Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Đáp án bài dự thi: Tìm hiểu pháp luật về biên giới quốc gia

Thứ bảy - 19/11/2016 21:41
Câu 1: Thế nào là biên giới quốc gia, biên giới quốc gia nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khu vực biên giới đất liền và khu vực biên giới biển được quy định như thế nào?

Câu hỏi 2: Chế độ pháp lý các vùng biển và thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam? Quy định đối với người, tàu, thuyền hoạt động trong khu vực biên giới biển nước CHXHCN Việt Nam?

Câu 3: Những hoạt động nào ở khu vực biên giới đất liền, khu vực biên giới biển bị nghiêm cấm? Công dân Việt Nam, người nước ngoài khi ra, vào, hoạt động tại khu vực biên giới đất liền phải chấp hành quy định pháp luật như thế nào?

Câu 4: Ngày, tháng nào trong năm được xác định là ngày biên phòng toàn dân; Nội dung của ngày biên phòng toàn dân?
ĐÁP ÁN BÀI DỰ THI
“Tìm hiểu pháp luật về biên giới quốc gia”
 
Câu 1: Thế nào là biên giới quốc gia, biên giới quốc gia nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khu vực biên giới đất liền và khu vực biên giới biển được quy định như thế nào?
 
Trả lời:
Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thiêng liêng bất khả xâm phạm. Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội, tăng cường quốc phòng và an ninh của đất nước. Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về biên giới quốc gia xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài với các nước láng giềng. Căn cứ vào hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi bổ sung theo nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội khoá X kỳ họp thứ 10.
 
Căn cứ chương I điều 1. Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
 
Khu vực biên giới trên đất liền được quy định và đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống mốc quốc giới và gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền
 
Khu vực biên giới trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo trên cơ sở đánh dấu bằng các tọa độ trên bản đồ là ranh giới ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải quần đảo Việt Nam được xác định theo công ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.
 
Câu hỏi 2: Chế độ pháp lý các vùng biển và thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam? Quy định đối với người, tàu, thuyền hoạt động trong khu vực biên giới biển nước CHXHCN Việt Nam?
 
Trả lời:
Điều 2 quy định pháp lý các vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do pháp luật Việt Nam quy định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế, trong điều 4 có ghi.
 
Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải có chiều rộng mười hai hải lý.
 
Đối với vùng đặc quyền về kinh tế là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng hai trăm hải lý tính từ đường cơ sở.
 
Thềm lục địa là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa mà Việt Nam là quốc gia ven bờ có chủ quyền, quyền tài phán được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, điều 18 quy định.
 
Tàu thuyền nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, tàu ngầm vá các phương tiện đi ngầm khác phải đi nổi và treo cờ quốc tịch.
 
Điều 19 có ghi tàu thuyền nước ngoài có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu thuyền chuyên chở chất phóng xạ, chất nguy hiểm độc hại, không gây hại trong lãnh hải Việt Nam phải mang đầy đủ các tài liệu và áp dụng các biện pháp phòng ngừa đặc biệt theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế.
 
Tàu thuyền quy định tại khoản 1 Điều này khi tiến hành các hoạt động khác trong lãnh hải Việt Nam phải được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép và phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa đặc biệt theo quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế.
 
Câu 3: Những hoạt động nào ở khu vực biên giới đất liền, khu vực biên giới biển bị nghiêm cấm? Công dân Việt Nam, người nước ngoài khi ra, vào, hoạt động tại khu vực biên giới đất liền phải chấp hành quy định pháp luật như thế nào?
 
Trả lời:
Điều 14 các hành vi bị nghiêm cấm
 
1. Xê dịch, phá hoại mốc quốc giới; làm đổi dòng chảy tự nhiên của sông, suối biên giới; làm sai lệch, chệch hướng đi của đường biên giới quốc gia; gây hư hại mốc giới quốc gia;
 
2. Phá hoại an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới; xâm canh, xâm cư ở khu vực biên giới; phá hoại công trình biên giới;
 
3. Làm cạn kiệt nguồn nước, gây ngập úng, gây ô nhiễm môi trường, xâm phạm tài nguyên thiên nhiên và lợi ích quốc gia;
 
4. Qua lại trái phép biên giới quốc gia; buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ, vũ khí, ma tuý, chất nguy hiểm về cháy, nổ qua biên giới quốc gia; vận chuyển qua biên giới quốc gia văn hoá phẩm độc hại và các loại hàng hoá khác mà Nhà nước cấm nhập khẩu, xuất khẩu.
 
5. Bay vào khu vực cấm bay; bắn, phóng, thả, đưa qua biên giới quốc gia trên không phương tiện bay, vật thể, các chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho quốc phòng, an ninh, kinh tế, sức khoẻ của nhân dân, môi trường, an toàn hàng không và trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới;
 
6. Các hành vi khác vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia.
 
Đối với công dân Việt Nam và người nước ngoài ra vào hoạt động tại khu vực biên giới đất liền, điều 15 ghi rõ việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới quốc gia được thực hiện tại cửa khẩu. Việc quá cảnh qua biên giới vào lãnh thổ đất liền vùng biển, vùng trời phải tuân thủ quy định đi theo các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, đường hàng hải, đường hàng không, việc qua lại biên giới của nhân dân trong khu vực biên giới được thực hiện tại cửa khẩu nơi mở ra cho qua lại biên giới.
 
Người phương tiện hàng hoá qua lại biên giới quốc giai phải có đầy đủ giấy tờ hợp pháp và chọn sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Điều 16 việc ra vào cửa khẩu, tạm trú và các hoạt động khác ở khu vực cửa khẩu phải tuân theo quy định của pháp luật. Điều 17 khu vực kiểm soát được thiết lập tại cửa khẩu để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát làm các thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
 
Câu 4: Ngày, tháng nào trong năm được xác định là ngày biên phòng toàn dân; Nội dung của ngày biên phòng toàn dân?
 
Trả lời:
Điều 28 lấy ngày 3/3/1989 là ngày biên phòng toàn dân, nhà nước xây dựng nền biên phòng toàn dân và thế trận biên phòng toàn dân nhằm bảo đảm khu vực biên giới quốc gia phát triển toàn diện về chính trị kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh, phòng tuyến nhân dân bảo vệ chủ an ninh biên giới ngày càng vững mạnh.
Câu 5: Nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân trong bảo vệ biên giới quốc gia và chế độ, chính sách của Nhà nước đối với người, phương tiện, tài sản của tổ chức, cá nhân được huy động làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia?
 
Trả lời:
 
Điều 31 Nghĩa vụ trách nhiệm của công dân Việt Nam giữ gìn mốc biên giới quốc gia. Khi phát hiện mốc giới bị hư hại, bị mất, bị sai lệch vị trí làm chệch hướng đi của đường biên giới quốc gia hoặc công trình biên giới bị hư hại phải báo ngay cho bộ đội biên phòng hoặc chính quyền địa phương cơ quan nơi gần nhất.
 
Điều 33 Nhà nước có chính sách chế độ ưu đãi đối với người trực tiếp và người được huy động làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia.
 
- Người được cơ quan có thẩm quyền huy động tham gia bảo vệ biên giới quốc gia mà hy sinh, bị thương, bị tổn hại về sức khoẻ thì được hưởng chính sách, chế độ như đối với dân quân tự vệ tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu.
 
- Tổ chức, cá nhân có phương tiện, tài sản được cơ quan có thẩm quyền huy động trong trường hợp cấp thiết để tham gia bảo vệ biên giới quốc gia bị thiệt hại thì được bồi thường theo quy định của pháp luật.
 
* Nếu xảy ra tranh chấp biên giới quốc gia trên đất liền, lãnh hải đảo trên đảo, quần đảo trên biển đông giữa nước ta và các quốc gia liên quan mọi công dân phải bình tỉnh không được tụ tập đông người kéo đến đại sứ quán, lãnh sự quán và người nước ngoài hữu quan để phản đối biểu tình gây mất trật tự làm cho các thế lực thù địch lợi dụng chống phá chia rẻ tình đoàn kết, hữu nghị, láng giềng khắc sâu hận thù mà thông qua nhà nước, bộ ngoại giao đàm phán song phương, đa phương với các quốc gia thông qua luật biển đảo, đất liền mà các bên liên quan đã ký và thông qua công ước quốc tế mà nước ta đã ký kết.

Bản quyền thuộc về Sách Thư Viện. Ghi nguồn sachthuvien.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây