Hoạt động của gìáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Ôn và khởi động - HS viết om, ôm, ơm, em, êm, im, um, ai, ay, ây, oi, ôi, ơi 2. Đọc âm, tiếng, từ ngữ Đọc tiếng: -GV yêu cầu HS đọc trơn thành tiếng (cá nhân, nhóm), đọc đồng thanh (cả lớp). Ngoài những tiếng có trong SHS, nếu có thời gian ôn luyện, GV có thể cho HS đọc thêm các tiếng chứa vần được học trong tuần: khóm, góm, thơm, hẻm, đếm, ghim, chụp, bãi, dạy, đẩy, nói, gội, lời. - Đọc từ ngữ: -GV yêu cầu HS đọc thành tiếng (cá nhân, nhóm), đọc đồng thanh (cả lớp). 3. Đọc đoạn - GV yêu cầu HS đọc thầm cả đoạn, tìm tiếng có chứa các vần đã học trong tuần. - GV hỏi HS về các tiếng chứa vần đã học có trong mỗi câu: Câu 1 có những tiếng nào chứa vần vừa học? GV thực hiện tương tự với các câu còn lại - GV giải thích nghĩa từ ngữ (nếu cần).GV đọc mẫu. - GV yêu cầu HS đọc thành tiếng cả đoạn (theo cá nhân hoặc theo nhóm), sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV. - GV hỏi HS một số câu hỏi về nội dung đã đọc: Nhím con ra bãi cỏ để làm gì (tìm cái ăn)? Nhím thấy gì ngoài bãi cỏ (vô số quả chín và thơm ngon)? Em chọn từ nào để khen ngợi nhím: “thông minh” hay “tốt bụng” (tốt bụng)? Tại sao em chọn từ đó (vì nhím biết nghĩ đến bạn, biết chia sẻ với bạn). GV và HS thống nhất câu trả lời. 4. Viết câu - GV hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết 1, tập một câu “Voi con có vòi dài”, chữ cỡ vừa trên một dòng kẻ. Số lần lặp lại tuỳ thuộc vào thời gìan cho phép và tốc độ viết của HS. - GV quan sát và sửa lỗi cho HS. |
-Hs viết -Hs đọc - HS đọc - HS đọc -HS tìm -Hs lắng nghe -Một số (4 5) HS đọc sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần. -Hs trả lời -Hs trả lời -Hs trả lời -Hs trả lời -Hs trả lời -Hs lắng nghe -HS viết -HS nhận xét -Hs lắng nghe |
5. Kể chuyện a. Văn bản HAI NGƯỜI BẠN VÀ CON GẤU
Một ngày nọ, có hai người bạn, một béo một gầy, cùng nhau vào rừng. Đột nhiên có một con gấu xuất hiện. Chàng gầy liền nhanh chân trèo lên cây và nấp sau các cành cây. Còn chàng béo do không chạy được nhanh nên đã nằm xuống đất và giả chết. Khi con gấu tới, nó ngửi khắp người chàng béo và nhanh chóng rời đi vì tưởng rằng anh đã chết. Anh chàng gầy từ trên cây leo xuống và đến hỏi thăm chàng béo: “Cậu không sao chứ? Con gấu đã thì thầm điều gì với cậu thế?” Chàng béo nhìn chàng gầy với vẻ thất vọng và trả lời: “Gấu nói với tớ là không nên chơi với người bạn bỏ mình khi gặp nguy hiểm.”
(Theo Truyện ngụ ngôn của Edop)
b. GV kể chuyện, đặt câu hỏi và HS trả lời Lần 1: GV kể toàn bộ câu chuyện. Lần 2: GV kể từng đoạn và đặt câu hỏi. HS trả lời. Đoạn 1: Từ đầu đến một con gấu xuất hiện. GV hỏi HS: 1. Hai người bạn đi đâu? 2. Trên đường đi, chuyện gì xảy ra với họ? Đoạn 2: Tiếp theo đến gìả chết. GV hỏi HS: 3. Anh gầy làm gì khi nhìn thấy con gấu? 4. Anh béo làm gì để đánh lừa con gấu? Đoạn 3: Tiếp theo đến tưởng rằng anh đã chết. GV hỏi HS: 5. Con gấu làm gì chàng béo? 6. Vì sao con gấu bỏ đi? Đoạn 4: Tiếp theo đến hết. GV hỏi HS: 7. Anh gây hỏi anh béo điều gì? 8. Anh béo trả lời anh ấy thế nào? 9. Theo em, anh gây có phải là người bạn tốt không? Tại sao? GV có thể tạo điều kiện cho HS được trao đổi nhóm để tìm ra câu trả lời phù hợp với nội dung từng đoạn của câu chuyện được kể. c. HS kể chuyện - GV yêu cầu HS kể lại từng đoạn theo gợi ý của tranh và hướng dẫn của GV. Một số HS kể toàn bộ câu chuyện.GV cũng có thể cho HS đồng vai kể lại từng đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện và thi kể chuyện. Tuỳ vào khả năng của HS và điều kiện thời gìan để tổ chức các hoạt động cho hấp dẫn và hiệu quả. 6. Củng cố - GV nhận xét chung gìờ học, khen ngợi và động viên HS. - GV khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà. HS kể cho người thân trong gia đình hoặc bạn bè câu chuyện Hai người bạn và con gấu. - Khuyến khích HS sưu tầm tranh ảnh liên quan đến các loài vật: voi, gấu, nhím, chồn. |
-Hs lắng nghe -Hs lắng nghe -Hs trả lời -Hs trả lời -Hs trả lời -Hs trả lời -Hs trả lời -Hs trả lời -Hs trả lời -Hs trả lời -Hs trả lời -HS kể -HS kể -HS lắng nghe |
Ý kiến bạn đọc