Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Soạn văn 7 sách Kết nối tri thức, bài 5: Thực hành tiếng Việt - Trang 116

Thứ tư - 17/08/2022 05:34
Soạn văn 7 sách Kết nối tri thức, bài 5: Thực hành tiếng Việt - Trang 116, ...

TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG

Câu 1 - Trang 116: Trong câu văn sau, những từ ngữ nào có thể được xem là từ ngữ địa phương? Vì sao?
Tất cả được đựng trong những thẫu, những vịm bày trên một cái trẹc, o bán cơm hến lấy ra bằng những chiếc gáo mù u nhỏ xíu, bàn tay thoăn thoắt mỗi thứ một ít…
Trả lời:
Những từ ngữ được xem là từ địa phương là: thẫu, vịm, trẹc, o. Vì  đây là những từ ngữ đặc trưng vùng miền mà chỉ ở một số địa phương như Huế mới sử dụng.

Câu 2 - Trang 116: Liệt kê một số từ ngữ địa phương được dùng trong văn bản Chuyện cơm hến. Những từ ngữ đó có nghĩa tương đương với những từ ngữ nào được dùng ở địa phương em hoặc trong từ ngữ toàn dân?
Trả lời:
Từ ngữ địa phương trong Chuyện cơm hến Từ ngữ toàn dân/địa phương nơi khác
lạt Nhạt
Duống Đưa xuống
Né Tránh
Phỏng Bỏng
Túi mắt túi mũi Tối mắt tối mũi
tui Tôi
xắt Thái
Nhiêu khê Lôi thôi, phức tạp
mè Vừng
heo Lợn
Vị tinh Bột ngọt
thẫu thẩu
vịm liễn
trẹc Mẹt
o
Bát
chi Gì
môn bạc hà cây dọc mùng
trụng nhúng

Câu 3 - Trang 116: Cho biết tác dụng của việc dùng từ ngữ địa phương của Huế trong Chuyện cơm hến.
Trả lời:
- Tác dụng của việc dùng từ ngữ địa phương của Huế trong Chuyện cơm hến:
+ Giúp cho văn bản trở nên gần gũi, mộc mạc mang đậm tính bản sắc dân tộc khi nói về món ăn bình dân: cơm hến

Câu 4 - Trang 116: Nêu một số từ ngữ địa phương chỉ sự vật (người, cây cối, con vật,...) ở các vùng miền mà em biết và tìm từ ngữ toàn dân tương ứng
Trả lời:
Từ ngữ địa phương Từ toàn dân
Tía Cha
Đâu
Trái thơm Quả dứa
Cái chi Cái gì
U Mẹ

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây