3.
- Các lí lẽ và bằng chứng đã nêu lên trong văn bản có làm rõ được mục đích của tác giả, khi mà cho người đọc thấy rõ các lí do khiến cho nguồn nước ngọt ngày các khan hiếm.

Câu 4 - Trang 53: (Ngữ văn 6 tập 2 sách Cánh diều)
Qua văn bản Khan hiếm nước ngọt, người viết thể hiện thái độ như thế nào đối với vấn đề nước ngọt?
Trả lời: 
Qua văn bản Khan hiếm nước ngọt, người viết thể hiện thái độ trân trọng nước ngọt, phê phán những hành động làm ô nhiễm, khan hiếm nước ngọt

Câu 5 - Trang 53: (Ngữ văn 6 tập 2 sách Cánh diều)
So với những điều em biết về nước, văn bản cho em hiểu thêm được những gì?
Trả lời:
So với những điều em biết về nước, văn bản cho em hiểu thêm:
- Nguồn nước không phải vô tận.
- Số lượng nước trong sinh hoạt phục vụ con người quá lớn.
- Nguồn nước ngầm không phải lúc nào cũng khai thác được.
- Có những rác thải, chất độc mất rất lâu để phân hủy.

Câu 6 - Trang 53: (Ngữ văn 6 tập 2 sách Cánh diều)
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 8 – 10 dòng) về chủ đề môi trường, có sử dụng thành ngữ “nhiều như nước”
Trả lời:
Đoạn văn 1:
Mọi người luôn dùng thành ngữ “nhiều như nước” ý chỉ sự vật giàu có, dồi dào. Bởi vì họ nghĩ rằng Trái đất có nhiều đại dương lớn nên lượng nước không bao giờ hết, có thể dùng muôn đời. Thế nhưng số lượng nước ngoài đại dương là nước mặn và không thể sử dụng chúng trong sinh hoạt. Mà hiện tại nước ngọt thì lại đang cạn dần. Vậy nguyên nhân từ đâu? Thứ nhất, số nước ngọt không phải là vô tận và đang ngày càng bị nhiễm bẩn bởi chính con người gây ra. Thứ số lượng nước ngọt được sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày ngày càng tăng. Thứ ba, nguồn nước ngọt phân bố không đồng đều. Cuối cùng là ý thức sử dụng của con người còn phung phí nước ngọt. Con người cần tiết kiệm và sử dụng nước ngọt một cách hợp lí.

Đoạn văn 2:
Nhiều như nước vốn là câu thành ngữ dân gian quen thuộc khi chúng ta muốn so sánh sự nhiều vô tận của một thứ gì đó tựa như nguồn nước vậy. Nhưng ngay như Bộ trường Bộ Nông nghiệp đã phát biểu rằng “Nước ngọt ngày càng khan hiếm chứ không phải nhiều như nước”. Chất lượng nước trên các lưu vực sông đang bị suy giảm và trở thành vấn đề nóng tại nhiều địa phương. Sự gia tăng dân số và quá trình đô thị hóa thời gian qua đã và đang gây sức ép đến chất lượng nước trong các lưu vực sông. Nguồn nước bị ô nhiễm đang là nguyên nhân chính khiến cho nước trong hệ thống thủy lợi không thể quay vòng, tái sử dụng. Ô nhiễm môi trường nước đã và đang gây ra những thiệt hại kinh tế cho sản xuất nông nghiệp và khai thác, nuôi trồng thủy sản. Gia tăng nhu cầu sử dụng nguồn nước, cùng vấn đề ô nhiễm nguồn nước làm phát sinh các mâu thuẫn, xung đột trong xã hội. Chính vì thế bảo vệ nguồn nước chính là trách nhiệm của chính cũng ta, của toàn hành tinh này.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây