Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Phân tích bản chất của hiện tượng tâm lí người. Từ đó rút ra những kết luận cần thiết trong công tác và cuộc sống

Thứ ba - 21/10/2014 08:39
Phân tích bản chất của hiện tượng tâm lí người. Từ đó rút ra những kết luận cần thiết trong công tác và cuộc sống.
Tâm lí người:
  • Trong cuộc sống đời thường, chữ “tâm” thường được dùng ghép với các từ khác tạo thành các cụm từ “tâm đắc”, “tâm can”, “tâm địa”, “tâm tình”, “tâm trạng”,... được hiểu là lòng người, thiên về mặt tình cảm.
  • Theo từ điển Tiếng Việt (1988) tâm lí là ý nghĩ, tình cảm, làm thành đời sống nội tâm , thế giới bên trong của con người.
  • Trong tâm lí học: Tâm lí là tất cả những hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hành động, hoạt động của con người.
Bản chất của hiện tượng tâm lí người:
Một số quan điểm về bản chất của hiện tượng tâm lí người:
  • Quan điểm duy tâm cho rằng: Tâm lí con người do thượng đế sáng tạo ra và nhập vào thể xác con người. Tâm lí không phụ thuộc vào khách quan cũng như điều kiện thực tại của cuộc sống.
  • Quan điểm duy vật tầm thường: Tâm lí, tâm hồn được cấu tạo từ vật chất, do vật chất trực tiếp sinh ra như gan tiết ra mật, họ đồng nhất cái vật lí, cái sinh lí với cái tâm lí, phủ nhận vai trò của chủ thể, tính tích cực, năng động của tâm lí, ý thức, phủ nhận bản chất xã hội của tâm lí.
  • Quan điểm duy vật biện chứng:
  • Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua hoạt động của mỗi người.
  • Tâm lí người mang bản chất xã hội và tính lịch sử.
Quan điểm duy vật biện chứng về hiện tượng tâm lí người:
Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua hoạt động của moi người.
  • Phản ánh là quá trình tác động qua lại hệ thong này và hệ thong khác, kết quả là để lại dấu vết (hình ảnh) tác động ở cả hệ thong tác động và hệ thong chịu sự tác động.
Ví dụ: viên phấn được dùng để viết lên bảng để lại vết trên bảng và ngược lại bảng làm mòn (để lại vết) trên đầu viên phấn.
+ Phản ánh vật lí: mọi vật chất đều có hình thức phản ánh này.
Ví dụ: khi mình đứng trước gương thì mình thấy hình ảnh của mình qua gương.
+ Phản ánh sinh học: phản ánh này có ở thế giới sinh vật nói chung.
Ví dụ: hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời mọc.
+ Phản ánh hóa học: là sự tác động của hai hợp chất tạo thành hợp chất mới.
Ví dụ: 2H2 + O2 -> 2H2O
+ Phản ánh xã hội: phản ánh các mối quan hệ trong xã hội mà con người là thành viên sống và hoạt động.
Ví dụ: trong cuộc sống cần có sự giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau như câu “Lá lành đùm lá rách.”
+ Phản ánh tâm lí: là hình thức phản ánh cao nhất và phức tạp nhất.
  • Đó là kết quả của sự tác động của hiện thực khách quan vào não người và do não tiến hành.
  • Điều kiện cần để có phản ánh tâm lí:
hien thuc tac dong len nao nguoi
=> Sản phẩm của sự phản ánh đó là hình ảnh tâm lí trên võ não mang tính tích cực và sinh động. Nó khác xa về chất so với các hình ảnh cơ học, vật lí, sinh lí,...
  • Hình ảnh tâm lí mang tính tích cực và sinh động.
Hình ảnh tâm lí mang tính tích cực bởi kết quả của lần phản ánh trước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lần phản ánh sau, nhờ đó con người tích lũy được kinh nghiệm mới có sự tồn tại và phát triển.
ví dụ: Trong một lần đi chơi ta quen được một người và có ấn tượng tốt về người đó, một thời gian sau gặp lại ta bắt gặp một hành động không hay của người đó thì thoạt tiên chúng ta sẽ không tin người đó có thể hành động như vậy và suy nghĩ nhiều lí do để biện minh cho hành động đó. Do đó có thể nói , kết quả của lần phản ánh trước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lần phản ánh sau.
- Hình ảnh tâm lí còn mang tính chủ thể và đậm màu sắc cá nhân.
chu the khac nhau phan anh tam li khac nhau
  • Hai điều tra viên cùng tham gia khám nghiệm hiện trường nhưng do trình độ nhận thức, chuyên môn, .khác nhau nên kết quả điều tra khác nhau.
  • Con gái yêu bằng tai, con trai yêu bằng mắt.
Nguyên nhân là do:
+ Mỗi người có đặc điểm riêng về cơ thể, giác quan, hệ thần kinh và não bộ.
+ Mỗi người có hoàn cảnh sống khác nhau, điều kiện giáo dục không như nhau.
+ Đặc biệt là mỗi cá nhân thể hiện mức độ tích cực hoạt động, tích cực giao lưu khác nhau trong cuộc sống dẫn đến tâm lí của người này khác với tâm lí của người kia.
Tuy nhiên không phải cứ hiện thực khách quan trực tiếp tác động đến não là có hình ảnh tâm lí. Muốn có hình ảnh tâm lí thì điều kiện đủ là phải thông qua con đường hoạt động và giao tiếp.
Tâm lí người mang bản chất xã hội và tính lịch sử
Vì:
  • Nguồn gốc: thế giới khách quan (thế giới tự nhiên và xã hội) trong đó nguồn gốc xã hội là quyết định tâm lí con người, thể hiện qua: các mối quan hệ kinh tế-xã hội, đạo đức, pháp quyền, mối quan hệ con người-con người, từ quan hệ gia đình, làng xóm, quê hương, quan hệ cộng đồng, nhóm,...Các mối quan hệ trên quyết định bản chất tâm lí con người (như Mark nói: bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội). Trên thực tế, nếu con người thoát li khỏi các mối quan hệ xã hội, quan hệ giữa con người với con người thì tâm lí người sẽ mất bản tính người.
ví dụ: Rochom P'ngieng mất tích năm 1989 khi đi chăn trâu. Sau 18 năm, Rochom được tìm thấy khi trên người không mặc quần áo và di chuyển như một con khỉ nói chuyện hay giao tiếp mà chỉ phát ra những tiếng gừ gừ, những âm thanh vô nghĩa, không thể hòa nhập vào cuộc sống con người. Từ đó có thể thấy tâm lí người chỉ hình thành khi có điều kiện cần và đủ là sự tác động của hiên thực khách quan lên não người bình thường và phải có hoạt động và giao tiếp.
  • Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động giao tiếp trong các mối quan hệ xã hội, là sản phẩm của con người với tư cách là chủ thể xã hội, chủ thể của nhận thức và hoạt động của giao tiếp một cách chủ động và sáng tạo.
Ví dụ: Như ví dụ trên, Rochom do không tham gia hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ với con người nên không có tâm lí người bình thường.
  • Cơ chế hình thành: cơ chế lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệm, nền văn hóa xã hội thông qua hoạt động và giao tiếp, trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo. Hoạt động và mối quan hệ giao tiếp của con người có tính quyết định.
Ví dụ: Một đứa trẻ khi sinh ra chúng như một trang giấy trắng, nhưng sau một thời gian được bố mẹ chăm sóc, dạy dỗ, được tiếp xúc với nhiều người thì nó ngày càng học hỏi, lĩnh hội, tiếp thu và hiểu biết nhiều hơn về mọi việc xung quanh.
  • Tâm lí hình thành, phát triển và biến đoi cùng với sự phát triển của lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc và cộng đồng. Tâm lí của mỗi con người chịu sự chế ước bởi lịch sử của cá nhân và cộng đồng. Tuy nhiên không phải là sự “copy” một cách máy móc mà đã được thay đổi thông qua đời sống tâm lí cá nhân. Chính vì thế mỗi cá nhân vừa mang những nét chung đặc trưng cho xã hội lịch sử vừa mang những nét riêng tạo nên màu sắc của mỗi cá nhân.
Ví dụ: Trước đây thì xã hội rất định kiến về việc có thai trước khi cưới nhưng bây giờ xã hội biến đổi, sống phóng túng hơn nên con người xem vấn đề đó là bình thường.
Tóm lại, tâm lí người là hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc con người thông qua hoạt động và giao lưu tích cực của mỗi con người trong những điều kiện xã hội lịch sử nhất định. Nó có bản chất xã hội, tính lịch sử và tính chủ thể.
Kết luận:
  • Muốn hoàn thiện, cải tạo tâm lí người cần phải nghiên cứu hoàn cảnh lịch sử, điều kiện sống,.. .của con người.
  • Cần chú ý nghiên cứu sát đối tượng, chú ý đặc điểm riêng của từng cá nhân.
  • Phải tổ chức hoạt động và các quan hệ giao tiếp để nghiên cứu sự hình thành và phát triển tâm lí con người.
  • Chú ý giáo dục thể chất, phát triển não bộ và các giác quan.
  • Nhìn nhận học sinh theo quan điểm phát triển, tôn trọng đặc điểm lứa tuổi.
  • Tôn trọng ý kiến, quan điểm của từng chủ thể.
  • Khi nghiên cứu cần xem xét sự phát triển của lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc và cộng đồng trong từng giai đoạn lịch sử.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây