Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Giải SGK Khoa học 7 sách Kết nối tri thức, bài 13: Độ to và độ cao của âm

Chủ nhật - 13/11/2022 22:59
Giải SGK Khoa học 7 sách Kết nối tri thức, bài 13: Độ to và độ cao của âm - Trang 60...
Mở đầu trang 64: Âm mà ta nghe được phát ra từ dây số 1 và dây số 6 của cây đàn ghita có gì khác nhau?
Âm mà ta nghe được phát ra từ dây số 1 và dây số 6 của cây đàn ghita (ảnh 1)

Trả lời:
Âm mà ta nghe được phát ra từ dây số 1 và dây số 6 của cây đàn ghita có độ cao khác nhau:
+ Dây số 1 là dây dày nhất nên âm phát ra thấp (trầm) nhất.
+ Dây số 6 là dây mỏng nhất nên âm phát ra cao (bổng) nhất.
 

I. Độ to và biên độ của sóng âm
1. Biên độ dao động của nguồn âm, sóng âm

Câu hỏi trang 65: Hãy so sánh biên độ của sóng âm trong Hình 13.2b và 13.2c từ đó rút ra mối quan hệ giữa biên độ của sóng âm và biên độ dao động của nguồn âm.
hinh 13 2

Trả lời:
Biên độ của sóng âm trong Hình 13.2b lớn hơn biên độ của sóng âm trong Hình 13.2c.
Khi nguồn âm dao động với biên độ càng lớn thì biên độ dao động của sóng âm càng lớn và ngược lại khi nguồn âm dao động với biên độ càng nhỏ thì biên độ dao động của sóng âm càng nhỏ.
 

2. Độ to của âm

Câu hỏi 1 trang 65: So sánh độ to của âm nghe được trong thí nghiệm vẽ ở Hình 13.2b và 13.2c.
Trả lời:
Trong thí nghiệm ở Hình 13.2b ta nghe được âm to hơn so với trong thí nghiệm ở Hình 13.2c.

Câu hỏi 2 trang 65: Từ câu trả lời trên, rút ra mối quan hệ giữa biên độ của sóng âm với độ to của âm.
Trả lời:
Sóng âm có biên độ dao động càng lớn thì âm nghe thấy càng to và ngược lại.

Câu hỏi 3 trang 65: Khi gảy đàn hoặc đánh trống, muốn âm phát ra to hơn người ta làm thế nào? Tại sao?
Trả lời:
Khi gảy đàn hoặc đánh trống, muốn âm phát ra to hơn người ta sẽ gảy dây đàn mạnh hơn hoặc đánh vào mặt trống mạnh hơn.
Vì khi ta gảy mạnh hoặc đánh mạnh thì biên độ dao động của nguồn âm lớn ⇒ ta nghe được âm to hơn
 

II. Độ cao và tần số của sóng âm
1. Tần số

Câu hỏi 1 trang 66: Nếu một dây đàn ghita dao động 880 lần mỗi giây thì tần số của nó là bao nhiêu?
Trả lời:
Tần số là số dao động vật thực hiện được trong một giây.
Dây đàn thực hiện được 880 dao động trong một giây ⇒ Tần số dao động của dây đàn ghita là 880 Hz.

Câu hỏi 2 trang 66: Nếu một mặt trống dao động với tần số 100 Hz thì nó thực hiện được bao nhiêu dao động 1 phút?
Trả lời:
Tần số dao động của mặt trống là 100 Hz ⇒ mặt trống thực hiện được 100 dao động trong 1 giây.
Đổi 1 phút = 60 giây.
Số dao động mặt trống thực hiện được trong một phút là: 100.60 = 6000 dao động.

Câu hỏi 3 trang 66: Nếu một con ong mật khi bay đập cánh lên, xuống 3300 lần trong 10 s thì tần số dao động của cánh nó là bao nhiêu?
Trả lời:
Nếu một con ong mật khi bay đập cánh lên, xuống 3300 lần trong 10s thì tần số dao động của cánh nó là:
3300 : 10 = 330 Hz
 

2. Độ cao của âm

Hoạt động 1 trang 66: Biết tần số của sóng âm được xác định bằng số dao động trong một giây. Trên màn hình dao động kí, nếu số đường biểu diễn dao động mau thì tần số của sóng âm lớn, số đường biểu diễn dao động thưa thì tần số của sóng âm nhỏ.
Hãy so sánh tần số của sóng âm trong Hình 13.4a và 13.4b từ đó rút ra mối quan hệ giữa tần số sóng âm và tần số dao động của nguồn âm.
Trả lời:
Tần số của sóng âm trong Hình 13.4a nhỏ hơn trong Hình 13.4b.
Tần số dao động của nguồn âm càng nhỏ thì tần số của sóng âm càng nhỏ. Ngược lại, tần số dao động của nguồn âm càng lớn thì tần số của sóng âm càng lớn.

Hoạt động 2 trang 66: Biết tần số của sóng âm được xác định bằng số dao động trong một giây. Trên màn hình dao động kí, nếu số đường biểu diễn dao động mau thì tần số của sóng âm lớn, số đường biểu diễn dao động thưa thì tần số của sóng âm nhỏ.
So sánh độ cao (bổng, trầm) của âm thanh nghe được trong thí nghiệm Hình 13.4a và 13.4b.

hinh 13 4
Trả lời:
Âm nghe được trong Hình 13.4a trầm hơn âm nghe được trong Hình 13.4b. Vì tần số của sóng âm trong Hình 13.4a nhỏ hơn trong Hình 13.4b.

Hoạt động 3 trang 66: Từ câu trả lời trên, rút ra mối quan hệ giữa tần số của sóng âm với độ cao của âm.
Trả lời:
Tần số của sóng âm càng nhỏ, âm phát ra càng trầm. Tần số của sóng âm càng lớn, âm phát ra càng bổng.

Câu hỏi 1 trang 67: Một con muỗi khi bay vỗ cánh 3000 lần trong 5 giây và một con ong mật khi bay vỗ cánh 4950 lần trong 15 giây.
a) Tính tần số dao động của cánh muỗi và cánh ong khi bay. Con nào vỗ cánh nhanh hơn?
b) Âm phát ra khi vỗ cánh của con muỗi hay con ong cao hơn?

Trả lời:
a) 
Tần số dao động của cánh muỗi là:  = 600 Hz
Tần số dao động của cánh ong là:  = 330 Hz
Trong một giây con muỗi vỗ cánh được nhiều lần hơn (600 > 330) nên con muỗi vỗ cánh nhanh hơn.

b)
Âm phát ra khi vỗ cánh của con muỗi cao hơn vì cánh muỗi có tần số dao động lớn hơn.

Câu hỏi 2 trang 67: Hãy tìm hiểu xem khi vặn cho dây đàn ghita căng nhiều, căng ít thì âm phát ra sẽ cao, thấp như thế nào? Tần số lớn, nhỏ ra sao?
Trả lời:
Dây đàn căng ít nên dây bị chùng, vì vậy dao động của dây đàn chậm hay tần số dao động nhỏ => Đàn phát ra âm thấp (âm trầm).
Dây đàn căng nhiều nên dây căng, vì vậy dao động của dây đàn nhanh hay tần số dao động lớn => Đàn phát ra âm cao (âm bổng).

Câu hỏi 3 trang 67: Tìm ví dụ về âm trầm (thấp), âm bổng (cao)
Trả lời:
Giọng nói của các bạn nam thường là giọng trầm, giọng nói của các bạn nữ thường là giọng bổng.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây