NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I
Môn: Khoa học tự nhiên 8
A.PHẦN HÓA HỌC
I. TRẮC NGHIỆM
Sử dụng một số hóa chất thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm.
Phản ứng hóa học.
Mol và tỉ khối chất khí
Nội dung định luật bảo toàn khối lượng.
II. TỰ LUẬN
Cho biết khối lượng lưu huỳnh là 48 gam, khối lượng khí lưu huỳnh đioxit thu được là 96 gam. Tính khối lượng khí oxi đã tham gia phản ứng.
Cho phương trình hóa học: C + O2 → CO2 . Biết khối lượng C đem đốt cháy là 12 gam, khối lượng CO2 thu được là 44 gam. Tính khối lượng O2 đã phản ứng?
Lưu huỳnh (S) cháy trong không khí sinh ra chất khí mùi hắc, gây ho, đó là khí lưu huỳnh đioxit có công thức hóa học là SO2. Biết khối lượng lưu huỳnh và khối lượng oxi tham gia phản ứng bằng nhau và bằng 1,6 gam. Tính khối lượng khí lưu huỳnh đioxit sinh ra.
Ở 25°C°C, hòa tan hết 33 gam NaCl vào 150 gam nước được dung dịch bão hòa. Xác định độ tan của NaCl ở nhiệt độ đó.
Ở 20°C°C, hòa tan m gam KNO3 vào 150 gam nước thì được dung dịch bão hòa. Biết độ tan của KNO3 ở nhiệt độ đó là 30 gam. Tính giá trị của m.
Xác định độ tan của Na2CO3 trong 120 gam nước ở 18°C°C, biết rằng ở nhiệt độ này khối lượng Na2CO3 hòa tan trong nước là 50,4 gam thì thu được dung dịch bão hòa.
Cân bằng các PTHH
B. PHẦN VẬT LÍ
I. Trắc nghiệm
BÀI 18: TÁC DỤNG LÀM QUAY CỦA LỰC, MOMENT LỰC.
Câu 1: Moment lực tác dụng lên vật là đại lượng:
A. đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực.
B. véctơ.
C. để xác định độ lớn của lực tác dụng.
D. luôn có giá trị âm.
Câu 2: Điền vào chỗ trống: "Độ lớn của moment lực ... với độ lớn của lực và khoảng cách từ điểm tác dụng của lực đến trục quay."
A. Tỉ lệ thuận.
B. Tỉ lệ nghich
C. Bằng
D. Không có đáp án đúng
Câu 3: Chọn câu
sai.
A. Với cánh tay đòn không đổi, lực càng lớn thì tác dụng làm quay càng lớn.
B. Cánh tay đòn càng lớn thì tác dụng làm quay càng bé.
C. Moment lực tác dụng vào một vật quay quanh một trục cố định làm thay đổi tốc độ góc của vật.
D. Mọi vật quay quanh một trục đều có mức quán tính.
Câu 4: Điền vào chỗ trống: "... là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực lên một vật quanh một điểm hoặc trục."
A. Moment lực
B. Trọng lực
C. Khối lượng riêng
D. Thể tích
Câu 5: Tác dụng làm quay càng lớn khi nào?
A. Giá của lực càng xa, moment lực càng lớn
B. Giá của lực càng gần, moment lực càng lớn
C. Giá của lực càng xa, moment lực càng bé
D. Giá của lực càng gần, moment lực càng bé
Câu 6: Một thanh chắn đường AB dài 7,5 m; có khối lượng 25 kg, có trọng tâm G cách đầu A là 1,2 m. Thanh có thể quay quanh một trục O nằm ngang cách đầu A là 1,5 m. Để giữ thanh cân bằng nằm ngang thì phải tác dụng lên đầu B một lực bằng bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2.
A. 125 N.
B. 12,5 N.
C. 26,5 N.
D. 250 N.
BÀI 19. ĐÒN BẨY VÀ ỨNG DỤNG.
Câu 1 Dụng cụ nào sau đây
không phải là ứng dụng của đòn bẩy?
A. Cái kéo
B. Cái kìm
C. Cái cưa
D. Cái mở nút chai
Câu 2: Nếu đòn bẩy quay quanh điểm tựa O, trọng lượng của vật cần nâng tác dụng vào điểm O
1 của đòn bẩy, lực nâng vật tác dụng vào điểm O
2 của đòn bẩy thì dùng đòn bẩy được lợi về lực trong trường hợp nào dưới đây?
A. Khoảng cách OO
1> OO
2 C. Khoảng cách OO
1= OO
2
B. Khoảng cách OO
1< OO
2 D. Khoảng cách OO
1= 2OO
2
Câu 3: Chọn phát biểu
sai khi nói về tác dụng của đòn bẩy?
A. Tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật.
B. Tác dụng của đòn bẩy là tăng lực kéo hoặc đẩy vật.
C. Đòn bẩy có tác dụng làm thay đổi hướng của lực vào vật.
D. Dùng đòn bẩy có thể được lợi về lực.
Câu 4: Điều kiện nào sau đây giúp người sử dụng đòn bẩy để nâng vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật?
A. Khi OO
2< OO
1 thì F
2 < F
1
B. Khi OO
2= OO
1 thì F
2 = F
1
C. Khi OO
2> OO
1 thì F
2 < F
1
D. Khi OO
2> OO
1 thì F
2 > F
1
Câu 5: Cân nào sau đây
không phải là một ứng dụng của đòn bẩy?
A. Cân Robecvan
B. Cân đồng hồ
C. Cần đòn
D. Cân tạ
Câu 6: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Muốn lực nâng vật……… trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng……khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.
A. nhỏ hơn, lớn hơn
B. nhỏ hơn, nhỏ hơn
C. lớn hơn, lớn hơn
D. lớn hơn, nhỏ hơn
Câu 5: Máy cơ đơn giản nào sau đây không cho lợi về lực?
A. Đòn bẩy.
B. Mặt phẳng nghiêng.
C. Ròng rọc cố định
D. Ròng rọc động
II. Tự luận:
Câu 1: Moment lực được đặc trưng trong trường hợp nào?. Trường hợp nào thì lực tác dụng làm quay vật.
Câu 2: Nêu các tác dụng của đòn bẩy?
Câu 3: Đòn bẩy là gì? Lấy ví dụ minh họa?
Câu 4: Nêu cấu tạo của đòn bẩy?. Các loại đoàn bẩy.
Câu 5: Ví dụ về các vật dụng trong cuộc sống có sử dụng đòn bẩy?
Câu 6: Nêu cách xác định điểm tựa O, điểm O
1 và điểm O
2 của đòn bẩy? Lấy ví dụ minh họa? Vận dụng F
1. 0.0
1 = F
2.0.0
2 để làm toán về đòn bẩy.
C. PHẦN SINH HỌC
I. Trắc nghiệm
Câu 1. Người béo phì nên ăn loại thực phẩm nào dưới đây?
A. Nước uống có ga
B. Hạn chế tinh bột, đồ chiên rán, ăn nhiều rau xanh
C. Đồ ăn nhanh
D. Ăn ít thức ăn nhưng nên ăn đầy đủ tinh bột
Câu 2. Điều gì sẽ xảy ra khi cơ thể không đủ chất dinh dưỡng?
A. Tiêu hóa kém B. Đau dạ dày C. Suy dinh dưỡng D. Giảm thị lực
Câu 3. Chức năng của cột sống là:
A. Bảo đảm cho cơ thể được vận động dễ dàng
B. Giúp cơ thể đứng thẳng và lao động
C. Giúp cơ thể đứng thẳng, gắn xương sườn với xương ức thành lồng ngực
D. Bảo vệ tim, phổi và các cơ quan phía bên trong khoang bụng
Câu 4. Cơ quan nào dưới đây không phải là một bộ phận của hệ tiêu hoá?
A. Thanh quản B. Gan C. Dạ dày D. Thực quản
Câu 5. Hệ cơ quan nào có vai trò định hình cơ thể?
A. Hệ tuần hoàn. B. Hệ tiêu hóa. C. Hệ vận động. D. Hệ hô hấp.
Câu 6. Hệ cơ quan nào có vai trò giúp cơ thể cử động và di chuyển?
A. Hệ tuần hoàn. B. Hệ vận động. C. Hệ tiêu hóa. D. Hệ hô hấp.
Câu 7. Cơ quan nào thuộc hệ hô hấp?
A. Thận. B. Phổi. C. Tim. D. Gan.
Câu 8. Khi lập khẩu phần thức ăn cho người cần đảm bảo nguyên tắc nào sau đây?
A. Thức ăn tươi không chứa nguồn bệnh.
B. Cân đối thành phần các chất dinh dưỡng.
C. Thực phẩm sạch, không chất bảo quản.
D. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Câu 9. Lọc từ máu những chất thừa có hại cho cơ thể và đưa ra ngoài là chức năng của hệ
A. bài tiết B. thần kinh C. tiêu hoá D. vận động
Câu 10. Loại thực phẩm nào có thể gây sâu răng?
A. Thịt bò. B. Bánh ngọt. C. Trái cây. D. Rau xanh.
Câu 11. Cơ quan nào dưới đây thuộc hệ bài tiết
A. Tinh hoàn B. Tuỷ sống C. Thận D. Tim.
Câu 12. Não, tuỷ sống là cơ quan thuộc hệ
A. Thần kinh B. Bài tiết C. Tiêu hoá D. Vận động
Câu 13. Khi lập khẩu phần thức ăn cho người cần đảm bảo nguyên tắc nào sau đây?
A. Cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.
B. Thực phẩm giàu chất dinh dưỡng.
C. Thực phẩm sạch, không chất bảo quản.
D. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Câu 14. Cơ quan nào thuộc hệ bài tiết?
A. Thận. B. Dạ dày. C. Tim. D. Não.
Câu 15. Trong ống tiêu hoá ở người, vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu thuộc về cơ quan nào?
A. Dạ dày B. Ruột thừa C. Ruột già D. Ruột non
Câu 16. Cơ thể người có khoảng bao nhiêu cơ ?
A. 500 cơ B. 400 cơ C. 600 cơ D. 800 cơ
Câu 17. Loại thực phẩm nào có thể gây viêm loét dạ dày?
A. Các loại đậu hạt.
B. Rau củ, trái cây.
C. Thức ăn cay, nóng.
D. Thực phẩm giàu đạm
Câu 18. Xương có chứa thành phần hóa học là
A. Chất vô cơ và vitamin
B. Chất vô cơ và muối khoáng
C. Chất hữu cơ và vitamin
D. Chất hữu cơ và chất vô cơ
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Nêu nguyên nhân và biện pháp phòng tránh tật cong vẹo cột sống?
Câu 2. Nêu nguyên nhân và biện pháp phòng tránh bệnh loãng xương?
Câu 3. Tại sao chúng ta cần phải ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau?
Câu 4. Vận dụng kiến thức về tiêu hóa, giải thích câu thành ngữ “Nhai kĩ no lâu”?