Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Đề thi cuối học kỳ 1 môn Công nghệ lớp 7 - Sách Cánh diều

Thứ hai - 18/12/2023 03:19
Đề thi cuối học kỳ 1 môn Công nghệ lớp 7 - Sách Cánh diều, có đáp án kèm theo nhằm giúp các em ôn tập để chuẩn bị tốt cho kỳ thi cuối học kỳ 1. Chúc các em học tốt.

A. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Câu 1. Trồng trọt có vai trò :
A. Cung cấp trứng, sữa cho con người.    
B. Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất muối ăn.
C. Cung cấp lương thực cho con người.    
D. Cung cấp thịt cho xuất khẩu.

Câu 2. Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết biện pháp trồng trọt ở đây là gì?

A. Trồng theo tiêu chuẩn vietgap.    
B. Trồng theo vùng chuyên canh.
C. Cơ giới hóa trồng trọt.    
D. Hiện đại hóa trồng trọt.

Câu 3. Nhóm cây trồng đều là cây rau:
A. Cà phê, lúa, ngô.    
B. Xu hào, cải bắp, cà chua.
C. Khoai lang, khoai tây, mía.    
D. Bông, cao su, cà phê.

Câu 4. Loại cây trồng thuộc nhóm hoa, cây cảnh là:
A. Cây lạc (đậu phụng).    
B. Mùng tơi.    
C. Cây hoa hồng.    
D. Cây điều.

Câu 5. Nội dung mô tả đúng phương thức trồng trọt ngoài tự nhiên là:
A. Trên 25% công việc trong quy trình trồng trọt được tiến hành trong điều kiện tự nhiên.
B. Trên 50% công việc trong quy trình trồng trọt được tiến hành trong điều kiện tự nhiên.
C. Trên 75% công việc trong quy trình trồng trọt được tiến hành trong điều kiện tự nhiên.
D. Mọi công việc trong quy trình trồng trọt đều được tiến hành trong điều kiện tự nhiên.

Câu 6. Một trong những ưu điểm của phương thức trồng trọt trong nhà có mái che là
A. Tiến hành đơn giản.    
B. Chi phí đầu tư thấp.
C. Cây trồng không cần chăm sóc.    
D. Có thể trồng được rau trái vụ.

Câu 7. Một trong những nhiệm vụ của kĩ sư chọn giống cây trồng là
A. Nghiên cứu tạo ra các loại phân bón mới.
B. Nghiên cứu tạo ra các loại thuốc trừ sâu mới.
C. Nghiên cứu tạo ra các loại giống cây trồng mới.
D. Nghiên cứu tạo ra các loại giống vật nuôi mới.

Câu 8. Bạn Huy rất yêu thích công việc chăm sóc cây trồng. Huy mơ ước sau này sẽ nghiên cứu tạo ra các hệ thống trồng cây giúp cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt. Theo em, bạn Huy phù hợp với ngành nghề nào sau đây?
A. Kĩ sư trồng trọt.    
B. Kĩ sư chọn giống cây trồng.
C. Kĩ sư bảo vệ thực vật.    
D. Kĩ sư chăn nuôi.

Câu 9. Một trong những mục đích của việc cày đất là:
A. San phẳng mặt ruộng.    
B. Thuận lợi cho việc chăm sóc.
C. Làm tăng độ dày lớp đất trồng.    
D. Bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng.

Câu 10. Lên luống có tác dụng :
A. Làm cho đất tơi xốp.    
B. Thuận lợi cho việc chăm sóc.
C. Chôn vùi cỏ dại.    
D. San phẳng mặt ruộng.

Câu 11. Trong các quy trình dưới đây, đâu là thứ tự đúng khi làm đất trồng cây?
A. Cày đất → Bừa hoặc đập nhỏ đất → Lên luống.
B. Cày đất → Lên luống → Bừa hoặc đập nhỏ đất.
C. Bừa hoặc đập nhỏ đất → Cày đất → Lên luống.
D. Lên luống → Cày đất → Bừa hoặc đập nhỏ đất.

Câu 12 Xác định yêu cầu kĩ thuật của các bước gieo trồng:
A. Gieo trồng quanh năm (khi chủ động được nước tưới).
B. Gieo hạt theo sở thích của người nông dân.
C. Gieo hạt theo mật độ cây trồng đã xác định
D. Vùi sâu hạt vào trong đất.

Câu 13. Một trong những nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh là
A. Phòng là chính.
B. Ưu tiên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học.
C. Phun thuốc với nồng độ cao hơn hướng dẫn sử dụng.
D. Phun thuốc với nồng độ thấp hơn hướng dẫn sử dụng.

Câu 14. Nội dung nào sau đây là một trong những yêu cầu của thu hoạch sản phẩm trồng trọt?
A. Thu hoạch khi có nhu cầu sử dụng..    
B. Thu hoạch càng muộn càng tốt.
C. Thu hoạch càng sớm càng tốt.    
D. Thu hoạch đúng thời điểm 

Câu 15. Nội dung nào sau đây không phải là một trong những vai trò của rừng?
A. Điều hòa không khí.    
B. Cung cấp lương thực cho xuất khẩu.
C. Là nơi sống của động, thực vật rừng.    
D. Cung cấp gỗ cho con người.

