Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Soạn văn 8 sách Kết nối tri thức, bài 8: Viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện)

Thứ năm - 26/10/2023 03:57
Soạn văn 8 sách Kết nối tri thức, bài 8: Viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện) - Trang 77, 78, ..., 81.
Mỗi tác phẩm văn học là một thế giới nghệ thuật sống động, thu hút sự khám phá, giải mã của người đọc. Việc phân tích tác phẩm giúp ta hiểu sâu sắc hơn về vẻ đẹp của nghệ thuật ngôn từ và những thông điệp mà tác giả gửi gắm. Trong bài 6. Chân dung cuộc sống, em đã được hướng dẫn cách viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện. Phần Viết của bài học này sẽ tiếp tục hướng dẫn em cách viết kiểu bài trên để củng cố và nâng cao kiến thức, kĩ năng đã học.

1. Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm và nêu ý kiến khái quát về tác phẩm.
Trả lời:
Giới thiệu ngắn gọn về tác giả và tác phẩm: 
Tạ Duy Anh là nhà văn từng viết những tác phẩm đề cập tới nhiều vấn đề xã hội mang tính thời sự gai góc như Bước qua lời nguyền, Lão Khổ, Thiên thần sám hối.... Ông là cây bút dành cho thiếu nhi những truyện ngắn dễ thương.
Bức tranh của em gái tôi là một bức tranh đẹp qua đó thấy được tuổi thơ đẹp đẽ.

2. Nêu ngắn gọn nội dung chính và chủ đề của tác phẩm.
Trả lời:
Nội dung: Truyện kể về kiều Phương, em gái của "tôi", Kiều Phương là một cô gái có tài hội họa thiên bẩm. Tài năng của em được phát hiện khi một họa sĩ là bạn của bố đến chơi. Biết em gái có năng khiếu "tối" cảm thấy ghen tị và mặc cảm, nhờ chú họa sĩ, giới thiệu, Kiều Phương tham dự cuộc thi vẽ tranh quốc tế và đoạt giải nhất với bức tranh em trai mình.
Chủ đề của tác phẩm: Tài năng và tình yêu thương em gái dành cho anh trai mình.

3. Dùng lí lẽ, bằng chứng để chỉ ra và phân tích tác dụng một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
Trả lời:
Bức tranh thu hút người đọc trước hết bởi nghệ thuật xây dựng nhân vật. Hai nhân vật Kiều Phương và "tôi" hiện lên trong tương quan đối sánh, bổ sung, soi chiếu cho nhau để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc. 
Khắc họa nhân vật qua lời nói, cử chỉ, hành động, em giống như một thiền thần nhỏ, hồn nhiên, trong trẻo, vô tư đa tình yêu thương ấm áp cho mọi người xung quanh với những con vật, đồ vật.

4. Phân tích tác dụng của nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật "tôi".
Trả lời:
Tác dụng của nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật "tôi" là người anh trai chú ý tới từng hành động nhỏ nhặt của em gái, từ việc thích thủ lục lọi đồ đạc trong nhà đến cách chế thuốc vẽ lạ đời. Sự tò mò ấy cũng là một kiểu quan tâm. Bước ngoặt tâm lí của người anh bắt đầu từ lúc tài năng hội họa của em được phát hiện.

5. Khẳng định tâm huyết, tài năng của tác giả và ý nghĩa, giá trị của tác phẩm.
Trả lời:
Để viết được một truyện như vậy, ngoài tình cảm yêu mến dành cho các bạn nhỏ, tác giả còn phải thực sự am hiểu tâm lí tuổi mới lớn – lứa tuổi đã bắt đầu bớt hồn nhiên bởi sự xuất hiện những rắc rối rất cần được giải quyết....

Bài viết tham khảo 1:
Cuộc chia tay của những con búp bê do Khánh Hoài sáng tác đã để lại những dư âm, xúc động sâu sắc trong lòng người đọc. Đọc tác phẩm hẳn chúng ta sẽ không thể nào quên được hình ảnh của Thành và Thủy hai đứa trẻ tội nghiệp, đáng thương phải chia xa nhau vì những khúc mắc của người lớn.

Trước hết, Thành là người có tình yêu thương em sâu sắc. Trong những ngay gia đình hòa thuận, êm ấm, cậu luôn yêu thương, chiều chuộng em, chiều nào cũng đón em đi học về, cùng nắm tay nhau đi và trò chuyện. Cho đến những ngay gia đình sắp phải li tán, anh em mỗi người đôi ngả tình cảm cậu dành cho em lại càng sâu đậm hơn. Với tâm hồn của một đứa trẻ nhạy cảm, dù đã gắng gượng nhưng cả đêm Thành vẫn khóc, đến mức ướt đầm cả hai gối. Khi chia đồ chơi, Thành nhường tất cả cho em: “Không phải chia nữa, anh cho em tất”. Rồi cậu mong sao tất cả những điều này chỉ là một giấc mơ, sau giấc mơ này mọi việc sẽ trở lại như cũ. Thành còn là một cậu bé có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế. Chi tiết Thành nhận xét sự thay đổi của cảnh vật xung quanh: “cảnh vật vẫn như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này” hay “Ra khỏi trường tôi kinh ngạc khi thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”. Những suy nghĩ đó càng cho thấy rõ hơn sự nhạy cảm tinh tế của Thành, đồng thời sự đối lập giữa ngoại cảnh và tâm cảnh khiến cho người đọc thêm xót xa và cảm thương hơn cho số phận bất hạnh của hai anh em.
 
Ta không chỉ ấn tượng với một người anh – Thành yêu thương, chiều chuộng em, mà còn nhớ về một Thủy – người em có tâm hồn, tấm lòng nhân hậu trong sáng và cũng hết sức yêu thương, quan tâm anh.

Trước hết, Thủy là cô bé chu đáo, luôn quan tâm và yêu thương anh. Bằng đôi bàn tay khéo léo, cô bé đã vá lại chiếc áo rách cho anh thật hoàn hảo; tối tối sau khi học bài xong lại “võ trang” cho con Vệ Sĩ và đem đặt lên đầu giường để canh giấc ngủ cho anh. Cô bé cũng là đứa trẻ có tâm hồn nhạy cảm, trước tình cảnh gia đình phải chia lìa, anh em phải rời xa nhau, Thủy đã khóc cả đêm, đôi mắt em sưng húp lên, như mất hồn, người loạng choạng như sắp ngã khi mẹ yêu cầu chia đồ chơi. Làm sao em có thể sống một cách bình thường khi mà em sắp phải chia tay người em yếu quý nhất. Tác giả đã thật tinh tế và sâu sắc khi nắm bắt chính xác những cung bậc cảm xúc của nhân vật.

Khi chia đồ chơi trong tâm trạng Thủy xảy ra sự mâu thuẫn: một mặt, Thủy tru tréo giận giữ khi anh để con búp bê ra hai phía, mặt khác lại lo lắng nếu để hai con búp bê theo mình, thì lấy ai gác đêm cho anh ngủ ngon. Rồi cuối cùng em quyết định để hai con búp bê lại cho anh, để chúng không bao giờ phải xa nhau. Những suy nghĩ, hành động của Thủy trong việc chia búp bê cho thấy em là một đứa trẻ hồn nhiên, trong sáng, không chỉ yêu thương anh mà còn có tấm lòng vị tha cao cả. Trong hoàn cảnh này, Thủy là một đứa bé vô cùng đáng thương, em không suy nghĩ cho bản thân, mà chỉ suy nghĩ đến người khác, vì người khác. Trong những giờ phút cuối cùng của cuộc chia li, Thủy đã có hành động vô cùng bất ngờ Thủy tụt xuống xe và chạy về chiếc giường đặt con Em Nhỏ cạnh con Vệ Sĩ. Dù hai anh em phải chia tay nhưng tình cảm của hai em thì mãi không thể chia cắt.

Số phận của Thủy còn có phần bất hạnh hơn anh trai, có lẽ người anh ở với bố vẫn được tiếp tục học tập, còn với Thủy điều ấy không thể xảy ra. Trong cuộc chia tay với lớp học, khi cô giáo tặng em bút và vở, Thủy đã từ chối không nhận, lí do em đưa ra khiến người đọc ứa nước mắt: “Thưa cô em không dám nhận … em không được đi học nữa” “Nhà bà ngoại em ở xa trường học lắm. Mẹ em bảo sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán”. Tình cảnh của em thật đáng thương, Thủy không chỉ bị cướp đi cuộc sống gia đình hạnh phúc, cướp đi người anh trai yêu quý mà em còn bị cướp đi quyền học tập, vui chơi – quyền cơ bản nhất của mỗi đứa trẻ. Em sớm phải lao vào đời kiếm sống.

   Để tạo nên thành công của tác phẩm, Khánh Hoài đã kết hợp linh hoạt các thủ pháp nghệ thuật. Trước hết là việc lựa chọn ngôi kể, lấy người anh một người trong cuộc chứng kiến và thấu hiểu nỗi đau chia li, qua đó thể hiện một cách chân thành và cảm động những suy nghĩ, tâm trạng đau đớn, xót xa của nhân vật. Xây dựng tình huống truyện đặc sắc, mượn câu chuyện hai anh em Thành và Thủy phải chia lìa vừa thể hiện tâm hồn trẻ thơ trong sáng, vừa thể hiện được nỗi đau của trẻ em khi tổ ấm gia đình tan vỡ. Nghệ thuật phân tích, miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc, phù hợp với tâm lí trẻ em.

Thành và Thủy là hình ảnh đại diện của rất nhiều đứa trẻ trong xã hội, sớm phải chịu cảnh gia đình li tán. Qua hai nhân vật này, tác giả Khánh Hoài cũng gửi gắm đến người đọc những thông điệp ý nghĩa: Tổ ấm gia đình mỗi người là điều vô cùng quý giá và đáng trân trọng. Bởi vậy, mỗi thành viên trong gia đình, đặc biệt là các bậc cha mẹ phải cố gắng gìn giữ, không nên vì bất cứ lí do nào mà làm tổn hại những tình cảm tự nhiên, trong sáng ấy.

Bài viết tham khảo 2:
Trong cuộc sống, bất cứ cuộc chia tay nào cũng khiến người ta phải đau lòng và thổn thức, đó là sự chia ly bất đắc dĩ của tình yêu, tình thân bởi vì những lý do khác nhau, mà sự chia ly trở thành cách giải quyết hợp lý nhất. Trong đó có lẽ đau đớn nhất là viễn cảnh cuộc chia tay của các bậc làm cha, làm mẹ đã vô tình khiến con cái của họ, những đứa trẻ ngây thơ chưa hiểu thế nào là chia ly phải đau đớn, phải chịu cú sốc lớn trong cuộc đời mà như nhân vật Thành trong truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê thổn thức đó là "tai họa".

Câu chuyện diễn ra trong hoàn cảnh hết sức buồn bã, bố mẹ của hai đứa trẻ là Thành và Thủy ly hôn, người mẹ được quyền nuôi đứa em là Thủy, còn Thành vì lớn hơn nên ở với bố. Hai đứa trẻ đáng thương chẳng có quyền lựa chọn cuộc sống cho riêng mình, phải chia cắt trong nước mắt. Nhan đề "Cuộc chia tay của những con búp bê", chính là sự ẩn dụ cho sự chia tay của hai đứa trẻ, búp bê cũng như hai đứa trẻ ấy, chúng chẳng có lỗi lầm gì, lỗi là ở người lớn nhưng tai họa lại đổ lên đầu trẻ con, búp bê vô tri, nhưng vì Thành và Thủy chia tay nên chúng cũng phải xa nhau. Đó chính là mối quan hệ liên hoàn nối tiếp các sự việc. Đặt nhan đề như thế vừa gây ấn tượng với độc giả, vừa gây nên cho người ta những suy nghĩ thật sâu xa, về hành động của con người, của những bậc làm cha đã gián tiếp để lại những đau khổ cho con em của mình như thế nào.

Câu chuyện có sự xuất hiện của hai nhân vật chính là người anh tên Thành, đứa em gái tên Thủy, toàn bộ câu chuyện và diễn biến tâm lý nhân vật đều được thể hiện thông qua cái nhìn của người anh với ngôi kể thứ nhất. Điều đó là hoàn toàn hợp lý vì Thành đã lớn, đã hiểu chuyện, dưới sự quan sát của cậu, nhân vật Thủy được bộc lộ rõ hơn cả về nội tâm và hành động, khiến câu chuyện trở nên chân thực và cảm động hơn. Thủy là một cô bé ngoan, khéo tay, lại rất thương anh, cô bé còn nhỏ nên vẫn không thể tin nổi vào chuyện ba mẹ chia tay nhau, mình sắp phải xa anh trai, xa bố. Thế nên tất cả cảm xúc của cô bé đều biểu lộ ra ngoài, Thủy kinh hoàng, tuyệt vọng và bất lực, ở độ tuổi ấy cô bé chỉ biết khóc, tiếng khóc ấy "nức nở, tức tưởi" tức tưởi cả đêm, khóc đến mức "hai bờ mi đã sưng mọng", đôi mắt thường ngày vốn lanh lợi, tinh nghịch, nay chỉ còn một nỗi buồn thăm thẳm. Có lẽ cô bé vẫn chưa thể chấp nhận chuyện đau khổ này, gia đình vốn đang êm ấm lắm cơ mà.

Cuộc chia tay như cơn ác mộng ập đến khiến Thủy trở nên im lặng hơn, dường như nội tâm cô bé đã thay đổi, đã trưởng thành hơn, cú sốc này đau đớn quá khiến cô bé trở nên đờ đẫn, thẫn thờ. Đến chuyện chia đồ chơi, vốn là những thứ trẻ con quan tâm nhất, nhưng Thủy cũng không màng nữa, Thủy nhường hết cho anh, bởi Thủy thương anh, gia đình tan vỡ, đồ chơi còn có nghĩa lý gì nữa không, đôi mắt cô bé cứ "ráo hoảnh nhìn vào khoảng không, thỉnh thoảng lại nấc lên khe khẽ", một cảnh tượng khiến người ta thắt lòng, thắt ruột. Thế nhưng duy chỉ việc Thành chia đôi con "Vệ Sĩ" với con "Em Nhỏ" thì Thủy lập tức thay đổi thái độ, cô bé "tru tréo lên giận dữ", nói như hét lên "Anh lại chia rẽ con Vệ Sĩ với con Em Nhỏ ra à? Sao anh ác thế?". Có thể nhiều người nghĩ đó là hành động trẻ con của một đứa bé khi thấy chuyện không vừa ý, nhưng không phải vậy đâu. Thủy đã cố kiềm chế cảm xúc của mình từ sau trận khóc hôm qua và đang cố chấp nhận sự thật, nhưng hành động của Thành đã khiến lớp vỏ ngụy trang ấy vỡ vụn, bởi đôi búp bê ấy là tượng trưng cho tình của hai anh em, vốn thân thiết gắn bó bấy lâu, nay Thành với Thủy phải chia tay, nhưng Thủy không muốn nhìn thấy búp bê cũng phải chia tay, bởi chúng chẳng có lỗi gì cả, thật ác độc khi làm như vậy. Câu nói của cô bé dường như cũng như là lời trách móc sâu cay hành động của cha mẹ, vì sao cha mẹ chia tay mà còn bắt anh em Thủy chia tay nữa, thật nhẫn tâm vậy sao. Nhưng Thủy cũng ái ngại vì nếu để con Vệ Sĩ đi theo mình, thì ai sẽ canh giấc ngủ cho anh. Đặc biệt cho sự chu đáo, ân cần, hiếu thảo của Thủy còn thể hiện ở việc cô bé muốn được chào bố trước khi đi, nhưng buồn thay người bố vẫn biệt tăm.

Hai anh em lại dắt tay nhau đến trường, để cho Thủy chào tạm biệt trường, cô và các bạn. Thủy chẳng hề muốn rời xa nơi cô bé đã gắn bó suốt từ khi sinh ra một chút nào, thế nên suốt quãng đường "mắt em cứ nhìn đau đáu vào một gốc cây hay một mái nhà nào đó", để khắc sâu vào trong tim những hình ảnh rất quen thuộc đó, Thủy sợ mai đi xa, Thủy sẽ quên mất, sẽ không còn nhớ đến nơi này nữa. Bước đến trường, những thứ quen thuộc như ghế đá, sân trường, cảnh cô giáo giảng bài bỗng khiến Thủy bật khóc thút thít. Hóa ra Thủy sẽ không được đi học nữa, mà phải bước vào cuộc sống mưu sinh cùng mẹ ở quê với một thúng hoa quả, cuộc chia tay của cha mẹ đã khiến Thủy rơi vào bế tắc như vậy... Thủy vẫn rất tinh tế, vì sợ ảnh hưởng đến giờ học, câu nói cuối cùng của Thủy dường như đã đánh một dấu mốc quan trọng trong sự thay đổi nơi tâm hồn của cô bé "Thôi, em chào cô ở lại. Chào tất cả các bạn tôi đi", như vậy đây là sự chia đầu tiên trong cuộc đời Thủy, với cô, với bạn bè, với trường lớp.

Cảnh Thủy chính thức chia tay Thành lại càng khiến người ta thổn thức. Cô bé, sau nhiều đắn đo suy nghĩ, cuối cùng cũng phải chấp nhận chia cắt Vệ Sĩ và Em Nhỏ, bởi quan trọng hơn hết, cô bé lo cho anh trai hơn cả. Còn đặc biệt dặn dò anh trai "Bao giờ áo anh có rách, anh tìm về chỗ em, em vá cho, anh nhé,...". Có thể thấy được tình cảm gắn bó sâu sắc của hai anh em Thành và Thủy, đặc biệt là tấm lòng yêu thương, hiếu thảo với anh trai của cô bé Thủy. Kết truyện, cô bé Thủy vẫn không muốn Vệ Sĩ và Em Nhỏ rời xa nhau, đó là chấp niệm trong lòng cô bé, đó là hình ảnh tượng trưng cho tình cảm của hai anh em. Thủy bắt Thành hứa không để hai con búp bê rời xa nhau, như một lời cam kết về tình cảm vững bền của hai anh em, dù xa nhau nhưng vẫn mãi nhớ đến nhau.

Trong truyện những chi tiết miêu tả về nội tâm của nhân vật Thành rất ít, vì Thành đóng vai trò là người kể, người quan sát mọi việc. Tuy nhiên qua những lời nói là hành động của Thành ta dễ dàng nhận ra Thành là một đứa trẻ hiểu chuyện, có suy nghĩ trưởng thành. Thành cố tạo ra cho mình lớp vỏ bọc mạnh mẽ, kiềm chế cảm xúc "cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếc khóc to", mặc dù lòng rất đau "nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo". Thành ví chuyện cha mẹ chia tay, hai anh em Thành phải xa nhau là một "tai họa", chỉ mong đó là giấc mơ chứ không phải sự thực. Chứng tỏ so với Thủy, Thành cũng đau đớn vô cùng, nỗi đau của Thành hiện lên trong cái cười nhếch mép đầy cay đắng, khi Thành nhớ về chuyện Thủy để con Vệ Sĩ gác đêm cho mình ngủ. Thành rất thương em gái, chia đồ chơi cũng dành phần lớn cho em, ánh mắt nhìn em gái đầy xót xa khi thấy em trông bố về. Trong cả câu chuyện thế giới nội tâm của Thủy được miêu tả rất kỹ càng và chi tiết chính là nhờ vào tình cảm yêu thương em gái tha thiết của nhân vật Thành. Nếu như Thủy cố gắng nhìn thật kỹ từng cảnh vật nơi phố phường, để khắc sâu vào tâm trí, thì Thành lại dành phần lớn thời gian để dõi theo em gái, với ánh mắt yêu thương, xót xa, đau đớn. Cũng giống như Thủy, Thành đang cố gắng khắc sâu bóng hình em gái vào tim, Thành sợ khoảng cách sẽ làm tình cảm anh em phai nhạt dần, nên Thành phải nhớ kỹ từng giây phút còn ở bên Thủy. Phút chia tay, sự mạnh mẽ của Thành cuối cùng cũng đổ vỡ, cậu khóc nấc lên, mếu méo hứa không chia cắt cặp búp bê với Thủy, bất lực chôn chân nhìn mẹ và em rời xa. Đoạn kết truyện mãi để lại cho độc giả những cảm xúc không thể nói thành lời, nỗi xót xa, cảm động cho tình cảm của hai anh em trước cuộc chia ly bất đắc dĩ, mà thủ phạm lại là những người lớn trong gia đình.

Cuộc chia tay của những con búp bê là một truyện ngắn rất sâu sắc và cảm động về tình cảm anh em ruột thịt trong gia đình, về nỗi đau đớn, xót xa khi phải chia lìa nhau. Từ đó mỗi con người chúng ta đều rút ra được bài học sâu sắc về tình cảm gia đình, hãy biết trân trọng những người thân yêu ở bên cạnh bạn. Đồng thời các bậc cha mẹ phải ý thức được việc mình làm, đừng vì sự ích kỷ của bản thân mà khiến con trẻ phải chịu tổn thương sâu sắc như hai nhân vật Thành và Thủy trong câu chuyện.

3. Chỉnh sửa bài viết

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây