Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Hãy kể một vài ví dụ về biểu hiện của hành vi giữ chữ tín (hoặc không giữ chữ tín) mà em biết

Thứ năm - 18/09/2014 09:50
Hỏi: Hãy kể một vài ví dụ về biểu hiện của hành vi giữ chữ tín (hoặc không giữ chữ tín) mà em biết. (Vũ Bích Hoa)
Trả lời: 
Bạn có thể tham khảo một số bài viết sau:

Giữ chữ tín với khách hàng bạn sẽ không bao giờ phải chịu thiệt
 
Ông nội của nhà ngân hàng tầm cỡ hố Wall Mỹ Morgan, khi mới bắt đầu khởi nghiệp, đã làm rất nhiều công việc khác nhau. Sau đó, ông tham gia đầu tư vào một công ty bảo hiểm nhỏ có tên là “công ty bảo hiểm cháy nổ Ittner”.
 
Lúc bấy giờ, ngành bảo hiểm mới bước chập chững những bước đi đầu tiên. Cổ đông không cần bỏ ra một xu nào, mà kí tên trên danh sách cổ đông. Sau khi kí tên, họ có thể nhận được tiền lệ phí của người đóng bảo hiểm. Thế nhưng, có một lần, sau khi công ty bảo hiểm kí hợp đồng bảo hiểm tài sản với một khách hàng, thì nhà của ông ta bị cháy. Những cổ đông của công ty ngơ ngác nhìn nhau, họ sẽ phải đối mặt với một vụ bồi thường rất lớn, vì thế họ thi nhau bỏ cổ phần của mình trong công ty. Nhưng ông nội của Morgan không làm thế, ông cho rằng kinh doanh cần phải giữ chữ tín, vì thế ông đã cử người đi xử lý vụ bồi thường. Khi người trợ lý này trở về từ New York, không những anh ta xử lý ổn thoả vụ việc, mà còn nhận được sự tin tưởng của rất nhiều người mua bảo hiểm và đem về một số tiền mặt khá lớn. Sau lần đó, danh tiếng của công ty Ittner vang dội khắp thành phố New York, số tiền bảo hiểm thu được từ những khách hàng mới cũng tăng lên gấp đôi.
 
Ông nội của Morgan đã kiếm được 150 nghìn đôla trong vụ hoả hoạn đó. Lúc bấy giờ, 150 nghìn đôla quả là một khoản tiền rất lớn. Có được một số tiền lớn như thế là bởi vì ông nội Morgan đã lấy được lòng tin của những người mua bảo hiểm.
 
Lời bình:
 
Thành thật và biết giữ chữ tín là thước đo dùng để đánh giá phẩm hạnh của một con người. Chiếc thước này thích hợp trong việc đánh giá phẩm chất của con người trong mọi thời đại ở mọi nơi trên thế giới. Thành thật, biết giữ lời hứa không chỉ là đức tính của con người có phẩm hạnh tốt, mà quan trọng hơn, nó sẽ làm cho người khác tin tưởng bạn nhờ đó nó sẽ giúp bạn thành công trong công việc của mình.
 
Thành thật tạo nên chữ tín
 
Trong công việc hoặc trên thương trường có nhiều hình thức lừa dối ở mức độ khác nhau: Một công ty nào đó lừa dối cổ đông, người môi giới bất động sản cầm tiền chạy trốn …
 
Những lừa dối trong kinh tế muôn hình muôn vẻ, nhưng những kẻ lừa dối chỉ thu được những lợi ích nhất thời mà thôi, họ làm sao có được sự phát triển cũng như lợi ích lâu dài. Hãy thử nhìn những doanh nhân thành công thực sự, họ đều là những người rất thành thật. Họ lấy sự thành thật để đổi lấy sự tin tưởng của mọi người. Họ lấy thành thật làm châm ngôn trong kinh doanh.
 
Câu chuyện thứ nhất: Nhớ lại những kinh nghiệm thành công trong quá trình tạo dựng sự nghiệp của mình doanh nhân nổi tiếng Nhật Bản Kichita Tadao, người sáng lập ra tập đoàn YKK, đã nói rằng “Trong quan hệ với mọi người, trước tiên cần phải thành thật, có như vậy người khác mới tin tưởng vào bạn. Nếu không làm được điều này, những thành công của bạn chẳng khác nào cây không có rễ, hoa không có gốc”.
 
Khi mới khởi nghiệp Kichita Tadao làm tiếp thị cho một cửa hàng bán đồ điện loại nhỏ. Lúc đầu, công việc của ông không được thuận lợi, trong một thời gian dài, công việc không có gì khởi sắc. Thế nhưng ông không nản chí, mà vẫn kiên trì làm việc. Một đợt, ông tiếp thị một loại dao cạo râu, trong vòng nửa tháng đã bán được cho 20 khách hàng. Nhưng sau đó ông mới bất ngờ phát hiện ra rằng, dao cạo mà ông bán, có giá cao hơn so với mặt hàng cùng loại của những cửa hàng khác, điều này làm cho ông không an tâm. Sau khi suy nghĩ kỹ lưỡng, ông quyết định nói rõ sự việc với 20 khách hàng, hơn nữa, ông chủ động xin trả lại số tiền chênh lệch giá. Cách làm của Kichita Tadao đã làm cho khách hàng cảm động, không những họ không yêu cầu Kichita Tadao phải trả lại số tiền chênh lệch giá, mà còn đặt thêm một số mặt hàng mới. Nhờ đó, số lượng hàng mà Kitachi tadao bán được tăng đột biến và Kitachi Tadao được ông chủ cửa hàng khen thưởng.
 
Công ty đầu tiên mà ông thành lập chỉ có vốn liếng vỏn vẹn 350 yên, sau 70  năm gian khổ phấn đấu, công ty của ông đã trở thành một tập đoàn quốc gia, trải rộng trên phạm vi toàn thế giới.
 
Câu chuyện thứ hai: Đối tác của tập đoàn Tam Cửu (Trung Quốc) là một công ty của Pháp. Trong một lần giao dịch, công ty này gửi đến một khoản tiền. Sau khi kiểm tra, tập đoàn Tam Cửu phát hiện đối tác gửi dư ra 80 nghìn France.
 
Tổng giám đốc Triệu Tân của tập đoàn Tam Cửu yêu cầu nhân viên liên hệ với công ty của Pháp. Mới đầu công ty này không tin, họ cho rằng mình không nhầm, hơn nữa, cho dù có chuyện nhầm lẫn thì bên nhận sẽ không đời nào chủ động liên hệ trước. Sau nhiều lần được tập đoàn Tam Cửu nhắc nhở, phía Pháp mới phát hiện ra mình có nhầm lẫn, lúc đó số tiền dư ra đã được tập đoàn Tam Cửu gởi trả lại. Công ty Pháp vô cùng cảm động, ngay lập tức quyết định mở rộng quan hệ hợp tác, tăng đáng kể số lượng đơn hàng.
 
Câu chuyện thứ ba: Khương Vĩ Thao là một doanh nhân thành đạt của tỉnh Cát Lâm (Trung Quốc), nắm giữ tài sản lên tới hàng tỷ nhân dân tệ . Ông là chủ tịch hội đồng quản trị của một mạng lưới gồm 400 của hàng. Khương Vĩ Thao xuất thân từ một thợ mỏ, lúc còn hàn vi, ngay cả việc mua một bao thuốc lá rẻ tiền cũng tiếc,nhưng nhờ có đức tính trung thực nên ông đã gặp nhiều điều may mắn.
 
Khi mới lập nghiệp, Khương Vĩ Thao bán đồ may mặc cao cấp. Cửa hiệu của Khương Vĩ Thao trưng bày những bộ quần áo đắt tiền trong những chiếc tủ kính, nhưng có rất ít người đến mua. Mọi người đoán già đoán non “Đây hình như là những hàng giả trôi dạt từ phía nam về”. Những người có tiền thà phải đi xa hơn một chút vào thành phố để mua, chứ không tin rằng những đồ mà anh trưng bày là hàng hiệu. Khương Vĩ Thao nghĩ bụng “Thực ra không thể trách được người tiêu dùng. Điều này đều do những thương nhân dối trá làm tổn hại đến uy tín của giới kinh doanh. Trước tình hình này, chỉ cần kiên định làm một người thành thực, giữ lời hứa, mình nhất định sẽ nhanh chóng thoát ra khỏi tình cảnh ế ẩm”. Nghĩ là làm, Khương Vĩ Thao bèn cho dán một thông báo trước cửa hàng “1- Tất cả các mặt hàng đều không giảm giá. 2 - Sau khi mua khách hàng có thể trả lại bất cứ lúc nào, miễn là không làm hư hỏng hàng hoá”. Khương Vĩ Thao cho rằng, giảm giá 1 cách tuỳ tiện sẽ làm tổn hại uy tín của mình, hơn nữa đây là hành động thiếu trách nhiệm đối với các khách hàng đã mua sản phẩm trước đây. Còn đối với việc khách hàng trả lại hàng một cách vô điều kiện, tuy có tạo nên những tổn thất nhất định về mặt kinh tế, nhưng những ảnh hưởng tốt mà nó đem lại không thể dùng tiền bạc mua nổi.
 
Tuần đầu tiên, trước cửa hàng của Khương Vĩ Thao thường có một số người hiếu kỳ đứng xem thông báo, rồi chỉ chỉ trỏ trỏ, cửa hàng chỉ bán được một chiếc cà vạt kiểu Quảng Đông. Tuần thứ hai, ông bán được ba bộ quần áo, bị trả lại một bộ. Tuần thứ ba, ông bán được năm bộ, bị trả lại 2 bộ. Một vài tháng sau, lượng hàng bán ra tăng hàng chục lần, lợi nhuận cũng theo đó tăng lên đến mức khó tưởng tượng. Nhờ vào sự thành thực, lần đầu tiên va chạm với thương trường, Khương Vĩ Thao đã gặt hái được thành công đáng kể.
 
Bạn đọc thân mến! Có vẻ như sự thành thật đã làm cho bạn phải hi sinh những lợi ích đã cầm chắc trong tay, nhưng thực ra, chỉ cần nhìn xa hơn một chút, bạn sẽ thấy rằng những thứ do thành thật đem lại sẽ lớn hơn gấp nhiều lần; sự thành công do tính thành thật đem lại càng chinh phục lòng người.
 
Lời bình:
 
Có thể đối thủ cạnh tranh của bạn bị tổn thất do hành động lừa dối của bạn, những người cùng làm ăn với bạn bị lừa dối do sự thất tín không giữ lời hứa của bạn, còn bạn thì trục được lợi. Thế nhưng, lần sau sẽ không có ai tin tưởng bạn nữa. Không có bạn bè, chỉ còn lại đối thủ, ngoài thất bại, bạn sẽ không có kết cục nào khác.
 
Thành thật là nguyên tắc đầu tiên mà những người thành công phải có.
 
----------------------
 
Chỉ lời một xu
 
Một anh thanh niên tên là Triệu Nhị, được ông chủ cửa hàng ăn có tên là “Cửa hàng ăn giá rẻ” thuê làm quản lý cửa hàng ăn. Ông chủ quán sẽ chia cho triệu Nhị một số phần trăm lãi suất nhất định. Vì thế Triệu Nhị dồn hết sức lực vào công việc, hy vọng sẽ làm cho cửa hàng trở nên phát đạt.
 
Khi mới bắt đầu, Triệu Nhị làm theo phương châm của cửa hàng là giá rẻ, đồ ăn thức uống trong quán được bán với giá rất rẻ. Một bát rượu to, vừa thơm vừa ngon nhưng được với giá rất rẻ. Bất kể là người đi buôn qua đường hay những người dân thường đi chợ khi đi ngang qua quán thường muốn ghé vào uống một bát vừa để giải khát. Ngày nào cũng vậy từ sáng tới tối quán thường đông nghịt khách. Những người chạy bàn bận túi bụi, có nhiều khi trời chưa tối mà rượu đã bán hết.
 
Triệu Nhị thấy quán đông khách, trong bụng rất mừng. Nhưng vì nấu rượu bằng phương pháp thủ công nên mỗi ngày chỉ nấu được một số lượng nhất định, không có cách nào để mở rộng buôn bán, điều đó cũng làm cho số tiền ăn chia của Triệu Nhị bị hạn chế. Thế là Triệu Nhị bắt đầu nghĩ cách.
 
Ngày tiếp theo, Triệu Nhị cho đổi bát to thành bát nhỏ nhưng giá tiền vẫn không thay đổi, sau đó Triệu nhị nói với khách hàng rằng “Các quý vị khách, rượu bây giờ được nấu theo cách mới, trong rượu có cho thêm vị thuốc bắc đắt tiền uống vào có thể chữa được bệnh”.
 
Những khách  hàng của quán đều là khách quen, không những tin vào lời nói của Triệu Nhị mà còn giúp Triệu nhị quảng cáo. Khách đến quán đông hơn nhiều so với trước kia. Trong mấy ngày liền rượu không đủ bán, Triệu Nhị cũng kiếm được rất nhiều tiền.
 
Được đằng chân lân đằng đầu, Triệu Nhị lại nghĩ ra cách mới là cho nước vào rượu, khi mới bắt đầu nước tương đối ít nên khách hàng không phát hiện ra. Thế là Triệu Nhị  nổi lòng máu tham cho ngày càng nhiều nước.
 
Sau đó khách càng ngày càng ít đi. Cuối cùng thì những người chạy bàn cũng ngồi không vì không có khách.  Không những thu nhập bị giảm xuống mà Triệu Nhị  còn bị ông chủ cảnh báo rằng Triệu Nhị sẽ bị đuổi việc nếu không tìm cách làm cho quán đông như cũ.
 
Một hôm, Triệu Nhị đang ngây người ngồi trong cửa hàng vắng tanh vắng ngắt, thì một ông già râu tóc bạc phơ bước vào. Triệu Nhị vội vàng chạy ra đón khách. Ông già vừa uống rượu vừa hỏi “Anh thanh niên, sao quán của anh lạnh lẽo vắng vẻ thế này ?”
 
Triệu Nhị lắc đầu thất vọng.
 
Ông già lại nói tiếp “thực ra mở quán cần có bí quyết”.
 
Triệu Nhị vội vàng đến gần ông lão và hỏi “Một người thật thà, vốn rất nghèo, được mọi người giúp đỡ đã mở một quán nhỏ, không lâu sau anh ta trở nên giàu có. Người  khác hỏi anh ta có bí quyết gì không ?Anh ta trả lời: Đúng là có bí quyết, đó là mỗi đĩa thức ăn chỉ kiếm lời một xu”.
 
Triệu Nhị nghe xong xấu hổ cúi đầu.
 
Ông già lại nói tiếp “Cầm giấy bút đến đây, ta sẽ kê thuốc để chữa bệnh “quán vắng khách” cho anh”.
 
Triệu Nhị ngoan ngoãn cầm giấy bút đến, ông lão liền cầm bút viết 2 chữ, viết xong liền đứng dậy bỏ đi.
 
Triệu nhị cầm tờ giấy lên xem, đó là 2 chữ “Uy tín”.
 
Triệu Nhị  tỉnh ngộ anh ta bàn với ông chủ đổi tên là “chỉ lời 1 xu”. Từ đó trở đi để giữ uy tín trong buôn bán, anh kiên quyết mỗi bát rượu chỉ lời 1 xu. Không lâu sau, công việc làm ăn lại phát đạt như cũ. Anh ta cũng giữ được miếng cơm manh áo của mình.
 
Lời bình:
Trong kinh doanh, chữ tín được coi là quý hơn vàng. Nhưng tiếc rằng, nhiều người thường bị những lợi ích trước mặt dẫn dắt, đánh mất đi chữ tín để rồi sau đó phải vất vả mới có thể tìm lại được.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây