Hãy khoanh tròn đáp án đúng:
Câu 1: Khi chiếu một vật thể lên một mặt phẳng, hình nhận được trên mặt phẳng đó gọi là:
A. Hình chiếu
B. Vật chiếu
C. Mặt phẳng hình chiếu
D. Vật thể
Câu 2: Để vẽ các hình biểu diễn 3 chiều, người ta sử dụng phép chiếu:
A. Vuông góc
B. Vuông góc và xuyên tâm
C. Song song và vuông góc
D. Xuyên tâm và song song
Câu 3: Bản vẽ lắp thường có những nội dung nào?
A. Khung tên, hình biểu diễn, kích thước, bảng kê
B. Khung tên, kích thước, yêu cầu kĩ thuật
C. Kích thước, bảng kê, yêu cầu kĩ thuật, khung tên
D. Yêu cầu kĩ thuật, khung tên, bảng kê
Câu 4: Hình nào biểu diễn các bộ phận và kích thước của ngôi nhà theo chiều cao?
A. Mặt bằng
B. Mặt cạnh
C. Mặt đứng
D. Mặt cắt
Câu 5: Căn cứ vào tính chất, vật liệu cơ khí được chia làm hai nhóm là:
A. Vật liệu kim loại, phi kim
B. Vật liệu kim loại, vật liệu phi kim loại
C. Vật liệu kim loại, vật liệu tổng hợp
D. Phi kim loại, vật liệu tổng hợp
Câu 6: Vật liệu phi kim loại được sử dụng phổ biến trong cơ khí là:
A. Kim loại đen
B. Cao su, chất dẻo
C. Thép không gỉ
D. Thiếc
Câu 7: Gang có tỉ lệ carbon:
A. > 2,14%
B. ≥ 2,14%
C. ≤ 2,14%
D. < 2,14%
Câu 8: Đâu không phải tính chất của kim loại màu?
A. Dẫn điện tốt
B. Tính chống ăn mòn thấp
C. Đa số có tính dẫn nhiệt
D. Dễ gia công
Câu 9: Tính chất của cao su là:
A. Có nhiệt độ nóng chảy thấp, nhẹ, dẻo, không dẫn điện, ít bị hóa chất tác dụng
B. Độ bền cao, dễ kéo dài thành sợi hay dát mỏng, tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt
C. Có màu trắng sáng, cứng, dẻo, dễ gia công, dễ bị oxi hóa, khi bị oxi hóa sẽ chuyển sang màu nâu
D. Có tính đàn hồi cao, khả năng giảm chấn tốt, cách điện và cách âm tốt
Câu 10: Trong các kim loại sau, đâu không phải kim loại màu?
A. Thép hợp kim
B. Đồng
C. Bạc
D. Thiếc
Câu 11: Muốn xác định trị số thực của góc, ta dùng:
A. Êke
B. Thước cặp
C. Thước lá
D. Thước đo góc vạn năng
Câu 12: Để đo đường kính trong của một kích thước không lớn lắm, cần sử dụng dụng cụ nào?
A. Thước cuộn
B. Thước cặp
C. Mũi vạch
D. Ke vuông
Câu 13: Công dụng của phương pháp cưa tay là:
A. Cắt vật thành từng phần, cắt rãnh, cắt bỏ phần thừa
B. Chặt vật khi gia công
C. Tạo độ nhẵn, bóng trên bề mặt
D. Cắt bỏ phần thừa khi gia công
Câu 14: Đo và vạch dấu là việc thể hiện hình dạng và kích thước……………. của sản phẩm lên vật cần gia công.
A. Vật
B. Thực tế
C. Bên ngoài
D. Đường kính
Câu 15: Mặt phẳng cần dũa cách mặt ê tô khoảng:
A. Dưới 10mm
B. Từ 10 – 20 mm
C. Trên 20 mm
D. Từ 15- 25 mm
Câu 16: Khi cầm đục cần để đầu đục cách ngón tay trỏ một khoảng bao nhiêu?
A. 20- 30 mm
B. 10- 20 cm
C. 20- 30 cm
D. 15- 30 mm
Câu 17: Chất dẻo nhiệt được ứng dụng làm:
A. Rổ, cốc, can, ghế, bình nước, ...
B. Tay cầm cho dụng cụ nấu ăn, ổ cắm điện, ...
C. Ống dẫn, đai truyền, đế giày, déo, ...
D. Lõi dây dẫn điện, nồi, chảo, ...
Câu 18: Các sản phẩm từ gang là:
A. Vỏ máy, vỏ động cơ, dụng cụ nhà bếp, ...
B. Làm dây dẫn điện, vỏ máy bay, xoong nồi, ...
D. Chai nhựa, ống nước, vỏ dây cáp, dây điện
D. Làm dây dẫn điện, vòng đệm, vòi nước, ...
Câu 19: Tại sao kim loại đen dễ bị gỉ sét?
A. Trong thành phần có sắt
B. Trong thành phần có carbon
C. Có chứa chất dẻo
D. Có chứa cao su
Câu 20: Tính chất của chất dẻo nhiệt là:
A. Không tái chế được
B. Hóa rắn ngay khi làm nguội từ nhiệt độ gia công
C. Không có khả năng tái chế
D. Nhiệt độ nóng chảy thấp
Câu 21: Vỏ ổ cắm điện thường được chế tạo từ loại vật liệu nào?
A. Cao su
B. Chất dẻo nhiệt rắn
C. Kim loại đen
D. Chất dẻo nhiệt
Câu 22: Nên sử dụng loại vật liệu nào để chế tạo lưỡi dao của máy xay thực phẩm?
A. Thép
B. Đồng
C. Cao su
D. Nhôm
Câu 23: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về an toàn khi cưa?
A. Khi cưa gần đứt phải đẩy cưa mạnh hơn.
B. Lưỡi cưa căng vừa phải, không sử dụng cưa không có tay nắm hoặc tay nắm vỡ.
C. Kẹp vật cưa đủ chặt.
D. Không dùng tay gạt mạt cưa hoặc thổi mạt cưa dễ bắn vào mắt.
Câu 24: Yếu tố nào có thể gây ra tai nạn trong quá trình dũa?
A. Vật cần dũa được kẹp chặt vào ê tô
B. Dùng miệng thổi phoi
C. Dũa có cán chắc chắn
D. Dùng bàn chải làm sạch chi tiết gia công
Câu 25: Quy trình thực hiện thao tác dũa là:
A. Kẹp vật -> dũa phá -> dũa hoàn thiện
B. Kẹp vật -> lấy dấu -> thao tác dũa
C. Lấy dấu -> kẹp vật -> dũa hoàn thiện
D. Lấy dấu -> kiểm tra dũa -> dũa phá -> kẹp vật
Câu 26: Tư thế đứng của người cưa là:
A. Đứng nghiêng
B. Đứng cách xa ê tô
C. Khối lượng cơ thể phân đều lên 2 chân
D. Khối lượng cơ thể tập trung vào chân trước
Câu 27: Khi tiến hành cưa, cần cắt vật theo:
A. Thẳng đứng
B. Chiều dọc
C. Chiều dài
D. Chiều ngang
Câu 28: Khi dũa không cần thực hiện thao tác nào?
A. Đẩy và tạo lực cắt
B. Kéo dũa về tạo lực cắt
C. Kéo dũa về không cần ấn
D. Điều khiển lực ấn của hai tay cho dũa thăng bằng
II/ PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1: (0,5 điểm) Làm thế nào để đảm bảo an toàn lao động khi dũa?
Câu 2: (2,5 điểm) hãy điền các từ trong khung vào sơ đồ dưới dây sao cho phù hợp:
Gang xám; kim loại đen; kim loại màu; gang trắng; thép cacbon; hợp kim nhôm; phi kim loại; chất dẻo; cao su; chất dẻo nhiệt; thép hợp kim; cao su tự nhiên; gang.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I
NĂM HỌC 2023 - 2024
Môn: Công Nghệ 8
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
(Điền đúng mỗi câu được 0,25 điểm)
II/ PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1: (0,5 điểm)
- Mặc trang phục bảo hộ lao động.
- Bàn ê tô phải chắc chắn, vật dũa phải được kẹp chặt.
- Không được dùng đũa nứt cán hoặc không có cán
- Không thổi phoi để tránh phoi bắn vào mắt.
Câu 2: (2,5 điểm) Mỗi từ đúng được 0,2 điểm