Câu 16: Em hãy cho biết tên gọi của loại rừng sau:
A. rừng nguyên sinh        
B. rừng tre nứa           
C. rừng thông        
D. rừng tràm

Câu 17. Bảo vệ di tích lich sử, danh làm thắng cảnh là vai trò của loại rừng nào sau đây?
A. Rừng phòng hộ.    
B. Rừng sản xuất.
C. Rừng đặc dụng.    
D. Rừng đầu nguồn.

Câu 18. Quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu gồm mấy bước? 
A. 7.    
B. 6.    
C. 5.  
D. 4.

Câu 19: Trồng cây con rễ trần hay được áp dụng trong trường hợp:
A. Cây phục hồi chậm.        
B. Đất tốt và ẩm.        
C. Đất tốt và khô.        
D. Đất xấu và ẩm.

Câu 20: Thứ tự đúng của quy trình trồng cây con rễ trần là:
A. Tạo lỗ trong hố đất → Đặt cây vào lỗ trong hố → Nén đất → Lấp đất kín gốc cây → Vun gốc.
B. Tạo lỗ trong hố đất → Đặt cây vào lỗ trong hố → Lấp đất kín gốc cây → Nén đất → Vun gốc.
C. Tạo lỗ trong hố đất → Nén đất → Lấp đất kín gốc cây → Đặt cây vào lỗ trong hố → Vun gốc.
D. Tạo lỗ trong hố đất → Lấp đất kín gốc cây → Đặt cây vào lỗ trong hố → Nén đất → Vun gốc.

Câu 21: Bao lâu sau khi trồng cây cần phải làm cỏ xung quang gốc cây?
A. 3 – 5 tháng.        
B. 5 – 6 tháng.        
C. 6 – 7 tháng.        
D. 1 – 3 tháng.

Câu 22: Độ sâu xới đất cần phải đạt được là:
A. 5 – 10 cm.        
B. 8 – 13 cm.        
C. 15 – 20 cm.        
D. 3 – 5 cm.

Câu 23: Khi chăm sóc cây rừng sau khi trồng, thời gian cần phải bón thúc là:
A. Ngay trong năm đầu.        
B. Năm thứ hai.        
C. Năm thứ ba.        
D. Năm thứ tư.

Câu 24: Trong tỉa và dặm cây, nếu hố có cây chết ta phải:
A. Không trồng cây vào hố đó nữa.            
B. Trồng bổ sung loài cây khác.
C. Trồng bổ sung cây cùng tuổi.            
D. Trồng bổ sung cây đã trưởng thành.

Câu 25. Một trong các công việc chăm sóc rừng là:
A. Làm hàng rào bảo vệ.    
B. Đốt nương làm rẫy.
C. Chăn thả gia súc.    
D. Phòng chống cháy rừng.

Câu 26. Trong quy trình trồng rừng bằng cây con rễ trần không có bước nào sau đây?
A. Rạch bỏ vỏ bầu.    
B. Đặt cây vào hố.
C. Đào hố trồng cây.    
D. Lấp đất kín gốc cây.

Câu 27. Việc bón phân định kì trong quá trình chăm sóc rừng có tác dụng :
A. Kích thích sự phát triển của cỏ dại.
B. Hạn chế sự phát triển của sâu, bệnh hại.
C. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây rừng.
D. Làm cho đất tơi xốp, tạo điều kiện cho rễ cây phát triển.

Câu 28. Để bảo vệ rừng, chúng ta không nên làm việc nào sau đây?
A. Bảo vệ rừng đầu nguồn.    
B. Khai thác gỗ càng nhiều càng tốt.
C. Tích cực trồng rừng.    
D. Chăm sóc rừng thường xuyên.

B. TỰ LUẬN (3 điểm):

Câu 1 (2 điểm). Em hãy đề xuất các công việc chăm sóc rừng dành riêng cho địa phương em?
Câu 2 (1 điểm). Nhà bạn Tứ có nhận trồng, chăm sóc và bảo vệ 10 hecta rừng.Một hôm, đang đi lên rừng thì  Tứ  phát hiện một người lạ đang chặt phá rừng. Thấy vậy Tứ chửi bởi và kiếm một cây to để đánh đập người ta. Theo em Tứ làm như vậy là đúng hay sai. Em hãy gợi ý giúp bạn Tứ biện pháp phù hợp để bảo vệ rừng?.
 

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM


A. TRẮC NGHIỆM (7 điểm) : Mỗi câu 0,25 điểm
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án C C B C D D C A C C
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án A C A D B B C C B B
Câu 21 22 23 24 25 26 27 28    
Đáp án D B A C A A C B    
 

B. TỰ LUẬN (3 điểm):

Câu 1. Một số biện như:
Làm hàng rào bảo vệ
Phát quang, làm cỏ
Tỉa và dặm cây
Bón phân, vun gốc    

Câu 2.
Việc làm của Tứ chưa đúng
Gợi ý của em dành cho Tứ: đầu tiên là thuyết phục tuyên truyền. Nếu không nghe lời thì báo cáo lên cơ quan chức năng có thẩm quyền    

 

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây