Câu 1 - Trang 100: Trong các câu sau, theo em, câu nào là câu khẳng định, câu nào là câu phủ định? Vì sao em xác định như vậy?
a. Ngập lụt đã tạo nên ít nhất là ba kết nối quan trọng cho hệ sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm dòng nước, phù sa và dòng sinh vật.
(Lê Anh Tuấn, Miền châu thổ sông Cửu Long
cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ)
b. Thật ra, điều này không mới, ít nhất vài trăm năm trước, các cư dân đầu tiên đến vùng haong địa châu thổ, họ đã quen với cách sống với mùa nước nổi hàng năm.
(Lê Anh Tuấn, Miền châu thổ sông Cửu Long
cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ)
c. Còn chúng tôi, chúng tôi chẳng thể quên được mảnh đất tươi đẹp này.
(Xi-át-tơn, Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn)
Trả lời:
a. Câu khẳng định => câu khẳng định vấn đề, không có từ phủ định
b. Câu phủ định => có từ phủ định “không”
c. Câu phủ định => có từ phủ định “chẳng thể”
Câu 2 - Trang 100: Chỉ ra trong các câu sau, câu nào là câu phủ định bác bỏ, câu nào là câu phủ định miêu tả và câu nào không phải là câu phủ định:
a. Tôi biết người da trắng không hiểu cách sống của chúng tôi.
(Xi-át-tơn, Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn)
b. Ở thành phố của người da trắng, chẳng có nơi nào yên tĩnh cả, chẳng có nơi nào là nghe được tiếng lá cây lay động vào mùa xuân hay tiếng vỗ cánh của côn trùng.
(Xi-át-tơn, Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn)
c. Mùa nước nổi xưa kia hay mùa lũ theo cách gọi hiện nay, không là mối lo ngại cho nông dân vùng châu thổ Cửu Long, một mùa nước lũ lớn, như một niềm tin tâm linh, sẽ đem lại sự giàu có, sung túc cho vùng đất.
(Lê Anh Tuấn, Miền châu thổ sông Cửu Long
cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ)
Trả lời:
a. Câu phủ định bác bỏ: sử dụng từ phủ định “không”, phản bác ý kiến người da trắng hiểu cách sống của người da đỏ.
b. Câu phủ định miêu tả: sử dụng từ phủ định “chẳng có”, diễn tả rằng ở thành phố của người da trắng không có nơi nào yên tĩnh.
c. Không phải câu phủ định