Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Đề thi cuối học kỳ 1 môn Công dân lớp 6 - Sách Kết nối tri thức

Thứ tư - 29/11/2023 03:43
Đề thi cuối học kỳ 1 môn Công dân lớp 6 - Sách Kết nối tri thức, có đáp án kèm theo nhằm giúp các em ôn tập để chuẩn bị tốt cho kỳ thi cuối học kỳ 1. Chúc các em học tốt.
I. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm). (mỗi câu đúng 0,25 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Phẩm chất đạo đức nào dưới đây gắn liền với biểu hiện của yêu thương con người?
A. Khoan dung.                                                         
B. Vô cảm             
C. Nhỏ nhen.                                                              
D. Ích kỷ

Câu 2. Biểu hiện của tôn trọng sự thật là suy nghĩ, nói và làm theo đúng....
A. Niềm tin                                                                
B. Sở thích .
C. Sự thật.                                                                  
D. Mệnh lệnh

Câu 3. Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ và làm những điều tốt đẹp nhất cho con người, nhất là những lúc.........
A. mưu cầu lợi ích cá nhân.                                      
B. gặp khó khăn và hoạn nạn.     
C. cần đánh bóng tên tuổi.                                       
D. vì mục đích vụ lợi.

Câu 4. Hành động nào biểu hiện của lòng yêu thương con người?
A. Quyên góp quần áo cho học sinh vùng cao.        
B. Trêu chọc bạn khuyết tật.
C. Không chơi với bạn nghèo.                                 
D. Chỉ chơi với những bạn học giỏi hơn mình.

Câu 5. Câu danh ngôn: ”Người không biết khả năng của bản thân không hiểu được chính mình” nói về giá trị của điều gì?
A. Tự nhận thức bản thân.                                        
B. Kiên trì.
C. Chí công vô tư.                                                    
D. Yêu thương con người.

Câu 6. Tôn trọng sự thật là suy nghĩ và làm theo đúng sự thật, luôn luôn bảo vệ.....
A. số đông.                           
B. số ít.                       
C. tự do.                 
D. sự thật.

Câu 7. Biểu hiện của tôn trọng sự thật là……
A. Chỉ cần trung thực với cấp trên                           
B. Chỉ nói thật trong những trường hợp cần thiết.
C. Suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật.              
D. Có thể nói không đúng sự thật khi không ai biết.

Câu 8: Biểu hiện nào mang tính tự lập?
A.  Bạn A tự  hoàn thành bài tập thầy cô giao.         
B.  Bạn N sử dụng tài liệu trong giờ kiểm tra.
C. Bạn L đợi ba mẹ nhắc nhở mới ngồi vào học .     
D. Bạn C thường ỷ lại vào người khác khi lao động.

Câu 9: Câu tục ngữ: “Tự lực cánh sinh” nói đến điều gì?
A. Đoàn kết.                       
B. Trung thực.                 
C. Tự lập.                     
D. Tiết kiệm.

Câu 10: Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính tự lập?
A. Tự học tập mà không đợi nhắc nhở .                      
B. Đợi ba mẹ nhắc mới đi làm.
C. Nhà giàu nên A không cần làm gì cả 24 tuổi vẫn chưa có việc làm.
D. Mặc dù học lớp 8 nhưng Hoa vẫn nhờ người khác giặt đồ và dọn phòng cho mình.

Câu 11: Trái với tự lập là?
A. Tự tin.                      
B. Ích kỉ.                                
C. Tự chủ.                
D. Ỷ lại.

Câu 12: Biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu…của bản thân được gọi là......
A. thông minh.              
B. tự nhận thức về bản thân.                    
C. có kĩ năng sống.               
D. tự trọng.

Câu 13. Đây là một trong những việc chúng ta cần làm để nhận thức đúng về bản thân?
A. Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình. 
B. Bản thân mình tự ý thức không cần phải để ý người khác nói về mình.
C. Sống nội tâm, không cần phải chia sẻ những cảm nhận của mình.
D. Nhận thấy mình giỏi thì không cần phải rèn luyện hay học hỏi gì thêm nữa. 

Câu 14. Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta..........
A. sống tự do và không cần phải quan tâm tới bất kì ai.
B. bình tĩnh, tự tin hơn lôi cuốn sự quan tâm của người khác.
C. để mình sống không cần dựa dẫm vào người xung quanh.
D. biết rõ những mong muốn, những khả năng, khó khăn của bản thân.

Câu 15. Tự nhận thức về bản thân là......... 
A. biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình.       
B. biết tư duy logic mọi tình huống trong đời sống.
C. có kĩ năng sống tốt trong mọi tình huống xảy ra.    
D. sống tự trọng, biết suy nghĩ cho người xung quanh.

Câu 16. Tự nhận thức bản thân không phải là điều dễ dàng mà cần phải trải qua.....
A. rèn luyện.                                                               
B. học tập. 
C. thực hành.                                                               
D. lao động.
 

II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu 17 (3,0 điểm) Nêu ý nghĩa của tự lập đối với mỗi người, gia đình và xã hội?
Câu 18 (2,0 điểm) Để nhận thức đúng bản thân em cần phải làm gì?
Câu 19 (1,0 điểm) Em hãy viết về việc làm thể hiện tôn trọng sự thật hoặc chưa tôn trọng sự thật của bản thân và chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ của em sau mỗi việc làm đó?
.................................Hết................................


I.TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) 
CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
ĐÁP ÁN A C B A A D C A C A D B A D A A
 

II. TỰ LUẬN  (6,0 điểm)

Câu 17: (3,0 điểm)  Ý nghĩa của tự lập đối với mỗi người, gia đình và xã hội
- Đối với mỗi người:
+ Giúp thành công trong cuộc sống và xứng đáng nhận được sự tôn trọng của mọi người.
+ Có thêm kinh nghiệm sống, kinh nghiệm trong công việc.
+ Rèn đức tính kiên trì, nhẫn nại để vượt lên hoàn cảnh.
- Đối với gia đình:
+ Khi con cái biết tự lập, cha mẹ vui và hạnh phúc.
+ Bố mẹ không phải lo lắng vì con mình đã trưởng thành, tự lo cho mình, không dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.
- Đối với Xã hội: 
+ Góp phần phát triển xã hội.

Câu 18: (2,0 điểm) Để tự nhận thức đúng về bản thân, em cần:
+ Đánh giá bản thân qua thái độ, hành vi, kết quả của từng hoạt động
+ Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác.
+ So sánh nhận xét, đánh giá của người khác về mình với tự nhận xét, đánh giá của mình.
+ Thân thiện, cởi mở, tích cực tham gia các hoạt động để rèn luyện và phát triễn bản thân.    

Câu  19: (1,0 điểm)    
- Một hôm em giúp mẹ dọn nhà không may làm vỡ lọ hoa. Em rất lo lắng, sợ bị mẹ mắng, nhưng khi mẹ về em đã tự nhận lỗi, mẹ xoa đầu em và bảo: “Không sao, con đã làm việc tốt
- Em cảm thấy thanh thản, nhẹ nhỏm khi nói ra sự thật và được mẹ tha lỗi. Em hứa với mẹ lần sau sẽ cẩn thận hơn.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây