Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Giải Công dân 8 sách Kết nối tri thức, bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc

Thứ bảy - 19/08/2023 05:36
Giải Công dân 8 sách Kết nối tri thức, bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc - Trang 10, 11,12,13,14,15.

* Mở đầu

Em hãy kể tên một số phong tục, tập quán đặc sắc của các dân tộc trên thế giới mà em biết.
Trả lời:
- Một số phong tục, tập quán đặc sắc của các dân tộc trên thế giới:
+ Té nước là một lễ hội lâu đời của người Thái, Lào và người Khơ-me. Trong dịp lễ này, người dân sẽ mang nước ra đường và đổ vào người qua đường như một cử chỉ cần phúc an lành.
+ Kimono là trang phục truyền thống của người dân Nhật Bản. Vào những dịp lễ, tết, cưới hỏi,.. người Nhật thường mặc trên mình những bộ kimono đẹp nhất, vừa sang trọng vừa thể hiện sự lịch sự và tôn trọng văn hóa của dân tộc.
+ Tục ăn trầu - Giao tiếp:
Từ xưa Việt Nam ta có câu "miếng trầu là đầu câu chuyện" nên miếng trầu đi đôi với lời chào. Không chỉ là "đầu trò tiếp khách" mà trầu còn là biểu tượng cho sự tôn kính, phổ biến trong các lễ tế gia tiên, lễ cưới, lễ thọ,... Đặc biệt trầu còn rất thân quen với tất cả mọi người, người giàu người nghèo, vùng nào cũng có thể có.
 

1. Sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới

Nhật Bản thuộc Châu Á, là quốc gia hàng đầu thế giới về công nghệ. Người Nhật nôi tiếng với tính kỉ luật, chăm chỉ lao động, trung thành và thượng võ, luôn đúng giờ trong mọi hoàn cảnh.......
Nga là quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới, trải dài cả hai lục địa Á - Âu với hơn 160 nhóm sắc tộc khác nhau, trong đó người Nga chiếm khoảng 80% dân dố. Món ăn truyền thống của Nga là cháo ka-sa, nấu từ hạt ngữ cốc; ka-sa có nhiều loại khác nhau theo độ tuổi người dùng,......
Ni-giê-ri-a là nước đông nhất Châu Phi, với hơn 250 bộ tộc cùng chung sống, tạo nên nền văn hóa rất phong phú và đa dạng. Quốc gia này có tới 521 hệ ngôn ngữ khác nhau, trong đó có 510 ngôn ngữ dùng trong đời sống hàng ngày,.....
a) Em hãy nêu những biểu hiện của sự đa dạng dân tộc và các nền văn hóa của Nhật Bản, Nga và Ni-giê-ri-a (về ẩm thực, trang phục, lễ hội,...) qua các thông tin trên.

Trả lời:
Biểu hiện của sự đa dạng dân tộc và các nền văn hóa của Nhật Bản, Nga và Ni-giê-ri-a
- Ở Nhật Bản (đoạn thông tin 1):
+ Người Nhật nổi tiếng với tính kỉ luật, chăm chỉ lao động, trung thành và thượng võ, đúng giờ. Võ sĩ Sa-mu-rai chính là biểu tượng của những đức tính này.
+ Món ăn truyền thống của Nhật Bản là xư-si.
+ Trang phục truyền thống của Nhật Bản là ki-mô-nô.
+ Lễ hội hoa anh đào là một trong những lễ hội truyền thống của Nhật Bản.

- Ở Nga (đoạn thông tin 2):
+ Những món ăn truyền thống của Nga là cháo ka-sa (được nấu từ hạt ngũ cốc) và bánh mì đen.
+ Trang phục truyền thống đa dạng nhưng có điểm chung là màu sắc rực rỡ, lộng lẫy.
+ Nước Nga có nhiều lễ hội đặc sắc gắn liền với sinh hoạt mùa màng, nổi tiếng nhất là lễ hội tiễn mùa đông.

- Ở Ni-giê-ri-a (đoạn thông tin 3):
+ Có tới 521 hệ ngôn ngữ khác nhau, trong đó có 510 ngôn ngữ dùng trong đời sống hằng ngày.
+ Món ăn truyền thống của người Ni-giê-ri-a là: cơm giô-lốp (nấu từ gạo, cà chua, hành và ớt).
+ Có nhiều trang phục truyền thống với điểm chung là đều sử dụng màu sắc sặc sỡ, mặc kèm nhiều phụ kiện và trang sức.
+ Ni-giê-ri-a cũng là nơi có nhiều lễ hội độc đáo như: lễ hội hóa trang, lễ hội bắt cá, đặc biệt là lễ hội khoai lang.

b) Hãy nêu thêm một số biểu hiện của sự đa dạng dân tộc và các nền văn hóa khác trên thế giới mà em biết.
Trả lời:
Nêu thêm một số biểu hiện của sự đa dạng dân tộc và các nền văn hóa:
- Ở Hàn Quốc:
+ Một số món ăn truyền thống của người Hàn Quốc là kim chi, cơm cuộn rong biển,…
+ Trang phục truyền thống của Hàn Quốc là Hanbok.
+ Hàn Quốc cũng là nơi có nhiều lễ hội độc đáo, như: Lễ hội Lửa Jeju; Lễ hội đèn lồng hoa sen; Lễ hội biển Busan; Lễ hội núi tuyết Teabaeksan,…

- Ở Campuchia:
+ Trang phục truyền thống có tên là Sam-pot. Sam-pot có nhiều loại khác nhau, thể hiện nét đặc trưng riêng của vùng miền, nhưng đặc điểm chung là: có một tấm lụa dài và rộng để quấn xung quanh thắt lưng.
+ Một số món ăn đặc sản của người Campuchia là: Cà ri đỏ Khơ-me; bún cà ri; cua rán tiêu đen,…
+ Đền Ăng-co Vát; Ăng-co Thom,… là những công trình kiến trúc độc đáo, đồng thời là những biểu tượng văn hóa - lịch sử của Campuchia.
 

2. Ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới

Nen - xơn Man - đê - la(1918 -2013) là người đã dành cả cuộc đời đưa đấy nước Nam Pho thoát khỏi chế độ phân biệt chủng tộc A -pác -thai để trở thành nước dân chủ đa chủng tộc. Thời niên thiếu, ông thường được nghe về sự tích anh hùng của nhân dân châu Phi chống lại sự xâm lược của người da trắng,.....
a) Nen-xơn Man-đê-la đã làm gì để chống lại chế độ phân biệt chủng tộc? Những việc làm đó có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc Nam Phi?

Trả lời:
- Để chống lại chế độ phân biệt chủng tộc, Nen-xơn Man-đê-la đã:
+ Tham gia vào tổ chức Đại hội Dân tộc Phi để đấu tranh cho quyền lợi người da đen ở Nam Phi.
+ Kiên trì hoạt động chống chế độ phân biệt chủng tộc (dù bị chính quyền da trắng cầm tù đến 27 năm).
+ Lãnh đạo người dân Nam Phi đấu tranh tranh từng bước phá bỏ thành trì của nạn phân biệt chủng tộc.
- Ý nghĩa: hàn gắn hố sâu mâu thuẫn sắc tộc, mở ra kỉ nguyên mới cho Nam Phi sau nhiều năm xung đột.

b) Em hiểu ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới như thế nào qua các thông tin trên?
Trả lời:
Việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới là chúng ta đang tôn trọng những nét đẹp riêng, truyền thống, phong tực của mỗi dân tộc. Đồng thời chúng ta có thể tìm hiểu, tiếp thu những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc khác trên thế giới.

c) Hãy nêu thêm ví dụ về một hoạt động tôn trọng sự đa dạng của các nền văn hóa và ý nghĩa của hoạt động đó.
Trả lời:
Khi đi uống trà đạo thì chúng ta nên làm theo quy tắc của người Nhật Bản như quỳ ngối uống trà, sử dụng nguyên liệu chính gốc của họ
Ý nghĩa là ta tôn trọng vẻ đẹp của ẩm thực và phong cách thưởng thức của họ từ đó chúng ta tìm hiểu về cách uống trà từ họ.
 

3. Thực hiện việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới

Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (ICERD) là một văn kiện cam kết các quốc gia thành viên loại bỏ phân biệt chủng tộc và thúc đẩy sự hiểu biết giữa tất cả các chủng tộc.......
Ngoài giờ học chính khóa, bạn Hà tham gia một khóa học tiếng Anh trực tuyến với người nước ngoài. Lớp học có nhiều thành viên ở các quốc gia với độ tuổi, màu da, sở thích, văn hóa khác nhau......

a) Nêu ý nghĩa của Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc.
Trả lời:
Ý nghĩa: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới là tôn trọng tính cách, truyền thống, phong tục tập quán.... của các dân tộc khác trên thế giới. Đồng thời mỗi dân tộc đều có mỗi sựu đa dạng đặc sắc riêng vì vậy công ước vừa thể hiện sự công bằng mà còn tôn trọng vẻ đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

b) Bạn Hà và các bạn trong trường hợp 2 đã làm gì để thể hiện thái độ tôn trọng sự đa dạng dân tộc và văn hóa?
Trả lời:
Để thể hiện thái độ tôn trọng sự đa dạng dân tộc và văn hóa, bạn Hà và các bạn trong Trường hợp 2 đã:
+ Bạn Hà tham gia một khóa học tiếng Anh trực tuyến với người nước ngoài. Bạn cũng sưu tầm được nhiều tranh ảnh, tư liệu giới thiệu với bạn bè nước ngoài về những nét hay, nét đẹp của truyền thống dân tộc, văn hóa Việt Nam.
+ Các thành viên trong lớp học trực tuyến của Hà đến từ nhiều quốc gia, với độ tuổi, màu da, sở thích, văn hóa khác nhau. Mọi người đều thống nhất tuân thủ nguyên tắc: tôn trọng sự khác biệt trên tinh thần khoan dung, không kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hóa.
+ Các thành viên trong lớp học đã cùng nhau giới thiệu, chia sẻ những phong tục tập quán, văn hóa độc đáo của dân tộc mình và các dân tộc khác trên thế giới.

c) Hãy kể một số việc cần làm thể hiện thái độ tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc, các nền văn hóa.
Trả lời:
Một số việc cần làm thể hiện thái độ tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc, các nền văn hóa:
- Chia sẻ và lắng nghe những truyền thống văn hóa  của các dân tộc khác trên thế giới
- Tuân thủ quy tắc khi tham gia các lễ hội, ẩm thực của các dân tộc trên thế giới.

* Luyện tập

Câu 1 - Trang 14: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến/ việc làm nào dưới đây. Vì sao?
a) Bạn T cho rằng, chỉ nên tôn trọng, học hỏi những dân tộc giàu có
b) Chị Q cho rằng, mọi dân tộc đều có cái hay, cái đẹp để học hỏi.
c) Anh K cho rằng, mọi sản phẩm của các dân tộc, các nền văn hóa đều tốt, đều đáng được tiếp thu và học tập.
d) Theo bạn B, cần tiếp thu có chọn lọc những sản phẩm nào phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh dân tộc, văn hóa của đất nước mình.
e) Với niềm đam mê du lịch, chụp ảnh và tìm hiểu văn hóa các dân tộc, chị N (người Pháp) đã cùng một người bạn dành gần 3 năm đi xuyên Việt, xây dựng bộ ảnh đặc trưng của 54 dân tộc Việt Nam.
g) Bố mẹ bạn H không xem các chương trình nghệ thuật nước ngoài mà chỉ xem chương trình nghệ thuật Việt Nam vì cho rằng như vậy mới là giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Trả lời:
- Ý kiến a) Không đồng tình. Vì: dân tộc nào cũng có những nét hay, nét đẹp đáng để chúng ta tôn trọng và học hỏi.
- Ý kiến b) Đồng tình. Vì: mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng riêng về văn hóa truyền thống, có những nét đẹp để chúng ta tôn trọng và học hỏi.
- Ý kiến c) Không đồng tình. Vì: ở mỗi dân tộc, mỗi nền văn hóa, bên cạnh những điều tốt đẹp, vẫn còn tồn tại một số hạn chế hoặc những phong tục, tập quán không phù hợp. Do đó, trong quá trình giao lưu, học hỏi, chúng ta cần tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn hóa tiến bộ của các dân tộc trên thế giới.
- Ý kiến d) Đồng tình. Vì: mỗi dân tộc, mỗi nền văn hóa, đều có những nét văn hóa đặc trưng riêng biệt. Những nét văn hóa này được hình thành và phát triển dựa trên những điều kiện, hoàn cảnh đặc thù của dân tộc/ quốc gia đó. Vì vậy, trong quá trình giao lưu, học hỏi, chúng ta cần tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn hóa tiến bộ, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh dân tộc và văn hóa của đất nước mình; không nên tiếp thu toàn bộ một cách máy móc, sao chép nguyên bản,…
- Ý kiến e) Đồng tình. Vì: hành động của chị N và các bạn đã thể hiện tình yêu và sự tôn trọng về đa dạng dân tộc và văn hóa của Việt Nam.
- Ý kiến g) Không đồng tình. Vì: việc xem các chương trình văn hóa nghệ thuật nước ngoài cũng là một hành vi thể hiện sự tôn trọng đa dạng dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.

Câu 2 - Trang 15: Em sẽ xử lí như thế nào nếu là nhân vật trong các tình huống sau?
a) Anh S mang trong mình dòng máu Việt Nam và Mỹ gốc Phi nên bị một số bạn trong lớp trêu chọc về màu da.
b) Bạn M rất thích đọc sách về các dân tộc, các nền văn hóa trên thế giới nhưng bố mẹ lại yêu cầu phải dành thời gian để học các môn học chính khoá trong nhà trường.

Trả lời:
- Xử lí tình huống a) Nếu là anh S, em sẽ:
+ Giải thích cho các bạn hiểu: (1) mỗi dân tộc trên thế giới đều có những nét đặc trưng riêng về màu da, ngoại hình, truyền thống văn hóa,… (2) Bản thân rất yêu và tự hào về màu da của mình. (3) Việc các bạn tỏ thái độ trêu chọc về màu da là biểu hiện của sự phân biệt chủng tộc và văn hóa; đồng thời gây nên sự tổn thương tinh thần cho mình.
=> Từ đó, yêu cầu các bạn trong lớp chấm dứt hành vi trêu chọc.
+ Nếu các bạn trong lớp không chấm dứt hành vi và thái độ kì thị, anh S nên báo cáo sự việc với thầy/ cô giáo chủ nhiệm để nhờ sự can thiệp, hỗ trợ từ phía thầy cô.

- Xử lí tình huống b)Nếu là M, em sẽ:
Bạn M cần nói cho bố mẹ về việc tìm hiểu và học hỏi về các truyền thống dân tộc từ đó chúng ta học hỏi những nét đẹo riêng từ đó tiếp thu và áp dụng vào các kiến thức thực tế đặc biệt trong các môn học liên quan tới kiến thức về các nước trên thế giới.

Câu 3 - Trang 15: Em hãy cùng các bạn xây dựng một tiểu phẩm về chủ đề phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hóa.
Trả lời:
Tiểu phẩm: Hành vi kì thị
Nhân vật: Mai, Ngọc, Anh, Quang, Thanh
Tình huống: Mai đang trò chuyện với Ngọc và Anh, bỗng nhiên Quang và Thanh đến và Mai bắt đầu nói xấu về những người trong chủng tộc và văn hóa khác.
Mai: Chào mừng Quang và Thanh đến! Tớ vừa kể với Ngọc và Anh về những người dân chủng tộc khác và những hành động kì thị mà tớ đã trải qua.
Ngọc: Tớ không hiểu tại sao lại có những hành động kì thị như thế. Chúng ta đều là con người và có quyền được kính trọng.
Anh: Đúng vậy, những hành động kì thị chỉ làm cho cuộc sống của chúng ta thêm căng thẳng và không hạnh phúc.
Quang: Tớ hoàn toàn đồng ý. Chúng ta cần phải học cách tôn trọng những người khác chủng tộc và văn hóa.
Thanh: Chính vì vậy, chúng ta cần cùng nhau đối diện và chống lại những hành vi kì thị này. Chúng ta phải giúp nhau để loại bỏ tất cả những phân biệt chủng tộc và văn hóa trong xã hội.
Mai: Tớ hiểu rồi, tớ sẽ thay đổi hành vi của mình và học cách tôn trọng những người khác chủng tộc và văn hóa.
Ngọc: Đúng vậy, chúng ta cần cùng nhau xây dựng một xã hội bình đẳng và tôn trọng mọi người.


Văn hóa và chủng tộc là hai yếu tố tạo nên sự đa dạng và đặc trưng của xã hội. Tuy nhiên, những hành vi kì thị và phân biệt chủng tộc, văn hóa sẽ khiến cho xã hội trở nên căng thẳng và không hạnh phúc. Chúng ta cần phải cùng nhau chống lại những hành vi kì thị này, tôn trọng sự đa dạng của xã hội và xây dựng một xã hội bình đẳng và tôn trọng mọi người.

Câu 4 - Trang 15: Em hãy nêu những việc nên làm và không nên làm để thể hiện tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và giải thích tại sao.
Trả lời:
- Những việc nên làm:
+ Tôn trọng tính cách, truyền thống, phong tục tập quán,... của các dân tộc;
+ Luôn tích cực tìm hiểu và tiếp thu những giá trị tốt đẹp của các dân tộc; đồng thời thể hiện lòng tự hào chính đáng về dân tộc mình;
+ Phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hóa.
+ Tích cực quảng bá, giới thiệu những nét đẹp về văn hóa, đất nước và con người của dân tộc mình.

- Những việc không nên làm:
+ Tỏ thái độ hoặc hành động kì thị, phân biệt giữa các dân tộc, các nền văn hóa, các vùng, miền,…
+ Tiếp thu một cách rập khuôn, máy móc; sao chép nguyên bản, không có sự chọn lọc các yếu tố văn hóa bên ngoài.
+ Ủng hộ các hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hóa.
+ Khép kín, không chịu tiếp thu thành tựu văn hóa của các quốc gia, dân tộc khác.
+ Tỏ thái độ và hành động xấu hổ, tự ti về văn hóa, đất nước và con người của dân tộc mình.

* Vận dụng

Câu 1 - Trang 15: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) giới thiệu về một nét văn hóa đặc sắc của một dân tộc trên thế giới.
Trả lời:
Nhật Bản là một trong những nền văn hóa phát triển nhất trên thế giới, với nhiều nét văn hóa đặc sắc thu hút sự quan tâm của thế giới. Một trong những nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản là trà truyền thống, một nghi lễ uống trà được truyền lại từ thế kỷ 9.
Trà truyền thống Nhật Bản bao gồm một nghi lễ uống trà với bát trà trên một tấm chén nhỏ. Nó không chỉ đơn thuần là việc uống trà, mà còn là một nghi thức tôn vinh sự tinh túy của trà, sự đoàn kết và sự tôn trọng đối với những người tham gia. Nghi lễ này thường được diễn ra trong không gian nhỏ, yên tĩnh và đơn giản, nhấn mạnh đến sự tĩnh lặng và tinh tế trong cuộc sống.
Trà truyền thống Nhật Bản được coi là một tác phẩm nghệ thuật, với từng động tác được thực hiện tỉ mỉ, chính xác và chuẩn mực. Nó cũng phản ánh tư tưởng "wabi-sabi" của người Nhật, tôn vinh sự đơn giản, tự nhiên và không hoàn hảo trong cuộc sống.
Ngoài ra, trà truyền thống cũng là cách để xây dựng mối quan hệ xã hội, đặc biệt là trong các cuộc gặp gỡ quan trọng, như lễ kết hôn, các cuộc gặp gỡ kinh doanh hoặc các cuộc họp trong gia đình. Trà truyền thống Nhật Bản không chỉ là một nét văn hóa đặc sắc, mà còn là một phần không thể thiếu của đời sống xã hội và tư tưởng của người Nhật.

Câu 2 - Trang 15: Thiết kế hoặc sưu tầm hình ảnh thể hiện sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây