Câu hỏi mở đầu trang 39: Từ thời xa xưa, người Trung Quốc đã chế tạo ra la bàn để xác định phương hướng. Họ còn là chủ nhân của một nền văn minh phát triển với nhiều thành tựu mà cho đến ngày nay nhân loại vẫn đang được thừa hưởng. Vậy, điều kiện nào đã giúp người Trung Quốc cổ đại tạo dựng được nền văn minh rực rỡ như thế? Những giá trị to lớn mà họ trao truyền đến ngày nay là gì?
Trả lời:
* Các yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh Trung Quốc cổ đại:
- Đất nước Trung Quốc rộng lớn, điều kiện tự nhiên đa dạng (do con người luôn tồn tại trong mối quan hệ bền chặt với tự nhiên. Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên là thích nghi và biến đổi. Trong quá trình đó, con người đã tạo ra những sản phẩm văn hóa => vì vậy, văn hóa Trung Quốc rất đa dạng, đồ sộ).
- Dân cư Trung Quốc đông đúc, cần cụ và sáng tạo.
- Nền kinh tế Trung Quốc sớm phát triển toàn diện về mọi mặt => tạo điều kiện về mặt vật chất, nền tảng cho sự phát triển của văn hóa tinh thần.
- Văn hóa Trung Quốc sớm có sự giao lưu với các nước láng giềng.
- Trong lịch sử Trung Quốc đã xuất hiện nhiều người hiền tài về tư tưởng chính trị, khoa học, nghệ thuật… chính những người hiền tài đó đã góp phần làm nên sự rực rỡ của văn hóa Trung Quốc.
*Một số thành tựu của văn hóa Trung Quốc trao truyền lại đến ngày nay:
- Tứ đại phát minh: giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.
- Tư tưởng, tôn giáo: Nho giáo, Đạo giáo….
- Các công trình kiến trúc lớn, đồ sộ. Ví dụ: lăng mộ Tần Thủy Hoàng, Vạn lí trường thành…
1. Điều kiện tự nhiên của người Trung Quốc cổ đại
Câu 1: Theo em, sông Hoàng Hà và Trường Giang đã tác động như thế nào đến cuộc sống của cư dân Trung Quốc thời cổ đại?
Trả lời:
- Sự hiện diện của 2 dòng sông Hoàng Hà và Trường Giang đã có nhiều tác động tích cực và tiêu cực tới cuộc sống của cư dân Trung Quốc thời cổ đại:
+ Tác động tích cực:
Cung cấp nguồn nước dồi dào cho đời sống sinh hoạt và sản xuất.
Cung cấp nguồn thủy sản phong phú.
Bồi tụ nên các đồng bằng, màu mỡ (đồng bằng Hoa Bắc, Hoa Trung và Hoa Nam) thuận lợi cho sự phát triển của nông nghiệp.
Thượng nguồn các dòng sông là vùng đất cao, có nhiều đồng cỏ, thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc.
Là những tuyến giao thông huyết mạch, liên kết giữa các vùng, các khu vực trong cả nước.
+ Tác động tiêu cực: lũ lụt do 2 con sông gây nhiều khó khăn cho nhân dân đồng thời đặt ra nhu cầu phải tiến hành trị thủy (đào – đắp kênh/ mương; xây các công trình thủy lợi…).
2. Nhà Tần đã thống nhất và xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc
?1. Tư liệu trên cho em biết điều gì về chính sách cai trị đất nước của Tần Thuỷ Hoàng?
Năm 221 TCN, Tần Thuỷ Hoàng đã thống nhất lãnh thổ, tự xưng hoàng đế. Nhà Tần chia đất nước thành các quận, huyện, đặt các chức quan cai quan, lập ra triều đại phong kiến đầu tiên ở Trung Quốc. Tần triều vô cùng coi trọng việc cai trị đất nước và quan lại. Trong đó, việc quản lý quan lại được Tần triều xem là một việc rất trọng yếu bởi bộ phận người này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân, sự thịnh suy của đất nước. Để tăng cường tác phong và uy tín của quan lại, nhà Tần có pháp tắc nghiêm ngặt về tuyển chọn, bổ nhiệm chức vị, đồng thời có quy định nghiêm ngặt về sát hạch và thưởng phạt.
Để củng cố sự thống nhất đất nước, nhà Tần còn áp dụng chế độ đo lường, tiền tệ, chữ viết và pháp luật chung trên cà nước.
Tần Thủy Hoàng luôn bị người đời sau xưng là “bạo chúa” và chính sách cai trị của ông cũng bị hậu thế liệt vào loại hà khắc nhất trong lịch sử.
? 2: Nhà Tần đã thống nhất và xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc như thế nào?
Trả lời:
- Khoảng thế kỉ VIII TCN, nhà Chu suy yếu, các nước ở lưu vực Hoàng Hà, Trường Giang nổi dậy và đánh chiếm lẫn nhau trong suốt 5 thế kỉ tiếp theo – sử sách gọi là thời Xuân Thu – Chiến Quốc.
- Nửa sau thế kỉ III TCN, nước Tần mạnh lên, lần lượt đánh bại các nước khác và thống nhất Trung Quốc vào năm 221 TCN.
- Dưới thời Tần, các giai cấp trong xã hội có sự phân hóa:
+ Quan lại, quý tộc… là những người có nhiều ruộng đất tư trở thành địa chủ.
+ Nông dân cũng bị phân hóa. Một bộ phận giàu có trở thành giai cấp bóc lột (địa chủ). Một số khác vẫn giữ được ruộng đất để cày cấy trở thành nông dân tự canh.
+ Một bộ phận nông dân không có ruộng đất, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy – gọi là nông dân lĩnh canh. Khi nhận ruộng, họ phải nộp lại một phần hoa lợi cho địa chủ (gọi là địa tô).
=> Quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ với nông dân lĩnh canh đã thay thế cho quan hệ bóc lột giữa quý tộc với nông dân công xã (thời cổ đại) => chế độ phong kiến đã được xác lập ở Trung Quốc.
3. Trung Quốc từ thời nhà Hán đến thời nhà Tùy (206 TCN- thế kỉ VII)
?. Hãy xây dựng đường thời gian từ thời nhà Hán đến thời nhà Tùy.
Trả lời:
4. Một số thành tựu nổi bật của văn minh Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỷ VII
? Kể tên một số thành tựu văn minh tiêu biểu của người Trung Quốc cổ đại
Trả lời:
Một số thành tựu văn minh tiêu biểu của người Trung Quốc cổ đại:
- Tư tưởng: có nhiều thuyết học, tư tưởng, chính trị học, nổi bật nhất là: Nho gia, Pháp gia, Đạo gia, Mặc gia.
- Phát minh ra nông lịch.
- Sử học: các bộ sử nổi tiếng, ví dụ: Sử kí của Tư Mã Thiên, Hán Thư của Ban Cố,...
- Chữ viết:
+ Sáng tạo ra chữ viết từ sớm.
+ Chữ thường được viết trên mai rùa/ xương thú (giáp cốt văn); hoặc trên thẻ tre, gỗ…
- Văn học:
+ Phong phú, đa dạng về thể loại và phương thức thể hiện.
+ Nhiều tác phẩm nổi tiếng, như: Kinh Thi (thời Xuân Thu),…
- Về y học:
+ Biết dùng cây cỏ tự nhiên để làm thuốc chữa bệnh.
+ Các danh y nổi tiếng như Hoa Đà, Biển Thước...
- Kỹ thuật: phát minh kĩ thuật làm giấy, la bàn, kĩ thuật in; dụng cụ đo động đất (địa động nghi)...
- Kiến trúc: xây dựng Vạn lý trường thành.
5. Luyện tập và Vận dụng
1. Điều kiện tự nhiên của Trung Quốc cổ đại có những đặc điểm gì nổi bật? Những đặc điểm đó đã tác động như thế nào đến sự hình thành nền văn minh quốc gia này?
Trả lời:
Điều kiện tự nhiên của Trung Quốc cổ đại:
- Vùng cư trú chủ yếu của cư dân Trung Quốc thời cổ đại chủ yếu là trung và hạ lưu sông Hoàng Hà. Về sau họ mở rộng địa bàn cư trú xuống lưu vực Trường Giang.
- Hoàng Hà và Trường Giang đã tác động đến cuộc sống cư dân Trung Hoa:
+ Hoàng Hà là con sông thường xuyên gây ra lũ lụt, nhưng phù sa màu mỡ của sông Hoàng đã tạo nên một vùng đồng bằng châu thổ phì nhiêu phù hợp cho việc trồng trọt khi công cụ còn tương đối thô sơ.
+ Vùng đồng bằng rộng lớn ở sông Trường Giang đất đai phì nhiêu, khí hậu ấm áp, thuận lợi cho nhiều loại cây trồng phát triển.
=> Trên vùng đất màu mỡ của hai con sông, những nhà nước cổ đại đầu tiên của Trung Quốc ra đời.
2. Trong các thành tựu của văn minh Trung Quốc cổ đại, em thích nhất thành tựu nào? Vì sao?
Trả lời:
- Trong các thành tựu văn minh Trung Quốc thời cổ đại, em ấn tượng nhất với “Đội quân đất nung trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng”.
+ Hầm mộ binh mã rỗng cách lăng Tần Thủy Hoàng (huyện Lâm Đồng, tỉnh Thiểm Tây) khoảng 1.500m về phía Đông. Cho đến nay, Trung Quốc đã phát hiện 4 hầm mộ binh mã rỗng, trong đó có 1 hầm chưa xây dựng xong, vì vậy ở đây không có tượng lính và tượng ngựa tùy táng. Trong 3 hầm mộ binh mã rỗng, hầm số 1 có quy mô lớn nhất, chạy từ Đông sang Tây, dài 210 mét, rộng khoảng 60 mét, tổng diện tích khoảng 13.000m2.. Trong 3 hầm mộ binh mã rỗng còn lại, hầm số 1 là hầm của Hữu quân, thiết lập một thế trận hùng mạnh với bộ binh là chính. Hầm mộ số 2 là hầm mộ của Tả quân với thế trận rất quy mô, gồm có chiến xa, kỵ binh và bộ binh. Hầm mộ chưa xây dựng xong là hầm mộ dành cho Trung quân theo dự định...
+ Tượng binh mã rỗng không những có giá trị về mặt nghệ thuật, mà còn có thể giúp nhân loại giải đáp nhiều thắc mắc của các nhà nghệ thuật đương đại về vấn đề chiến tranh thời cổ đại ở Trung Quốc.
Hầm mộ binh mã rỗng thời Tần Thuỷ Hoàng rất quy mô, tổng cộng có 20.780m2, hiện nay ngành chức năng Trung Quốc chỉ mới khai quật được 1 phần.
Xét về cách xếp các tượng lính và tượng ngựa đã khai quật cho thấy, cả 3 hầm mộ cổ đã chôn hơn 130 chiến xa, 500 ngựa gốm kéo xe, 116 chiếc yên ngựa của kỵ binh, gần 8.000 tượng lính kéo xe, tượng kỵ binh và bộ binh. Những tượng lính và tượng ngựa trông rất giống người thật và ngựa thật. Các tượng lính đều cao trên 1,8 mét. Những tượng lính và tượng ngựa đứng oai nghiêm xếp hàng rất trật tự là hình ảnh thu nhỏ, nói lên tiềm lực quân đội hùng hậu của nhà Tần.
+ Kết quả khai quật cho thấy chủ yếu tượng được đúc kết hợp giữa mô hình thật với phương pháp nặn tượng. Người ta lấy đất sét ở địa phương làm nguyên liệu nặn tượng. Trước hết làm phần đầu, phần thân và chân tay, bên trong tượng đúc rỗng, sau đó lắp ghép từng bộ phận lại với nhau, đợi đến sắp khô mới bắt đầu chạm khắc các chi tiết như tai, mũi, mắt, miệng, tóc, trang phục...
Sau khi tượng hoàn thành, phải đợi tượng khô hoàn toàn mới cho vào lò nung. Công nghệ làm tượng ngựa cũng tương tự. Chính vì các tượng lính và tượng ngựa được làm từng cái một cho nên mỗi tượng có nét khác nhau trông rất độc đáo. Đặc biệt là nét mặt rất phong phú và sinh động.
=> Việc khai quật binh mã rỗng vào năm 1974 một lần nữa đánh thức nền văn minh thời cổ Trung Quốc, mở ra cánh cửa để người đương đại tìm hiểu kho tàng lịch sử bị vùi trong hàng ngàn năm.