I. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (6,0 điểm)
1. Trắc nghiệm (2,0 điểm)
Câu 1. Cư dân sống trong lãnh địa phong kiến chủ yếu gồm
A. lãnh chúa và nông nô.
B. thợ thủ công và thương nhân.
C. quý tộc và nông dân.
D. lãnh chúa và thợ thủ công.
Câu 2. Người đầu tiên thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển là
A. B. Đi-a-xơ.
B. C. Cô-lôm-bô.
C. V. Ga-ma.
D. Ph. Ma-gien-lăng.
Câu 3. Thời Đường, loại hình văn học nào phát triển nhất?
A. Truyện ngắn.
B. Kịch nói.
C. Thơ.
D. Tiểu thuyết.
Câu 4. Người Ấn Độ đã có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến là
A. chữ tượng hình.
B. chữ Hán.
C. chữ Phạn.
D. chữ Hin-đu.
2. Tự luận (4,0 điểm)
Câu 6. (2,0 điểm) Phân tích hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí.
Câu 7. (2,0 điểm) Trình bày một số thành tựu tiêu biểu về văn hóa của Ấn Độ thời phong kiến.
II. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (4,0 điểm)
1. Phần trắc nghiệm (1,0 điểm)
Câu 1. Châu Âu tiếp giáp với châu lục nào?
A. Châu Mĩ.
B. Châu Đại Dương.
C. Châu Nam Cực.
D. Châu Á.
Câu 2. Em hãy cho biết các sông nào sau đây thuộc châu Âu?
A. Rainơ, Đanuyp, Vonga.
B. Hoàng Hà, Đanuyp, Vonga.
C. Mê kông, Đanuyp, Rainơ.
D. Amadôn, Vonga, Rainơ.
Câu 3. Quy mô dân số châu Âu năm 2020 khoảng
A. 747 triệu người.
B. 774 triệu người.
C. 749 triệu người.
D. 750 triệu người.
Câu 4. Một trong những ý nghĩa của cuộc phát kiến địa lí do Ph. Ma-gien-lăng thực hiện là
A. thúc đẩy sự tan rã của chế độ phong kiến ở châu Á.
B. chứng minh Trái Đất có dạng hình cầu.
C. xoá bỏ được việc buôn bán nô lệ.
D. mở đầu cho việc đi lại trên biển.
2. Phần tự luận (3,0 điểm)
Câu 5. (3,0 điểm)
a) Kể tên các đới khí hậu ở châu Âu. Đới khí hậu nào chiếm diện tích chủ yếu ở châu Âu? Trình bày đặc điểm của đới khí hậu đó.
b) Châu Âu có cơ cấu dân số già, điều đó đã gây ra tình trạng thiếu hụt lao động. Để giải quyết vấn đề trên các nước châu Âu đã tiến hành những biện pháp gì?
--------- Hết ---------
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Môn: Lịch sử và Địa lí 7
I. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (6,0 điểm)
1. Trắc nghiệm (2,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1: A
Câu 2: D
Câu 3: C
Câu 4: C
2. Tự luận (4,0 điểm)
Câu 5. Trình bày hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí.
* Tích cực:
- Mở ra những con đường mới, tìm ra những vùng đất mới…
- Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển…
- Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
* Tiêu cực:
- Làm nảy sinh quá trình xâm chiếm, cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
Câu 6. Trình bày một số thành tựu tiêu biểu về văn hóa của Ấn Độ thời phong kiến.
* Tôn giáo: Ấn Độ là quê hương của nhiều tôn giáo lớn như Phật giáo, đạo Hin-đu, đạo Hồi…
* Chữ viết: Người Ấn Độ đã có chữ viết của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ Phạn…
* Văn học: Phong phú, đa dạng: thơ ca, kịch, truyện thần thoại…
* Kiến trúc - điêu khắc: Chịu ảnh hưởng sâu sắc của đạo Hin-đu giáo, Phật giáo và Hồi giáo với các công trình nghệ thuật nổi tiếng như: chùa hang A-gian-ta, lăng Ta-giơ Ma-han…
II. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (4,0 điểm)
1. Phần trắc nghiệm (1,0 điểm)
Mỗi câu đúng được 0,25 điểm
Câu 1: D
Câu 2: A
Câu 3: A
Câu 4: B
2. Phần tự luận (3,0 điểm)
Câu 5.a) Kể tên các đới khí hậu ở châu Âu. Đới khí hậu nào chiếm diện tích chủ yếu ở châu Âu? Trình bày đặc điểm của đới khí hậu đó.
· Từ bắc xuống nam có các đới khí hậu cực và cận cực, ôn đới và kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải
· Đới khí hậu ôn đới chiếm phần lớn diện tích ở châu Âu
· Đặc điểm: Đới khí hậu ôn đới phân hóa thành các kiểu khí hậu khác nhau
- Khí hậu ôn đới hải dương: ôn hòa, mùa đông ấm, mùa hạ mát. Mưa quanh năm, lượng mưa khoảng từ 800- 1000mm/năm trở lên
- Khí hậu ôn đới lục địa: mùa đông khô và lạnh, mùa hạ nóng và ẩm. Lượng mưa nhỏ, mưa chủ yếu vào mùa hạ, lượng mưa trung bình năm trên dưới 500mm
Câu 5.b) Châu Âu có cơ cấu dân số già, điều đó đã gây ra tình trạng thiếu hụt lao động. Để giải quyết vấn đề trên các nước châu Âu đã tiến hành những biện pháp gì?
- Thu hút lao động từ bên ngoài
- Khuyến khích sinh đẻ
- Kéo dài độ tuổi lao động...
-------------Hết-------------