Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Phân tích những luận điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc

Thứ hai - 06/02/2017 05:50
Từ 1911-1920, Hồ Chí Minh đã khảo sát các cuộc cách mạng lớn trên thế giới. Năm 1920, lần đầu tiên Nguyễn Ái Quốc đọc được "Sơ thảo luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa" của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã sáng tỏ, tin tưởng và cảm động đến phát khóc: Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên, như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!". Với việc gia nhập quốc tế cộng sản III, Nguyễn Ái Quốc đã từ CN yêu nước đến với CNMLN, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, từ người yêu nước trở thành người cộng sản. Nguyễn Ái Quốc đã hoạt động lý luận và thực tiễn trong Đảng Cộng Sản Pháp và quốc tế cộng sản.
Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu, sáng lập Hội VN thanh niên Cách mạng, xuất bản báo Thanh niên, mở lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ, đưa họ về nước hoạt động. Nguyễn Ái Quốc xuất bản tác phẩm "Bản án chế độ thực dân Pháp" 1925, "Đường Kách Mệnh" 1927. Tháng 2/1930, Hồ Chí Minh soạn thảo Chánh cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt. Tất cả điều đó hình thành cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng giải phóng dân tộc của VN.
 
1. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường Cách mạng vô sản
 
Sở dĩ các phong trào yêu nước VN cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 thất bại là do chưa có đường lối và phương pháp đấu tranh đúng đắn. Khi CNĐQ đã thành một hệ thống TG, một mặt, chúng đấu tranh với nhau để giành giật thuộc địa, mặt khác, chúng thống nhất với nhau để đàn áp phong trào đấu tranh của các dân tộc thuộc địa. Vì vậy trong cuộc đấu tranh chống CNĐQ, giai cấp vô sản chính quốc và nhân dân các dân tộc thuộc địa có chúng một kẻ thù. CNĐQ như con đỉa hai vòi, một vòi bám vào chính quốc, một vòi bám vào thuộc địa. Muốn đánh thắng CNĐQ, phải đồng thời cắt cả hai vòi của nó đi. Vì vậy, Cách mạng vô sản ở chính quốc phải kết hợp với Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa. "Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường Cách mạng vô sản, tức là phải theo đường lối MÁC - LÊNIN".
 
2. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo.
 
Nguyễn Ái Quốc khẳng định, muốn giải phóng dân tộc thằng công "trước hết phải có đảng cách mệnh...đảng có vững cách mệnh mới thành công...đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt...Bây giờ chủ nghĩa nhiều, học thuyết nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin".
 
Cách mạng giải phóng dân tộc phải có đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo theo nguyên tắc đảng kiểu mới của Lênin. Chỉ có cuộc cách mạng do chính đảng giai cấp vô sản lãnh đạo mới thực hiện được sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người (Bác phê phán các lãnh tụ yêu nước tiền bối chưa nhận thức được tần quan trọng của chính đảng cách mạng và 1 đường lối chính trị đúng đắn).
 
3. Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đoàn kết của toàn dân, trên cơ sở liên minh công nông.
 
Cách mạng giải phóng dân tộc là "việc chung của cả dân chúng", phải đoàn kết toàn dân "sỹ, nông, công, thương đều nhất trị chống lại cường quyền". Cốt của liên minh công-nông "công-nông là người chủ cách mạng ..công-nông là gốc của Cách mạng".
 
Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc là đánh đổ Đế quốc pháp và đại địa chủ phong kiến giành độc lập dân tộc. Cần vận động tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân VN đang bị mất nước. Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất, để huy động sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân. Công nông là gốc, liên minh với các giai tầng khác phải chú ý đến lợi ích của giai cấp công-nông của dân tộc. Trong Sách lược vắn tắt, Hồ Chí Minh nêu rõ: "Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, thanh niên, tân việt...kéo họ đi về phe VS giai cấp. Còn đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chỉ, tư bản An-nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, chí ít là cho họ trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ".
 
Do nhận thức khác nhau về yêu cầu, mục tiêu của Cách mạng vô sản ở các nước TB phát triển với cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa, lại bị chi phối bởi quan điểm tả khuynh của quốc tế cộng sản VI, các đại biểu của quốc tế cộng sản cho rằng Nguyễn Ái Quốc đi theo chủ nghĩa dân tộc mà "quên mất lợi ích đấu tranh giai cấp". Hồ Chí Minh vẫn nhấn mạnh: công-nông là gốc của cách mạng; còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ cũng bị tư sản áp bức, song không cực khổ bằng công-nông; ba hạng người ấy là bầu bạn của công-nông". "Trong khi liên lạc giai cấp, phải cận thận, không khi nào nhưng một chút lợi ích gì của công-nông mà đi vào thỏa hiệp".
 
4. Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước Cách mạng vô sản ở chính quốc.
 
Trong phong trào cộng sản quốc tế đã từng tồn tại quan điểm cho rằng Cách mạng thuộc địa phụ thuộc vào Cách mạng vô sản ở chính quốc thắng lợi. Luận cương về phong trào Cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa nêu ở đại hội VI quốc tế cộng sản 1928: "chỉ có thể thực hiện hoàn toàn công cuộc giải phóng dân tộc các thuộc địa khi giai cấp VS giành được thắng lợi ở các nước TB tiên tiến". Ý kiến này đã giảm tính chủ động, sáng tạo của Cách mạng thuộc địa. Ngay từ đại hội V quốc tế cộng sản (1924), Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ: vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh giai cấp VS ở các nước đi xâm lược thuộc địa phải gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các nước thuộc địa..."
 
Dựa vào quan điểm của Mác, "sự nghiệp giải phóng của giai cấp công nhân phải là sự nghiệp của bản thân giai cấp công nhân". Nguyễn Ái Quốc đi đến kết luận: "công cuộc giải phóng anh, em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em."
 
Nguyễn Ái Quốc nhận thức thuộc địa là khâu yếu của CNĐQ và nhờ đánh giá đúng sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, ngày từ năm 1924, Người đã nói: Cách mạng thuộc địa không những không phục thuộc vào Cách mạng vô sản ở chính quốc mà có thể giành thắng lợi trước"..."họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở Phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn". Đây là cống hiến sáng tạo của Hồ Chí Minh vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa MÁC - LÊNIN. Cách mạng VN đã chứng minh luận điểm của Hồ Chí Minh là đúng.
 
5. Cách mạng giải phóng dân tộc phải được thực hiện bằng con đường bạo lực, kết hợp lực lượng chính trị của quần chúng với lực lượng vũ trang trong nhân dân.
 
- Cuộc khởi nghĩa của quần chúng phải có t/chất 1 cuộc khởi nghĩa vũ trang chứ không phải là nổi loạn. Do đó phải được chuẩn bị trong quần chúng, nổ ra ở thành phố, theo kiểu cách mạng châu âu. Phải được nước Nga ủng hộ, phải trùng hợp với cách mạng vô sản pháp, phải gắn mật thiết với sự nghiệp Cách mạng vô sản thế giới. Tháng 5/1941, Hội nghị TW8 khóa 1 nhận định: cuộc cách mạng Đông Dương kết thúc bằng 1 cuộc khởi nghĩa vũ trang, mở đầu có thể là cuộc khởi nghĩa từng phần, từng địa phương...mở đường cho cuộc khởi nghĩa lớn.
 
Để chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, Hồ Chí Minh chỉ đạo: Phải xây dựng căn cứ địa cách mạng, đào tạo, huấn luyện cán bộ, xây dựng tổ chức chính trị của quần chúng, lập đội du kích vũ trang, đón thời cơ, phát động cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8 và giành thắng lợi chỉ trong vòng có hơn 10 ngày.
 
*Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc trong công cuộc đổi mới hiện nay
 
1. Khởi dậy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, nguồn động lực mạnh mẽ xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
 
Hội nghị TW 6 (khóa 7) đã xác định rõ nguồn lực và phát huy nguồn lực để xây dựng và phát triển đất nước. Trong đó nguồn lực con người cả về thể chất và tinh thần là quan trọng nhất. Cần khơi dậy truyền thống yêu nước của con người VN biến thành động lực để chiến thắng kẻ thù, hôm nay xây dựng và phát triển kinh tế.
 
2. Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc trên quan điểm giai cấp.
 
Khẳng định rõ vai trờ, sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản, của Đảng Cộng Sản, kết hợp vấn đề dân tộc và giai cấp đưa Cách mạng VN từ giải phóng dân tộc lên CNXH. Đại đoàn kết dân tộc rộng rãi trên nền tảng liên minh công-nông và tầng lớp trí thức do Đảng lãnh đạo. Trong đấu tranh giành chính quyền phải sử dụng bạo lực của quần chúng cách mạng chống bạo lực phản cách mạng. Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH.
 
3. Chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giải quyết tốt mối quan hệ giữa các dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc VN.
 
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của đảng nêu: vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng. Lịch sử ghi nhận công lao của các dân tộc miền núi đóng góp to lớn vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống xâm lược. Hồ Chí Minh nói: đồng bào miền núi đã có nhiều công trạng vẻ vang và oanh liệt.
 
Trong công tác đền ơn, đáp nghĩa Hồ Chí Minh chỉ thị, các cấp bộ Đảng phải thi hành đúng chính sách dân tộc, thực hiện sự đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc sao cho đạt mục tiêu:
 
- Nhân dân no ấm hơn, mạnh khỏe hơn.
- Văn hóa sẽ cao hơn.
- Giao thông thuận tiện hơn.
- Bản làng vui tươi hơn.
- Quốc phòng vững vàng hơn.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây