Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Tiểu luận: Tình hình bạo lực gia đình tại Việt Nam

Thứ năm - 03/04/2014 21:14
Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình.

I. Nguyên nhân và hậu quả

1. Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo hành trong đời sống gia đình, vợ chồng. Có thể kể đến các nguyên nhân như kinh tế, học vấn, nhận thức, cờ bạc rượu chè, ngoại tình và tình dục...

1.1 Nguyên nhân về kinh tế

Thực tế cho thấy có sự tương quan giữa bạo hành trong gia đình với sự nghèo khổ. Cuộc sống khó khăn chật vật sẽ gây sự căng thẳng và lo nghĩ về mặt tinh thần, từ đó xảy ra những cuộc cãi vã, đánh đập nhau trong gia đình.

1.2 Nguyên nhân về học vấn

Các vợ chồng có học vấn thấp thường là nguyên nhân xảy ra những cuộc bạo hành trong gia đình. Do sự nhận thức của họ không cao nên họ sẵn sàng “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” đối với vợ và con, tuy nhiên đối với những cặp vợ chồng có trình độ học vấn cao cũng vẫn xảy ra những cuộc bạo hành, nhưng thường là những cuộc bạo hành về mặt tinh thần theo kiểu “chiến tranh lạnh”, “bạo hành câm”.

1.3 Nguyên nhân về nhận thức

Nhiều kẻ bạo hành có những hành động, cử chỉ lời nói xúc phạm và gây tổn thương tới người khác nhung họ không cho đó là bạo hành. Họ chưa hiểu rõ bạo hành là như thế nào mà thường nghĩ bạo hành đơn giản là đánh đập, hành hạ nhưng thực ra bạo hành không chỉ làm tổn thương về mặt thế chất mà còn cả về mặt tinh thần như: lạnh nhạt, hững hờ, thiếu quan tâm, vv... Chính vì thiếu kiến thức về bạo hành nên nhiều kẻ bạo hành đã thực hiện hành vi bạo hành với người khác mà không hề hay biết.

1.4 Nguyên nhân do tàn dư về xã hội:

Trước hết là do tư tưởng độc quyền, gia trưởng của người chồng, coi khinh vợ, tự cho mình có quyền được đối xử tàn bạo với vợ nhưng vợ thì không được làm những điều đó với chồng.

Do mềm yếu và tính cam chịu của phụ nữ Á Đông nên người vợ thường không dám có những hành vi biểu hiện chống trả, từ đó khiến cho người chồng càng ngày càng lấn át người vợ.

Do người phụ nữ luôn cho rằng bị bạo hành là một chuyện xấu, chuyện riêng trong gia đình, nếu có ai biết được thì không những “xấu chàng” mà còn “hổ thiếp” nên luôn dấu kín và không cho ai biết, chuyện chỉ được nói ra khi nó đã trở nên nghiêm trọng.

1.5 Nguyên nhân bất bình đắng giới

Hiện nay trên thực tế mặc dù đã có nhiều phụ nữ đã vươn lên những địa vị cao và quan trọng trong xã hội, xong tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại trong xã hội. Trước hết là trong gia đình, họ hàng, gia tộc. Họ dễ đồng tình, bênh vực cho những hành động đối xử bất bình đẳng của nam giới đối với nữ giới và cho ràng người vợ phải có gì đó thì người chồng mới đối xử như vậy.

1.6 Nguyên nhân do cờ bạc, rượu chè

Trong bối cảnh chung của Việt Nam là: vui nhậu, buồn nhậu, hội ngộ, chia ly, chúc mừng cũng nhậu. Có khi người ta mượn rượu để giải quyết một vấn đề gì đó về tâm lý như: áp lực căng thăng, xung đột nội tâm, những buồn chán, thất bại, vv... Khi đã có hơi men trong người thì thông thường họ không còn đủ lý trí và sự tỉnh táo để kiêm soát hành vi của mình, và đôi khi họ cũng mượn cớ có hơi men để cho mình cái quyền làm tổn thương người khác.

Với những gia đình có vợ hoặc chồng đam mê cờ bạc đó đen cũng là nguyên nhân chính dẫn đến những cuộc bạo hành.

1.7 Nguyên nhân từ tình dục

Sinh hoạt tình dục là một yếu tốt quan trọng trong đời sống vợ chồng, nhưng có những ông chồng có những hành động bạo hành với vợ như: cưỡng ép giao hợp, đòi làm những kiểu mà người vợ không thích hoặc là bạo dâm đối với vợ gây đau đớn và tổn thương về mặt tâm lý cho người vợ.

Có thể là do người vợ không muốn quan hệ, hoặc chiều chồng mà cho quan hệ nhưng lại tỏ ra miễn cưỡng và không mặn mà khiến cho chồng ngờ vực, ghen tuông rồi chì chiết, hành hạ vợ. Tuy nhiên phụ nữ cũng có những hành vi thể hiện sự bạo hành đối với chồng với những lý do như: sinh lý của người vợ quá mạnh, luôn đòi hỏi người chồng phải đáp ứng, hoặc lấy chuyện tình dục ra để trừng trị mỗi khi người chồng mắc lỗi.

1.8 Nguyên nhân do ngoại tình

Đây là nguyên nhân trực tiếp của những trận bạo hành trong gia đình. Người vợ hoặc chồng đi ngoại tình về nhà rồi kiếm cớ đay nghiến, cáu gắt vợ hoặc chồng con nhưng phổ biến hơn vẫn là người chồng. Chồng có thể đánh đập, chửi bới, lăng nhục thậm chí là chê bai vợ đề biện minh cho hành động ngoại tình của mình. Có những trường hợp vợ chồng nghi ngờ nhau ngoại tình rồi tìm cách xỉa xói, ghen tuông, gây gô và thậm chí còn đánh đập vợ.

1.9 Nguyên nhân do xung đột gia đình

Vấn đề nuôi dạy con cái để xẩy ra những tranh cãi bất đồng, vấn đề chi tiêu mua sắm không thống nhất, vấn đề trách nhiệm của mỗi người trong gia đình và thiết lập các mối quan hệ với những người bên ngoài, vv....

1.10 Nguyên nhân từ hai bên gia đình

Sự tác động của hai bên gia đình, đặc biệt là gia đình nhà chồng. Chuyện mẹ chồng nàng dâu, mẹ vợ và chàng rể và các mối quan hệ khác trong gia đình một khi “cơm không lành, canh không ngọt” là nguyên nhân chính khiến cho vợ hoặc chồng có những hành động hoặc lời nói bạo hành với người kia.

1.11 Những nguyên nhân khác

Sự cuồng tín tôn giáo, chênh lệch học vấn, suy thoái lối sống, đạo đức, lấy nhau không xuất phát tù' tình yêu, vv....

2. Hậu quả

2.1 Đối với người bị bạo hạnh

- Tác hại về tâm lý: Bị Stress, sợ hãi, tức giận, căm thù, lo lắng, hoảng hốt, nhục nhã, đau khổ, tuyệt vọng, chán nản, muốn xa lánh, muốn tự tử. Mắc các bệnh tâm thần nhẹ như: trầm cảm, phân liệt, vv...

- Tác hại về thế chất: đau đớn, bị thương, bị tàn phế, bị xấu xí dị dạng, bị bệnh, vv...

- Tác hại về xã hội: uy tín và danh dự bị tôn thương, bị giảm sút, không thực hiện được vai trò, vị trí của mình trong xã hội.

2.2 Đối với chính người bạo hạnh

- Quan hệ của người bạo hạnh và người bị bạo hành bị tổn thương, tan vỡ.

- Nhân phẩm bị suy thoái, uy tín, danh dự bị giảm sút hoặc sụp đổ trong gia đình và ngoài xã hội vì bị dư luận lên án và phê phán.

- Lương tâm bị cắn rứt dày vò vì hối tiếc, ân hận và xấu hổ.

- Bị pháp luật can thiệp và trừng trị.

2.3 Đối với gia đình:

- Làm tổn thương đến tâm lý tình cảm của gia đình.

- Làm tổn thương các quan hệ gia đình.

- Làm mất uy tín và danh dự cúa gia đình.

- Gây đau khổ, xấu hổ và nhục nhã cho các thành viên trong gia đình. Con cái thường mặc cảm, tự ti, không thích giao tiếp, không tự tin trong cuộc sống, bỏ học, không dám kết thân với người khác và trở nên ương bướng, khó bảo, thích gây gổ với người khác, học hành sa sút và trớ nên hư hỏng

3.1 Hậu quả đối với trẻ em

Những đứa trẻ ở trong gia đình thường xuyên có cảnh bạo lực sẽ có các di chứng như là nhiễu tâm lý và trầm cảm, sự gây hấn, sự sợ hãi, mất ngủ, thiếu tự tin, thất vọng.

Theo sổ liệu của Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em, 80% các em bở nhà đi lang thang

hoặc phạm pháp do cha mẹ mâu thuẫn. Các em khi bở nhà đi sẽ phải chịu những thiệt

thòi như bị bóc lột sức lao động, bị xua đuổi, không có chỗ ở ổn định, bị đánh đập hay

đau ốm không ai chăm sóc và có thể bị lạm dụng tình dục, bị nhiễm các thói hư tật xấu.

3.2 Hậu quả dưới góc nhìn xã hội 

Thứ nhất, bạo lực gia đình dưới bất kỳ hình thức cũng để lại những tác động tiêu cực đến sức khỏe về thể chất, tinh thần không chỉ của nạn nhân mà còn cả các thành viên khác trong gia đình. Những tác động tiêu cực này đã chất thêm gánh nặng lên hệ thống y tế quốc gia. Trong những trường hợp nghiêm trọng (nạn nhân và trẻ em bị thương tích, khủng hoảng, bị truyền bệnh hay làm lây nhiễm HIV, có thai ngoài ý muốn...), gánh nặng với hệ thống y tế quốc gia là rất lớn. Các nghiên cứu thực hiện ở Hoa Kỳ, Ni-ca-ra-goa và Dim-ba-bu-ê đã chỉ ra rằng, tỷ lệ phụ nữ bị bạo hành gia đình phải cần đến các dịch vụ y tế cao hơn nhiều so với phụ nữ bình thường.

Thứ hai, bạo lực gia đình chống lại phụ nữ tác động tiêu cực đến lực lượng lao động và do đó cũng tác động đến các hoạt động kinh tế. Một nghiên cứu về bạo lực gia đình trên phạm vi quốc gia thực hiện ở Ca-na-đa cho thấy có 30% số người vợ bị chồng đánh đập phải bỏ việc do chấn thương về thể chất và tinh thần và 50% trong số họ phải nghỉ ốm để điều trị. Một nghiên cứu ở Ấn Độ ước tính, đối với các trường hợp bạo lực gia đình chống lại phụ nữ, nạn nhân phải nghỉ việc trung bình trong 7 ngày. Một nghiên cứu khác thực hiện ở Ni-ca-ra-goa cho thấy, thu nhập của những phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình thấp hơn 46% so với thu nhập của những phụ nữ bình thường. (WHO, Violence Against Women Fachtsheet No. 239).

Thứ ba, bạo lực gia đình chống lại phụ nữ chất gánh nặng lên hệ thống bảo trợ xã hội: Bạo lực gia đình đặt ra yêu cầu trợ giúp và bảo vệ những nạn nhân là phụ nữ và trẻ em với hệ thống bảo trợ xã hội của quốc gia. Ví dụ, để bảo vệ các phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của các hành vi bạo lực trong gia đình, cần thiết phải xây dụng hệ thống các cơ sở tạm lánh cho họ.... Do bạo lực gia đình thường gắn liền với sự tan vỡ gia đình; việc bỏ đi của trẻ em; tình trạng trẻ em thiếu người chăm sóc, nuôi dưỡng; tình trạng trẻ em có thai; nạn nhân bị lây nhiễm HIV và các loại bệnh tình dục, trẻ em mồ côi nên gánh nặng với hệ thống bảo trợ xã hội không chỉ dừng lại ở việc cung cấp những nơi tạm lánh mà về lâu dài còn bao gồm việc xây dựng các cơ sở nuôi dường, phục hồi thề chất, tinh thần cho các nạn nhân cũng như các chính sách, cơ chế khác để giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh. Tất cả tạo sức ép lên hệ thống bảo trợ xã hội của các quốc gia mà thông thường luôn ở trong tình trạng đã bị quá tải.

Thứ tư, bạo lực gia đình chống lại phụ nữ đồng thời cũng chất gánh nặng lên hệ thống giáo dục. Bạo lực gia đình có thể gây ra cho học sinh - những nạn nhân trực tiếp hoặc phải chứng kiến cảnh người mẹ là nạn nhân của bạo lực gia đình - những rối loạn tâm lý và sự sa sút trong học tập. Các nghiên cứu về vấn đề này cho thấy, tỷ lệ học sinh bó học vì lý do bạo lực gia đình thường rất cao. Trong trường hợp không bỏ học, việc học hành sa sút và những rối loạn nhân cách của các học sinh là nạn nhân (trầm cảm, và trong một số trường hợp là quấy phá hay có hành vi bạo lực với giáo viên và các học sinh khác...) gây cho nhà trường những rắc rối không nhỏ. Ở một số nước trên thế giới, các nhà trường phải tuyển dụng thêm những giáo viên hoặc chuyên gia tâm lý để hỗ trợ những học sinh là nạn nhân hoặc phải sống trong môi trường bạo lực gia đình.

Thứ năm, bạo lực gia đình chống lại phụ nữ đồng thời cũng chất gánh nặng lên hệ thống các cơ quan tư pháp. Điều này dễ hiểu bởi lẽ pháp luật của hầu hết quốc gia trên thế giới hiện đã xếp các hình thức bạo lực gia đình (ở những phạm vi, mức độ khác nhau) là những hành vi vi phạm pháp luật và vì vậy, mỗi khi các hành vi bạo lực gia đình xảy ra, các cơ quan tư pháp sẽ phải “vào cuộc” để điều tra, truy tố, xét xử. Ở những quốc gia mà các thủ tục pháp lý phức tạp, chẳng hạn như Hoa Kỳ, việc thụ lý, điều tra và xét xử các vụ kiện tụng nói chung, các vụ kiện tụng liên quan đến bạo lực gia đình chống lại phụ nữ nói riêng tiêu tốn rất nhiều thời gian và nguồn nhân, vật lực không chỉ của các cơ quan tư pháp mà của toàn xã hội. Ngoài ra, gánh nặng của hệ thống tư pháp trong vấn đề này còn thể hiện ở việc phải giam giữ, quản lý và cải tạo những kẻ có hành vi bạo lực gia đình (trong những trường hợp nghiêm trọng)

II. Giải pháp

Thứ nhất: Tăng cường hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới nhàm nâng cao nhận thức tiến tới chuyển đổi hành vi của các tầng lớp nhân dân về bạo lực gia đình.

Cần coi đây là biện pháp chủ yếu để nâng cao ý thức tự giác chấp hành luật, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng sử dụng các quy định của pháp luật để tự bảo vệ cho những nạn nhân tiềm năng, nâng cao tính tích cực xã hội của cộng đồng trong phòng chống bạo lực gia đình. 

Giáo dục bình đẳng giới phải được thực hiện ngay từ trong gia đình đến nhà trường và xã hội để định hình nhận thức. Phải nâng cao nhận thức của cả hai giới về quyền và nghĩa vụ của họ trong mối quan hệ với các thành viên trong gia đình.

Thứ hai: Phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình; vai trò của họ hàng, dòng họ. Bởi đây là truyền thống văn hoá của dân tộc sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến việc duy trì sự ổn định, đoàn kết và êm ấm trong đời sống gia đình; làm tốt công tác hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình;

Ngăn chặn kịp thời và bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân của bạo lực gia đình; Cần trang bị cho nạn nhân vũ khí để tự bảo vệ như: nghề nghiệp để độc lập về tài chính, trình độ học vấn, ý thức vươn lên làm chủ bản thân và gia đình, kiến thức giữ gìn hạnh phúc gia đình, nuôi dạy con cái...

Thứ ba: Đẩy mạnh thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hóa, nếp sống văn minh; cần quan tâm xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá trong đó đưa tiêu chí không có bạo lực gia đình, không lạm dụng rượu bia, không có tệ nạn cờ bạc, ma tuý để công nhận gia đình văn hóa.

Thứ tư: Phải xử lý nghiêm người có hành vi bạo lực gia đình theo đúng quy định của Nghị định số: 110/2009/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình.

Thứ năm: Thực hiện việc lồng ghép chương trình phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới trong chương trình kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các cấp, các ngành.

Đây là một giải pháp quan trọng nhằm cụ thê hoá các chỉ tiêu, mục tiêu về phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình, tránh việc tuyên truyền chung chung không gắn với chỉ đạo cụ thể, trách nhiệm quản lý của Lãnh đạo các ngành, các cấp.

Việc thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm tăng thu nhập cho người lao động, ổn định đời sống gia đình, sẽ góp phần hạn chế bạo lực gia đình do nguyên nhân từ kinh tế khó khăn.

Cuối cùng là phải tăng cường vai trò Lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong thực hiện phòng chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới.

Việc phòng chống bạo lực gia đình là trách nhiệm chung của mọi gia đình và toàn xã hội, do đó cần phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung của chính quyền và sự phối hợp chặt chẽ của các đoàn thể nhân dân.

Phải đưa nội dung Phòng chống bạo lực gia đình vào chương trình, kế hoạch công tác. Hằng năm, các cấp uỷ, chính quyền cơ sở thực hiện tốt việc nắm tình hình các vụ bạo lực gia đình để ngăn chặn kịp thời, không để xảy ra các vụ án nghiêm trọng.

Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây