Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Bài dự thi: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn

Chủ nhật - 07/12/2014 04:03
Vận dụng các kiến thức của các môn: Toán, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân vào tình huống, tình hình biển đảo của tổ quốc hiện nay và chủ quyền đất nước của tuổi trẻ.
Bài toán về biển đông đang là một thắc mắc và khó có một lời giải thích hợp lý. Trước tình hình biển đảo của đất nước có những diễn biến phức tạp do những cuộc tranh chấp xảy ra đã đeo dọa trực tiếp đến chủ quyền tổ quốc: “Thanh niên tuổi trẻ” cần phải làm gì để bảo vệ lãnh thổ, chắc hẳn đây cũng là suy nghĩ của mọi bạn trẻ khi đề cập đến vấn đề này.
 
Việt Nam có vùng bờ biển rộng, nằm trong khu vực biển đông, gồm 2 quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa. Từ xư nhân dân ta đã có những bằng chứng lịch sử và tài liệu khoa học để chứng minh chủ quyền pháp lý về biển đảo. Về diện tích và lãnh thổ bờ biển nước ta dài hơn 3260km, diện tích khoảng 1 triệu km2. Trong 63 tỉnh, thành phố thì có 28 tỉnh, thành phố không giáp biển. Ở quần đảo Trường Sa gồm 30 đảo, bãi đá, cồn, san hô, diện tích đảo khoảng 1600km2, cách đảo Lý Sơn của Quãng Ngãi khoảng 120 hải lý và đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 140 hải lý. Trong đảo còn có các phần đất nổi  diện tích khoảng 10km2.
 
Quần đảo Hoàng Sa gồm hơn 100 đảo lớn, nhỏ, bãi đá, san hô, bãi cạn, vùng biển có diện tích khoảng 160.000 – 180.000 km2, cách đảo Cam Ranh (Khánh Hòa) khoảng 243 hải lý và cách đảo Phú Quý (Bình Thuận) khoảng 203 hải lý, dịên tích phần đất nổi là 10 km2.
 
Vùng biển Vịêt Nam có nhiều tài nguyên là tầm quan trọng trong công nghiệp xây dựng và phát triển bảo vệ đất nước. Vùng biển Vịêt Nam, có nguồn cá phong phú như hơn 2400 loài với các bộ họ khác nhau. Trữ lượng các ở nước ta khoảng 5.000.000 tấn/năm và số lượng đánh bắt hằng năm khoảng 2.000.000 tấn. Ngoài ra có các loài động vật quý giá thân mềm như mực, hải sâm hay san hô, ngọc trai dùng để làm đồ trang sức. Ngoài động vật biển, dưới đáy biển còn cung cấp các loại rong biển, là một thứ quý giá và nguyên liệu giàu chất dinh dưỡng.
 
Dầu khí đang là một tài nguyên lớn ở thềm lục địa, tổng trữ lượng dầu khí dự báo địa chất khoảng 10 tỷ tấn. Ngoài dầu thì còn có trữ lượng khí đốt khai thác và là nhiên liệu quan trọng. Không chỉ dầu khí hay khí đốt thềm lục địa còn có trữ lượng thiếc lớn gồm các nguyên tố hiếm đang được khai thác và tìm kiếm. 
 
 
Điều kiện thuận lợi nhất của vùng biển Việt Nam là tài nguyên giao thông vận tải. Lãnh thổ nước ta sát biển kéo dài từ bắc vào nam, có 2 quần đảo nằm trong biển đông thích hợp cho việc hợp tác trao đổi kinh tế và thương mại với các nước ngoài bằng đường biển. 
 
Đặc biệt vùng biển nước ta có giá trị về du lịch cao. Bờ biển dài có nhiều vũng, vịnh, hang động tự nhiên. Do đặc điểm kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát biển tạo thành nhiều cảnh quan sơn thuỷ rất đa dạng. Trong đó di sản thiên nhiên hạ long (Quảng Ninh) đã được UNESCO xếp hạng trong kỳ quan thiên nhiên thế giới. Đây chính là niềm tự hào của người dân Việt Nam và sự ngưỡng mộ của bạn bè quốc tế. Ngoài ra còn có các thắng cảnh như Non Nước, Phong Nha, hay các di tích lịch sử: Hội An, Tháp Chàm, … cùng được phân bố gần ven biển. Các trung tâm kinh tế, thương mại lớn như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Vũng Tàu nằm dọc biển và cách bờ biển không xa. 
 
 
Ta thấy vùng biển là nguồn kinh tế quan trọng và tạo nên giá trị thiên nhiên kỳ vĩ. Vì vậy từ xưa đến nay Việt Nam luôn khai thác, đánh bắt trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của mình. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua đã có những cuộc tranh chấp trên biển đông và ngay cả trong 2 quần đảo này. Trung Quốc là nước luôn gây ra sự bất ổn và nhiều hành động xâm phạm đến chủ quyền biển của Việt Nam qua nhiều năm: đánh bắt trên quần đảo Việt Nam, bắt ngư dân Việt và tấn công cả tàu Việt Nam trên vùng biển của Việt Nam và đến nay là việc hạ đặt giàn khoan trái phép trên quần đảo Trường Sa nhằm khai thác dầu khí và chiếm diện tích biển. Những hành động nói trên Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng đến lãnh thổ, quyền tài phán của Việt Nam và vi phạm công ước liên hiệp quốc về lụât biển năm 1982 đã quy định từ trước. Nhiều lần nhà nước Việt Nam muốn đàm phán với nhà nước Trung Quốc nhưng luôn bị né tránh và từ chối. Tuy nhiên Việt Nam có đầy đủ các bằng chứng lịch sử, cơ sở thực tiễn để khẳng định chủ quyền dân tộc dù Trung Quốc có lật úp sự thật.
 
Cho đến thế kỷ XVII, 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là các đảo vô chủ không một nước nào nắm chủ quyền. Vào nửa đầu thế kỷ XVII, chúa Nguyễn cho nhân dân đánh bắt hải sản, trồng cây, đo vẽ và dựng cột mốc trên biển. Liên tục từ đó Việt Nam cũng cố chủ quyền: Năm 1925 duy trì tuần tra trên biển, đặt cột mốc chủ quyền, xây trạm hải đăng, đưa quân đội đóng trú. Năm 1951 Việt Nam khẳng định chủ quyền của mình ra hội nghị thế giới mà không nước nào phản đối. Năm 1994 Việt Nam tham gia công ước Liên Hợp Quốc về lụât biển 1982, thành lập huyện Trường Sa trên quần đảo Trường Sa (Đà Nẵng). Nhà nước Việt Nam nhiều lần công bố sách trắng và bản đồ cổ liên quan đến chủ quyền có từ thời Nguyễn. Sau nhiều năm Việt Nam đưa ra luật biểnViệt Nam quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; họat động trong vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lý và bảo vệ biển, đảo.
 
 
Trước hành động của Trung Quốc vừa qua, 900 triệu trái tim yêu nước Việt Nam cùng chung tay hướng về chủ quyền biển đảo, xem biển đảo như một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ. Nhân dân ta đã vô cùng bức xúc và phản đối trước hành động ngang ngược này. Đồng thời đó, các kiều bào Việt và nhân dân trên khắp thế giới cũng ủng hộ đồng tình với việc làm này. Ngoài ra cộng đồng quốc tế đã lên tiếng mạnh mẽ, giúp đỡ Việt Nam trong quá trình khẳng định biển đảo không một ai hay bất cứ một quốc gia nào được xâm phạm đến chủ quyền của Việt Nam.
 
Là một học sinh, chúng em nhận thức được ý nghĩa thiêng liêng về ý nghĩa biển đảo của dân tộc và những giá trị to lớn về chủ quyền mà ông cha ta ngày xưa đã đổ xương máu mồ hôi, nước mắt để gây dựng nên, chúng ta cần xem biển đảo như ngôi nhà chung cần giữ gìn và bảo vệ. Để thể hiện tình cảm sâu sắc đối với biển đảo, chúng ta cần phải nghĩ đến những người lính đang ngày đêm bảo vệ vùng trời của Tổ quốc. Mỗi chúng ta là đứa con hậu phương thì cần phải ra sức học tập, để mai này góp một phần nhỏ bé trong công việc xây dựng và phát triển đất nước giàu mạnh. Như Bác Hồ đã nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta cùng nhau giữ lấy nước”.

Nhóm tác giả:
- Huỳnh Thị Khánh Luy
- Nguyễn Thị Thanh Thuý
Lớp: 9/3, Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây