I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Để học tập tốt môn Khoa học tự nhiên, chúng ta cần thực hiện và rèn luyện các kĩ năng nào?
A. Quan sát, phân loại, đo, dự báo.
B. Liên kết, đo, dự báo, phân loại, liên kết.
C. Viết báo cáo, thuyết trình, phân loại, đo.
D. Quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo, viết báo cáo, thuyết trình.
Câu 2: Cho các bước sau
1. Thực hiện phép đo, ghi kết quả đo và xử lí số liệu đo
2. Ước lượng để lựa chọn dụng cụ/ thiết bị đo phù hợp
3. Phân tích kết quả và thảo luận về kết quả nghiên cứu thu được
4. Đánh giá độ chính xác của kết quả đo căn cứ vào lọaị dụng cụ đo và cách đo.
A. (1), (2), (3), (4)
B. (2), (1), (4), (3)
C. (3), (2), (4), (1)
D. (1), (3), (2), (4)
Câu 3: Các nguyên tố hóa học nhóm IIA có điểm gì chung?
A. Có cùng số nguyên tử
B. Có cùng khối lượng.
C. Tính chất hóa học tương tự nhau
D. Không có điểm chung
Câu 4: Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học được sắp xếp theo thứ tự tăng dần của
A. số proton .
B. số electron.
C. khối lượng nguyên tử.
D. số neutron.
Câu 5: Chiếu một tia sáng lên gương phẳng. Góc hợp bởi tia phản xạ và pháp tuyến tại điểm tới là
A. góc khúc xạ.
B. góc tới.
C. góc phản xạ.
D. góc tán xạ
Câu 6: Nguyên tố hóa học là tập hợp nguyên tử cùng loại có ……
A. cùng số neutron trong hạt nhân
B. cùng số electron và proton trong hạt nhân.
C. cùng số electron trong hạt nhân
D. cùng số proton trong hạt nhân.
Câu 7: Vật liệu nào sau đây phản xạ âm kém nhất?
A. Gỗ.
B. Thép.
C. Len.
D. Đá.
Câu 8: Tốc độ là đại lượng cho biết
A. độ lớn của lực tác động.
B. mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
C. thời gian của chuyển động
D. quãng đường của chuyển động.
Câu 9: Đơn vị của vận tốc thường dùng ở nước ta là gì?
A. cm/s và cm/phút.
B. m/s và m/h.
C. km/h và m/s.
D. km/h và km/s.
Câu 10: Gọi s là quãng đường đi được, t là thời gian đi hết quãng đường đó, v là vận tốc chuyển động, công thức nào sau đây dùng tính vận tốc chuyển động?
A. v = s.t.
B. v = s/t.
C. s = v/t.
D. t = v/s.
Câu 11: Đơn vị của tần số là gì?
A. Hz.
B. dB.
C. W.
D. V.
Câu 12: Quan sát hình bên, hãy chỉ ra nguyên tố nào là phi kim?
A. Na.
B. S.
C. Al.
D. Be.
II. TỰ LUẬN:
Câu 13: Phân tử (X) được tạo bởi nguyên tố carbon và nguyên tố oxygen. Tính khối lượng phân tử (X)?
Câu 14: Hãy mô tả sơ lược cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây và thước trong hình dưới đây.
Câu 15: Một đoàn tàu hỏa đi từ ga A đến ga B cách nhau 30 km trong 45 phút. Tính tốc độ của đoàn tàu ?
Câu 16: Em hãy cho 2 ví dụ về vật phản xạ âm tốt và 2 ví dụ vật phản xạ âm kém.
Câu 17: Em hãy giải thích sự truyền sóng âm trong không khí, khi sóng âm phát ra từ loa.
Câu 18: Hãy vẽ hình biểu diễn định luật phản xạ ánh sáng.
Câu 19: Hãy dựng ảnh của một vật (hình bên dưới) tạo bởi gương phẳng.
ĐÁP ÁN
CÂU |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
ĐÁP ÁN |
D |
B |
C |
A |
C |
D |
C |
B |
C |
B |
A |
B |
CÂU |
ĐÁP ÁN |
ĐIỂM |
|
13
(1đ) |
Phân tử (X) được tạo bởi nguyên tố carbon và nguyên tố oxygen. Do đó phân tử X có thể là một trong hai chất sau:
+ Phân tử X được tạo bởi một nguyên tử của nguyên tố C và một nguyên tử của nguyên tố O.
KLPT (X) = 1.12 + 1.16 = 28 (amu)
+ Phân tử X được tạo bởi một nguyên tử của nguyên tố C và hai nguyên tử của nguyên tố O.
KLPT (X) = 1.12 + 2.16 = 44 (amu) |
(0,5)
(0,5) |
|
14
(1đ) |
- Dùng thước đo khoảng cách để xác định vị trí xuất phát và vị trí đích
- Dùng đồng hồ bấm giây để đo thời gian vật chuyển động từ vị trí xuất phát tới vị trí đích.
- Áp dụng công thức v=s/t để tính vận tốc |
0,25
0,25
0,25 |
|
15
(1đ) |
Đổi 45phút = 0,75 giờ (hoặc 3/4 giờ)
v = s/t = 30/0,75 =40 (km/h) |
0,25
0,75 |
|
16
(1đ) |
Học sinh lấy đúng mỗi yêu cầu được 0,25 điểm
+ 2 ví dụ về vật phản xạ âm tốt
+ 2 ví dụ vật phản xạ âm kém |
0,5
0,5 |
Mỗi ví dụ 0,25 điểm |
17
(1đ) |
- Khi sóng âm phát ra từ một cái loa, màng loa dao động.
- Dao động của màng loa làm lớp không khí tiếp xúc với nó dao động: nén, dãn.
- Dao động của lớp không khí này làm cho lớp không khí kế tiếp dao động: dãn, nén.
- Cứ thế, trong không khí xuất hiện các lớp không khí liên tục nén, dãn xen kẽ nhau |
0,25
0,25
0,25
0,25 |
|
18
(1đ) |
|
|
Vẽ đủ tia tới, tia phản xạ, pháp tuyến: 0,5 đ
Vẽ đúng 2 góc bằng nhau, đủ ký hiệu 0,5 đ
Lưu ý: Thiếu ký hiệu góc bằng nhau trừ 0,25 đ, |
19
(1đ) |
|
|
Tùy theo mức độ hoàn thiện bài tập giáo viên linh động cho điểm phù hợp. |