Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Giải Lịch sử 8 sách Kết nối tri thức, bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

Thứ năm - 28/09/2023 22:06
Giải Lịch sử 8 sách Kết nối tri thức, bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII - Trang 12, 13, 14.
Mở đầu trang 12: Trong các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được ví như "cái chối khổng lồ quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến châu Âu". Em biết những thông tin gì về Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII? Vì sao cuộc cách mạng này lại được đánh giá như vậy?
Trả lời:
- Chia sẻ một số thông tin về cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII):
+ Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là một cuộc cách mạng xã hội sâu rộng. Thắng lợi của cuộc cách mạng này đã xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Pháp; góp phần đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống phong kiến ở châu Âu.
+ Cách mạng đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản; diễn ra dưới hình thức: nội chiến cách mạng kết hợp với chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Quần chúng nhân dân Pháp là động lực chủ yếu thúc đẩy cách mạng tiến lên.
+ Ngày 14/7 (ngày tấn công ngục Ba-xti, đánh dấu sự bùng nổ của cách mạng tư sản Pháp) đã được công nhận là ngày Quốc khánh của nước Pháp vào năm 1880.
+ Lá cờ có ba màu đỏ, trắng và xanh dương xuất hiện trong cách mạng Pháp trở thành quốc kì của nước Cộng hòa Pháp từ năm 1946.
+ Bài ca Mác-xây-e xuất hiện trong cách mạng Pháp cũng trở thành Quốc ca của nước Cộng hòa Pháp.
+ Thông điệp “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền đã trở thành một phần di sản của dân tộc Pháp.
- Giải thích: thắng lợi của cách mạng tư sản Pháp không chỉ tạo ra những thay đổi sâu rộng trong phạm vi nước Pháp mà còn để lại những dấu ấn sâu sắc trong tiên trình lịch sử châu Âu suốt thế kỉ XIX. Do đó, cuộc cách mạng này được ví như "cái chối khổng lồ quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến châu Âu". 
 

1. Tình hình nước Pháp trước cách mạng

Câu hỏi 1 - Trang 14: Khai thác hình 2.1 và thông tin trong mục, hãy nêu nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự bùng nổ Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.
giai lich su 8 sach ket noi bai 2 
Trả lời:
Nguyên nhân sâu xa: Những mâu thuẫn về kinh tế, chính trị, xã hội trong lòng chế độ phong kiến Pháp ngày càng gay gắt, trong đó bao trùm là mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba (muốn xóa bỏ chế độ phong kiến) với hai đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc (muốn duy trì chế độ phong kiến).

Nguyên nhân trực tiếp: Sự khủng hoảng của nền tài chính quốc gia buộc Lu-i XVI phải triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp tại cung điện Vec-xai để đề xuất vấn đề vay tiền và ban hành thuế mới.
Bất bình trước hành động của nhà vua, 14-7-1789, nhân dân Pa-ri tấn công ngục Ba-xti - biểu tượng của chế độ phong kiến. Cách mạng Pháp bùng nổ.

Câu hỏi 2 - Trang 14: Hãy xác định trên lược đồ (tr. 7) địa điểm diễn ra Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.
Trả lời:
- Học sinh quan sát lược đồ sau và xác định:
giai lich su 8 sach ket noi bai 2 1

2. Kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm chính của Cách mạng tư sản Pháp

Câu hỏi 1 - Trang 14: Hãy nêu kết quả của Cách mạng tư sản Pháp.
Trả lời:
- Kết quả của cách mạng tư sản Pháp:
Lật đổ chế độ phong kiến, thành lập chế độ công hòa.
Đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Câu hỏi 2 - Trang 14: Hãy cho biết ý nghĩa, tính chất, đặc điểm chính của Cách mạng tư sản Pháp.
Trả lời:
1. Ý nghĩa đối với nước Pháp
Lật đổ chế độ phong kiến, mọi tàn dư của chế độ phong kiến bị thủ tiêu.
Người nông dân được giải phóng, vấn đề ruộng đất được giải quyết.
Những cản trở đối với công thương nghiệp bị xóa bỏ tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
2. Ý nghĩa đối với thế giới
Mở ra thời kì thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở những nước tiên tiến Âu - Mĩ.
Ảnh hưởng đến nhiều nước để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử thế giới, thúc đẩy lực lượng tiến bộ đứng lên chống phong kiến.
Tính chất: 
Được coi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình và triệt để nhất:
Thiết lập chế độ cộng hòa cùng các quyền tự do, dân chủ;
Giải quyết vấn đề ruộng đất cho người nông dân;
Xóa bỏ chế độ đẳng cấp và quan hệ sản xuất phong kiến.
Đặc điểm chính:
Diễn ra dưới hình thức cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt do giai cấp tư sản lãnh đạo, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế bảo vệ Tổ quốc.
 

* Luyện tập - Vận dụng

Câu 1 - Trang 24: Lập bảng so sánh điểm giống và khác nhau của Cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII về: nguyên nhân, kết quả, tính chất, ý nghĩa, đặc điểm chính.
Trả lời:
Giống nhau: Các cuộc Cách mạng tư sản thời kì cận đại đều có điểm chung là muốn đánh đổ chế độ phong kiến để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Khác nhau:
Nội dung Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVIII Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
Nguyên nhân - Mâu thuẫn gay gắt giữa tư sản, quý tộc mới với chế độ quân chủ chuyên chế.
- Vấn đề tài chính của đất nước.
- Mâu thuẫn sâu sắc giữa các thuộc địa với chính quốc
- Chế độ thuế vô lí của thực dân Anh.
- Những mâu thuẫn về kinh tế, chính trị, xã hội trong lòng chế độ phong kiến Pháp.
- Sự khủng hoảng của nền tài chính quốc gia
Kết quả - Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
- Giải phóng Bắc Mĩ khỏi sự thống trị của thực dân Anh, thành lập quốc gia tư sản;
- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Lật đổ nền quân chủ chuyên chế, thủ tiêu tàn dư phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
Tính chất Là một cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để. Là một cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để. Là một cuộc cách mạng tư sản triệt để.
Ý nghĩa Thắng lợi của giai cấp tư sản là thắng lợi của chế độ xã hội mới, của chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa đối với chế độ phong kiến. Là một cuộc chiến tranh vĩ đại, có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh giành độc lập ở nhiều nước vào cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX. - Lật đổ chế độ phong kiến, mọi tàn dư của chế độ phong kiến bị thủ tiêu.
- Người nông dân được giải phóng, vấn đề ruộng đất được giải quyết.
- Những cản trở đối với công thương nghiệp bị xóa bỏ tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Đặc điểm chính - Do tầng lớp quý tộc mới và tư sản lãnh đạo
- Diễn ra dưới hình thức một cuộc nội chiến, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
- Do tầng lớp chủ nô và tư sản lãnh đạo
- Diễn ra dưới hình thức cuộc chiến tranh giải phóng, thiết lập chế độ cộng hòa tổng thống.
Diễn ra dưới hình thức cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt do giai cấp tư sản lãnh đạo, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế bảo vệ Tổ quốc.

Câu 2. Có ý kiến cho rằng: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là một cuộc đại cách mạng. Em đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
Trả lời:
Em đồng ý với ý kiến trên vì Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là một cuộc cách mạng triệt để:
Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, thiết lập chế độ cộng hòa cùng các quyền tự do, dân chủ.
Giải quyết vấn đề ruộng đất cho người nông dân, xóa bỏ chế độ đẳng cấp và quan hệ sản xuất phong kiến.
Quần chúng nhân dân là lực lượng đông đảo nhất tham gia cách mạng, đưa cách mạng đạt đến đỉnh cao.
Thức tỉnh lực lượng dân chủ tiến bộ trên thế giới đứng lên chống chế độ phong kiến.
Mở ra thời kì thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản trên thế giới.

Vận dụng trang 14: Tìm hiểu thông tin từ sách, báo và internet, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 dòng) giới thiệu về sự liên quan của Quốc kì, Quốc ca nước Pháp hiện nay với Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII và ý nghĩa của điều này.
Trả lời:
Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII có ý nghĩa quan trọng không chỉ với nước Pháp mà còn có ảnh hưởng đến Quốc kì và Quốc ca của nước Pháp hiện nay. Bài ca Mác-xây-e từng xuất hiện trong Cách mạng Pháp đã trở thành Quốc ca của Cộng hòa Pháp từ năm 1879. Lá cờ có ba màu đỏ, trắng và xanh dương xuất hiện trong cách mạng Pháp trở thành quốc kì của nước Cộng hòa Pháp (từ năm 1946). Trong đó: Màu xanh dương tượng trưng cho: hòa bình, sự tự do và hy vọng. Màu trắng tượng trưng cho: sự trong sáng, công lý, công bằng. Màu đỏ tượng trưng cho: máu của những người đã ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc, cũng đồng thời là biểu trưng cho sự bác ái, yêu thương con người.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây