Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Đề thi học kì 2 Hoạt động trải nghiệm 8 sách Kết nối tri thức năm 2024

Thứ bảy - 04/05/2024 09:03
Đề thi học kì 2 Hoạt động trải nghiệm 8 sách Kết nối tri thức năm 2024, có đáp án kèm theo. Mời các bạn cùng tham khảo.
TRẮC NGHIỆM: (10.0 điểm)    
Lưu ý: Học sinh khoanh tròn vào chữ cái đáp án đúng nhất
( Mỗi câu đúng đạt 0.5 điểm)

Câu 1. Ý nào dưới đây không phải ý nghĩa của hoạt động thiện nguyện?
A.. Tạo nên sự nổi tiếng cho cá nhân, tổ chức.
B. Nâng cao chất lượng cuộc sống.
C. Lan tỏa tình yêu thương, tấm gương tốt
D. Giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn
    
Câu 2. Hoạt động nào dưới đây không phải là hoạt động phát triển cộng đồng ở địa phương ?
A. Phòng chống tệ nạn xã hội.
B. Phá hoại bản sắc văn hóa.   
C.Phát triển kinh tế.
D. Bảo vệ môi trường

Câu 3. Đâu là nguyên nhân gây ra thiên tai?
A. Bỏ rác đúng nơi quy định.                
B. Trồng nhiều cây xanh.                      
C. Chặt phá rừng bừa bãi.                    
D. Phủ xanh đồi trọc.

Câu 4. Em có thể thực hiện hành động nào dưới đây để góp phần phòng và giảm nhẹ thiên tai?
A. Không kêu gọi quyên góp ủng hộ
B. Không bảo vệ môi trường.
C. Không tuyên truyền về các biện pháp phòng tránh
D. Huy động người dân và những thanh niên trong đội để đi giúp đỡ khắc phục hậu quả của thiên tai

Câu 5. Khi có bão thì em nên?
A. Chủ động xem về tình hình bão.
B. Thông báo với những người dân về hiện tượng sẽ xảy ra đề mọi người chuẩn bị trước.
C. Gia cố nhà cửa, chuồng trại .
D. Tất cả đều đúng.

Câu 6. Tình huống: Địa phương em xảy ra một đợt mưa lớn và kéo dài trong nhiều ngày. Nhà em ở cạnh sườn đồi, nơi có nguy cơ sạt lở. Em sẽ làm gì?
A. Nhà em sẽ chuyển xuống nhà văn hóa sinh hoạt chung ở tạm
B. Tới nhà người thân dưới núi ở nhờ để tránh bị tai nạn khi đợt mưa này xảy ra
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Tiếp tục ở đến khi không ở được nữa

Câu 7. Khi có thông tin về bão, chúng ta không nên làm gì?
A. Xem ti vi.
B. Dự trữ mì tôm, bánh, lương khô.
C. Dự trữ các loại đồ hộp, sữa cho trẻ em.
D. Ngắt hết nguồn điện trong nhà.

Câu 8. Mưa lớn, địa hình dốc, lớp phủ thực vật bị mất là nguyên nhân dẫn đến thiên tai nào sau đây.
A. Bảo.        
B. Lũ quét.                  
C. Động đất.            
D. Hạn hán.

Câu 9. Đâu là phát biểu chưa đúng khi nói về thiên tai ở nước ta.
A. Chỉ diễn ra ở miền Bắc.                  
B. Hoạt động ngày càng phức tạp.
C. Hậu quả mang lại ngày càng lớn.    
D. Bão gây thiệt hại nặng nề nhất.

Câu 10. Đâu không phải là phẩm chất, năng lực cần có của người lao động trong xã hội hiện đại?
A. Thường xuyên cập nhật các kiến thức, kĩ năng mới để đáp ứng yêu cầu công việc.
B. Giữ vững những kiến thức cũ mà chưa thể cập nhật các kiến thức mới.
C. Tuân thủ các quy định, nội quy trong lao động.
D. Có khả hiện giải pháp giải năng đề xuất và thực quyết vấn đề.

Câu 11. Theo em, nghề nghiệp phổ biến là gì?
A. Là những nghề có mặt ở một số nơi nhất định, được nhiều người lựa chọn, tham gia trong xã hội hiện nay.
B. Là những nghề có mặt ở một số nơi, được nhiều người lựa chọn, tham gia trong xã hội hiện nay.
C. Là những nghề có mặt ở nhiều nơi, được nhiều người lựa chọn, tham gia trong xã hội hiện nay.
D. Là những nghề có mặt ở nhiều nơi, được một nhóm người lựa chọn, tham gia trong xã hội hiện nay.

Câu 12. Biện pháp đề phòng và giảm nhẹ rủi ro do bão gây ra là?
A. Thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
B. Gia cố nhà cửa, chuồng/ trại gia súc, gia cầm.
C. Chuẩn bị sẵn túi thuốc, dự trữ lương thực, thực phẩm, nước sạch và các vật dụng cần thiết.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 13. Khi lên kế hoạch tổ chức triển lãm thì em cần xác định?
A. Mục đích triển lãm.                    
B. Đối tượng tham dự.
C. Địa điểm triển lãm.                      
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 14. Đâu không phải là một nghề thuộc nhóm nghề khai khoáng, công nghiệp chế tạo, chế biến?
A. Kĩ sư thăm dò địa chất, khoáng sản.
B. Chế biến thực phẩm.
C. Thiết kế, chế tạo, lắp ráp điện thoại.
D. Ươm giống cây lâm nghiệp.

Câu 15. Em đồng tình với ý nào sau đây khi nói về hoạt động thiện nguyện?
A. Là hoạt động chỉ dành cho người có điều kiện về tài chính và thời gian.
B. Là hoạt động mà bất kì ai cũng có thể tham gia.
C. Là hoạt động cần đến sự góp sức của người dân nơi nhận được sự giúp đỡ.
D. Là một hoạt động của tổ chức có mục đích về truyền thông, làm hình ảnh.

Câu 16. Theo em, đặc trưng của nghề thợ cơ khí là gì?
A. Chăm sóc, dỗ dành, yêu thương, dạy dỗ, chơi đùa cùng trẻ.
B. Kiểm tra, truyền đạt kiến thức, quan tâm đến tâm sinh lí của trẻ.
C. Đo đạc, tạo mẫu, cắt ghép, ghép các mảnh lại thành một thể hoàn chỉnh.
D. Lắp ráp, kiểm tra, điều chỉnh, tháo dỡ, khôi phục, thay thế bộ phận.

Câu 17. Theo em, để nắm bắt được hứng thú nghề nghiệp cần làm gì?
A. Trải nghiệm các nghề phổ biến để tìm được hứng khởi khi làm công việc đó.
B. Nghe các trải nghiệm, niềm vui thích của người khác khi làm công việc đó.
C. Tham quan trực tiếp các khâu trong công việc tại các cơ sở, địa điểm làm việc.
D. Tham gia khảo sát hứng thú nghề nghiệp để giải đáp các câu hỏi về nghề nghiệp của bản thân.

Câu 18. Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về thái độ tôn trọng đối với lao động nghề nghiệp?
A. Chỉ có những người lao động nặng nhọc mới nhận được sự tôn trọng của mọi người.
B. Mọi ngành nghề, công việc đều bình đẳng như nhau và đều nhận được sự tôn trọng.
C. Tránh đưa ra sự so sánh giữa cách công việc để thể hiện sự tôn trọng với người lao động thực hiện công việc đó.
D. Có các nhìn khách quan về các công việc cũng như người lao động trong ngành nghề đó.

Câu 19. Ý kiến nào sau đây không phải cách để rèn luyện năng lực tự học?
A. Tự đặt mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.
B. Tìm kiếm lời giải trên mạng khi gặp các bài khó.
C. Biết lập và thực hiện kế hoạch học tập.
D. Điều chỉnh những sai sót.    

Câu 20. Theo em, đâu là lí do cần hướng nghiệp?
A. Góp phần giảm tình trạng thất nghiệp sau khi ra trường của sinh viên.
B. Giúp học sinh định hướng được công việc trong tương lai.
C. Định hướng cơ cấu ngành dọc trong thị trường lao động.
D. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thêm sự lựa chọn về nhân công trong tương lai.
  …….Hết………
ĐÁP ÁN
MÔN: HĐTN 8 (thời gian làm bài 45 phút)
Năm học: 2023 - 2024
TRẮC NGHIỆM: ( 10.0 điểm )
(Mỗi câu đúng đạt 0.5 điểm)
CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐÁP ÁN A B C D D C A B A B
CÂU 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
ĐÁP ÁN C D D D B D D A B B

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây