Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Đề thi cuối học kỳ 1 môn Công nghệ lớp 7 - Sách Cánh diều

Thứ ba - 19/12/2023 03:28
Đề thi cuối học kỳ 1 môn Công nghệ lớp 7 - Sách Cánh diều, có đáp án kèm theo nhằm giúp các em ôn tập để chuẩn bị tốt cho kỳ thi cuối học kỳ 1. Chúc các em học tốt.

​I. TRẮC NGIỆM: (7,0 điểm)

* Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau:
Câu 1: Nhóm cây trồng nào sau đây đều là cây lương thực?
A. Cà phê, lúa, mía. 
B. Su hào, cải bắp, cà chua.
C. Ngô, khoai lang, khoai tây. 
D. Bông, cao su, sơn.

Câu 2: Đặc điểm đầu tiên của trồng trọt công nghệ cao là gì?
A. Ưu tiên sử dụng giống cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt, thời gian sinh trưởng ngắn.
B. Thay thế đất trồng bằng giá thể hoặc dung dịch dinh dưỡng.
C. Ứng dụng thiết bị, công nghệ hiện đại.
D. Lao động có trình độ cao

Câu 3: Những nhóm cây trồng nào sau đây đều là cây công nghiệp?
A. Chè, cà phê, cao su. 
B. Bông, hồ tiêu, vải.
C. Hoa hồng, hoa lan, hoa cúc.  
D. Bưởi, nhãn, chôm chôm

Câu 4: Loại cây trồng nào sau đây thường được trồng trong nhà có mái che?
A. Cây lúa. 
 B. Cây ngô. 
C. Cây bưởi. 
D. Cây lan Hồ điệp.

Câu 5. Em hãy cho biết, đây là hình thức bón phân nào?
A. Bón theo hốc
B. Bón theo hàng.
C. Bón vãi.
D. Phun qua lá

Câu 6: Hãy lựa chọn phương án đúng về thứ tự của các khâu làm đất trồng rau.
A. Bừa đất → Cày đất → Lên luống
B. Cày đất → Bừa đất → Lên luống
C. Lên luống → Bừa đất → Cày đất
D. Cày đất → Lên luống → Bừa đất

Câu 7: Mục đích của biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại là
A. Cung cấp nước kịp thời cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.
B. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi mới mọc hoặc mới bén rễ.
C. Làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, đồng thời diệt cỏ dại và mầm sống sâu bệnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.
D. Ngăn ngừa tác hại của sâu bệnh, bảo vệ mùa màng.

Câu 8: Ý nào sau đây mô tả đúng biện pháp sinh học?
A. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học như thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, … để tiêu diệt sâu bệnh.
B. Sử dụng các loài sinh vật hay sản phẩm hoạt động của chúng (bọ rùa, ong mắt đỏ, vi khuẩn Bt, chế phẩm thảo mộc, …) để phòng trừ sâu bệnh.
C. Vệ sinh đồng ruộng, làm đất, sử dụng giống chống chịu sâu bệnh, luân canh, xen canh…để ngăn ngừa thiệt hại do sâu bệnh gây ra.
D. Bẫy bả, bắt bằng tay, bao quả, che lưới,...

Câu 9: Nhúng cành giâm vào dung dịch thuốc kích thích ra rễ trong thời gian bao lâu?
A. 5 – 10 phút
B. 10 – 15 phút
C. 5 – 10 giây
D. 15 – 20 giây

Câu 10: Phương pháp nào dưới đây không phải là phương pháp sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính?
A. Lai tạo giống
B. Giâm cành
C. Ghép mắt
D. Chiết cành

Câu 11: Nhóm cây nào dưới đây dễ nhân giống bằng phương pháp giâm cành?
A. Cây mía, cây cam, cây ổi
B. Cây mía, cây sắn, cây rau ngót
C. Cây rau mồng tơi, cây bắp, cây đậu
D. Cây bạc hà, cây mía, cây bắp.

Câu 12: Tiêu chuẩn chọn cành giâm là:
A. Cành non, khỏe mạnh; không bị sâu, bệnh.
B. Cành già, khỏe mạnh; không bị sâu, bệnh.
C. Cành bánh tẻ, khỏe mạnh; không bị sâu, bệnh.
D. Cành non hoặc bánh tẻ, khỏe mạnh; không bị sâu, bệnh.

Câu 13. Rừng là một vùng đất rộng lớn, gồm:
A. Rất nhiều loài thực vật và các yếu tố môi trường sống.
B. Rất nhiều loài động vật và các yếu tố môi trường sống.
C. Rất nhiều loài sinh vật và các yếu tố môi trường sống.
D. Rất nhiều loài thực vật, động vật, vi sinh vật và các yếu tố môi trường sống của chúng, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Câu 14: Thành phần chính của rừng là?
A. Hệ thực vật
B. Vi sinh vật
C. Đất rừng
D. Động vật rừng.

Câu 15: Theo mục đích sử dụng, có loại rừng nào sau đây?
A. Rừng đặc dụng, phòng hộ.
B. Rừng phòng hộ, sản xuất.
C. Rừng sản xuất, du lịch.
D. Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất.

Câu 16: Rừng có vai trò gì trong ngành du lịch?
A. Rừng cung cấp củi đốt, nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ, làm nhà, sản xuất giấy.
B. Rừng cung cấp gỗ làm đồ thủ công mĩ nghệ, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
C. Rừng cung cấp nguồn dược liệu và nhiều nguồn gene quý
D. Rừng là nơi du lịch sinh thái, thắng cảnh thiên nhiên

Câu 17: Hãy lựa chọn phương án đúng về lí do rừng được ví như lá phổi xanh của Trái Đất?
A. Khả năng chắn gió, bão của cây rừng.
B. Khả năng quang hợp của cây xanh hấp thụ CO2, thải ra O2, giúp điều hòa khí hậu.
C. Khả năng cung cấp củi, gỗ cho con người.
D. Khả năng bảo tồn và lưu giữ nguồn gene sinh vật.

Câu 18: Đâu là rừng thuộc loại rừng phòng hộ của Việt Nam?
A. Rừng keo ở Sơn Động, Bắc Giang
B. Rừng thông ở Mộc Châu, Sơn La
C. Vườn quốc gia Yok Don
D. Rừng ngập mặn phòng hộ huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh

Câu 19: Theo mục đích sử dụng, rừng thông ở Đà Lạt thuộc loại rừng nào?
A. Rừng đặc dụng
B. Rừng phòng hộ
C. Rừng sản xuất
D. Rừng lâu năm

Câu 20: Hãy lựa chọn những phương án đúng về vai trò chủ yếu của rừng sản xuất.
(1) Bảo tồn nguồn gene sinh vật rừng.
(2) Cung cấp gỗ, củi cho con người.
(3) Phục vụ nghiên cứu khoa học.
(4) Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
(5) Điều hoà khí hậu.
(6) Bảo vệ nguồn nước, đất, chống xói mòn…
(7) Phục vụ nghỉ ngơi, du lịch.
A. (4), (6), (7)                       
B. (2), (4), (5)                       
C. (2), (4), (6)                       
D. (2), (3), (6)

Câu 21: Ưu điểm của trồng cây rừng bằng cây con có bầu?
A. Cây có đủ rễ, thân, lá nên có sức đề kháng cao.
B. Tốn chi phí vận chuyển cây
C. Bộ rễ cây bị tổn thương, cây chậm phát triển
D. Tỉ lệ cây sống thấp

Câu 22: Vì sao cần nén đất 2 lần khi trồng rừng bằng cây con?
A. Để rễ phát triển thuận lợi hơn.
B. Để đảm bảo gốc cây được giữ chặt, không bị đổ
C. Để cây hút được nhiều chất dinh dưỡng
D. Để rễ cây không bị ngập úng

Câu 23: Nhược điểm của trồng rừng bằng cây con rễ trần là:
A. Cây có đủ rễ, thân, lá nên có sức đề kháng cao.
B. Tốn chi phí vận chuyển cây
C. Khi bứng cây, rễ dễ bị tổn thương nên cây phát triển chậm
D. Giảm thời gian và số lần chăm sóc

Câu 24: Đối với những vùng đồi trọc lâu năm, tại sao nên trồng rừng bằng cây con có bầu?
A.  Tạo điều kiện thuân lợi cho việc chăm sóc cây
B. Vùng đồi trọc nước mưa chảy mạnh, trồng cây có bầu sẽ giúp cây bám chắc vào đất không bị cuốn trôi. Bầu đất có đủ phân bón và tơi xốp đảm bảo cho cây phát triển.
C. Cây có đủ ánh sáng để phát triển
D. Cây có sức sống mạnh, phát triển tốt.

Câu 25. Tại sao cần phải tỉa và trồng dặm cây rừng
A. Để tiện cho việc chăm sóc các cây.
B. Để cho khoảng cách các hàng cây đẹp.
C. Đảm bảo mật độ cây rừng phù hợp, hố có cây chết phải trồng bổ sung cây cùng loại, cùng tuổi.
D. Để cây nhận đủ chất dinh dưỡng.

Câu 26: Tại sao năm thứ 3 và năm thứ 4, cần tiến hành chăm sóc cây rừng từ 1-2 lần:
A. Cây mới trồng đang còn yếu ớt, cần phải chăm sóc thật kĩ nhằm cho cây phát triển tốt.
B. Cây đã lớn, số lần chăm sóc ít để tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc.
C. Cây sắp thu hoạch nên không cần chăm sóc nhiều.
D. Cây đủ cao để chèn ép cỏ dại nên không cần chăm sóc nhiều.

Câu 27: Tại sao cần làm hàng rào bảo vệ cây rừng:
A. Tránh sự phá hoại của động vật.
B. Để cây được an toàn.
C. Bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây.
D. Để người dân khỏi trộm cây.

Câu 28: Vì sao sau khi trồng cây rừng từ 1-3 tháng phải chăm sóc ngay
A. Nâng cao năng suất, chất lượng cây rừng.
B. Nhằm hạn chế cỏ dại, sâu bệnh hại.
C. Cây mới trồng còn rất non yếu, cần phải chăm sóc thật kĩ nhằm cho cây phát triển tốt.
D. Nếu không chăm sóc sẽ bị các động vật phá hoại.
 

II. TỰ LUẬN ( 3 điểm )

Câu 29 ( 2 điểm ):  Bạn Minh theo Bố trồng cây keo trên rừng, thấy Bố sau khi đào hố, đã trộn lớp đất màu với phân bón cho vào hố trước. Minh thắc mắc không hiểu vì sao Bố làm như vậy? Bằng kiến thức đã học, em hãy giải thích giúp bạn, và hướng dẫn bạn quy trình đào hố trồng cây keo?
Câu 30 ( 1 điểm ): Em hãy đề xuất các biện pháp chăm sóc một loại cây rừng mà em biết tại địa phương?
 
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM: 7,0 điểm (đúng mỗi câu được 0,25 điểm)
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
ĐA C C A D B B D B C A B C D A
Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28
ĐA D D B D C B A B C B C B A C

II. TỰ LUẬN: 3,0 điểm
Câu 29 ( 2 điểm)    
- Đất trồng phần lớn ở vùng đồi núi, đất bị rửa trôi mạnh, khô cằn và thiếu dinh dưỡng do đó cho lớp đất màu trộn phân bón xuống trước để lớp đất màu và phân bón không bị rửa trôi và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con hồi phục nhanh và phát triển mạnh trong thời gian mới trồng.
- Quy trình đào hố trồng cây keo:
+ Phát dọn cây cỏ dại.
+ Đào hố, lớp đất màu để phía trên
+ Trộn đất màu với phân bón
+ Lấp đất đã trộn phân bón xuống trước
+ Lấp đầy hố và loại bỏ cỏ. 

Câu 30 ( 1 điểm )    
Gợi ý: Các biện pháp chăm sóc cây keo, bạch đàn ở địa phương gồm:
- Làm hàng rào bảo vệ cây.
- Phát quang và làm sạch cỏ dại.
- Tỉa và dặm cây.
- Xới đất và vun gốc.
- Bón phân cho cây. 

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây