Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Soạn Ngữ văn 12 sách Kết nối tri thức, bài 1: Thực hành tiếng Việt trang 26

Thứ hai - 08/07/2024 05:09
Soạn Ngữ văn 12 sách Kết nối tri thức, bài 1: Thực hành tiếng Việt trang 26.
Câu 1 trang 26. Xác định biện pháp tu từ nói mỉa và phân tích hiệu quả của nó ở từng trường hợp sau đây:
a.Công chúng luôn luôn vỗ tay hoan hô Xuân, còn trên khán đài, đức vua Xiêm đã lộ mặt rồng tất cả sự thịnh nộ của vị thiên tử thế thiên hành đạo ở cái có hàng triệu con voi.
(Vũ Trọng Phụng, Số đỏ)
b.Trên mép ông, ông đã bao công trình mới cấy được từng ấy râu […] Thì sau hết, những lông tơ nó cũng dài ra, và trông rõ hơn. Và đến bây giờ, đứng ở hai bên miệng ông, nó thành hình hai cái dấu chua nghĩa (…)
(Nguyễn Công Hoan, Đồng hào có ma)
Trả lời:
a.  Biện pháp tu từ nói mỉa: “mặt rồng”; “vị thiên tử” có tác dụng:
- Nhấn mạnh sự tức giận của đức vua Xiêm, một người quyền cao chức trọng giống như một con rồng, một vị thiên tử. 
- Phê phán nhà vua bởi ông dùng quyền lực của mình không đúng chỗ, cơn thịnh nộ ấy đang khiến đức vua trở nên thiếu uy quyền và trở nên nực cười.

b. Biện pháp tu từ nói mỉa: “bao công trình”, “dấu chua”, “từng ấy” có tác dụng:
- Cho người đọc thấy được rằng ông quan này vơ vét của cải, lấy cả những đồng hào lẻ của nên nên mất công đi cấy râu cho đến khi nó mọc lông tơ thì cái râu đó không rõ nữa.
- Phê phán bọn cường hào ác bá ngày xưa, cái tính tham lam vơ vét táng tận lương tâm của chúng xuất phát từ bên trong nên có nhân tạo bề ngoài như thế nào cũng không hề che giấu được.

Câu 2 trang 26, 27. Xác định nghịch ngữ trong các câu có hàm ý mỉa mai sau và cho biết căn cứ để thực hiện điều này:
a. Như một bậc vĩ nhân nhũn nhặn, nó giơ quả đấm chào loài người, nhẩy xuống xe, lên xe hơi.
(Vũ Trọng Phụng, Số đỏ)
b. Bước đường công danh của ông cũng bắt đầu từ chức lí trưởng vượt qua những bậc phó tổng, chánh tổng, rồi cơm rượu, bò lợn rồi quan phủ, quan tỉnh hợp sức với nhau đưa ông lên chức nghị viên.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Trả lời:
a. 
- Nghịch ngữ “nó giơ quả đấm chào loài người”
- Cách căn cứ: xét về ý nghĩa thì từ “đấm” và “chào” không thể dùng trong một trường hợp, tạo ra sự phi lí. 
+ “Đấm”: Hành động đại diện cho sự bạo lực.
+ “Chào” Hành động thể hiện sự lễ phép, lịch sự.

b. 
- Nghịch ngữ “rồi cơm rượu, bò lợn”
- Cách căn cứ: Tác giả đang đưa ra một loạt chức vụ của ông đã trải qua như phó tổng, chánh tổng nhưng lại xuất hiện từ “cơm rượu” và “bò lợn”. Những từ này đang không cùng về trường nghĩa, tạo ra sự đối nghịch về nội dung để người đọc thấy bước đường công danh của ông không chỉ trải qua những chức vụ ấy mà còn là sự vơ vét của cải của dân.

Câu 3 trang 27. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng nghịch ngữ trong các trường hợp sau:
a. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền.
(Nguyễn Tuân, Người lái đò sông Đà)
b.Trong lúc ấy, ông nhà báo cấp tiến với xã hội và bảo thủ với gia đình vội vàng lấy bút máy và sổ tay ra ghi chép, coi những lời lẽ quý hóa ấy tự hồ bật ở miệng một vĩ nhân mà ra…
(Vũ Trọng Phụng, Số đỏ)
Trả lời:
a.
=> Nghịch ngữ trong ngữ cảnh này muốn lột tả cái hung tợn, nguy hiểm của ghềnh thác sông Đà

b.
=> Nghịch ngữ trong ngữ cảnh trên mang ý mỉa mai những con người thời Pháp thuộc, bị dắt mũi bởi một kẻ ranh ma, khôn vặt.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây