ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI GỮA KỲ 1
MÔN: CÔNG NGHỆ 8
Câu 1. Cạnh thấy, đường bao thấy được vẽ bằng:
A. Nét đứt mảnh
B. Nét liền mảnh
C. Nét liền đậm
D. Nét chấm gạch mảnh.
Câu 2. Đường bao khuất, cạnh khuất bao thấy được vẽ bằng:
A. Nét đứt mảnh
B. Nét liền mảnh
C. Nét liền đậm
D. Nét chấm gạch mảnh.
Câu 3. Đường kích thước, đường gióng được vẽ bằng:
A. Nét đứt mảnh
B. Nét liền mảnh
C. Nét liền đậm
D. Nét chấm gạch mảnh.
Câu 4. Đường tâm, đường trục được vẽ bằng:
A. Nét đứt mảnh
B. Nét liền mảnh
C. Nét liền đậm
D. Nét chấm gạch mảnh.
Câu 5. Hình chiếu bằng có hướng chiếu:
A. Từ trước tới B. Từ trên xuống
C. Từ trái sang D. Từ phải sang
Câu 6. Hình chiếu cạnh có hướng chiếu:
A. Từ trước tới B. Từ trên xuống
C. Từ trái sang D. Từ phải sang
Câu 7. Hình chiếu đứng có hướng chiếu:
A. Từ trước tới B. Từ trên xuống
C. Từ trái sang D. Từ phải sang
Câu 8. Một viên gạch có kích thước một bề mặt 200 mm và 100 mm. Trên bản vẽ, bề mặt đó được vẽ với kích thước tương ứng là 20 mm và 10 mm. Tỉ lệ vẽ là:
A. 1 : 2 B. 1 : 4 C. 1 : 5 D. 1 : 10
Câu 9. Cho vật thể có kích thước: chiều dài 60 mm, chiều rộng 40 mm và chiều cao 50 mm. Hình biểu diễn vật thể có tỉ lệ là 1:2. Độ dài kích thước chiều rộng đo được trên hình biểu diễn của vật thể là bao nhiêu?
A. 30 mm B. 25 mm C. 20 mm D. 15 mm
Câu 10. Cho vật thể có kích thước: chiều dài 60 mm, chiều rộng 40 mm và chiều cao 50 mm. Hình biểu diễn vật thể có tỉ lệ là 1:2. Độ dài kích thước chiều cao đo được trên hình biểu diễn của vật thể là bao nhiêu?
A. 30 mm B. 25 mm C. 20 mm D. 15 mm
Câu 11. Khổ giấy A4 có kích thước là
A. 841 × 594 mm. B. 594 × 420 mm.
C. 420 × 297 mm. D. 297 × 210 mm.
Câu 12. Hình chiếu đứng của hình cầu là
A. nửa hình tròn. B. hình chữ nhật.
C. hình tròn. D. hình tam giác.
Câu 13. Chọn
đáp án đúng về vị trí tương đối giữa các hình chiếu trong phương pháp góc chiếu thứ nhất.
A. Hình chiếu đứng nằm dưới hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh nằm bên phải hình chiếu đứng.
B. Hình chiếu bằng nằm dưới hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh nằm bên phải hình chiếu đứng.
C. Hình chiếu bằng nằm trên hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh nằm bên trái hình chiếu đứng.
D. Hình chiếu bằng nằm trên hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh nằm bên phải hình chiếu đứng.
Câu 14. Em sẽ đọc bản vẽ lắp dưới đây theo trình tự nào?
A. Hình biểu diễn→ Khung tên→ Bảng kê→ Kích thước→ Phân tích chi tiết→ Tổng hợp.
B. Khung tên→ Bảng kê→ Kích thước→ Hình biểu diễn→ Phân tích chi tiết→ Tổng hợp.
C. Khung tên→ Bảng kê→ Hình biểu diễn→ Kích thước→ Phân tích chi tiết→ Tổng hợp.
D. Hình biểu diễn→ Bảng kê→ Khung tên→ Kích thước→ Tổng hợp→ Phân tích chi tiết.
Câu 15. Trên bản vẽ kĩ thuật, nét đứt mảnh được dùng để
A. Vẽ đường bao thấy, cạnh thấy.
B. Vẽ đường kích thước, đường gióng kích thước.
C. Vẽ đường bao khuất, cạnh khuất.
D. Vẽ đường tâm, đường trục đối xứng.
Câu 16. Trên bản vẽ kĩ thuật, nét liền đậm được dùng để:
A. Vẽ đường bao thấy, cạnh thấy. B. Đường kích thước và đường gióng.
C. Cạnh khuất, đường bao khuất. D. Đường tâm, đường trục đối xứng.
Câu 17.
Tại sao phải quy định các tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật?
A. Dựa vào bản vẽ kĩ thuật, người công nhân trao đổi thông tin với nhau.
B. Căn cứ vào bản vẽ kĩ thuật để chế tạo sản phẩm.
C. Căn cứ vào bản vẽ kĩ thuật để lắp ráp sản phẩm.
D. Bản vẽ kĩ thuật là ngôn ngữ chung của kĩ thuật nên phải trình bày theo quy tắc thống nhất.
Câu 18.
Khi nào cần lập bản vẽ chi tiết?
A. Khi chế tạo và kiểm tra các chi tiết.
B. Cần tài liệu cho quá trình thiết kế, lắp ráp, kiểm tra và sử dụng sản phẩm.
C. Khi thiết kế và thi công xây dựng.
D. Khi người kĩ sư cần lắp ráp sản phẩm.
Câu 19. Việt Nam và một số quốc gia châu Á, châu Âu thường sử dụng phương pháp góc chiếu nào để biểu diễn hình chiếu vuông góc của vật thể?
A. Phương pháp góc chiếu thứ nhất. B. Phương pháp góc chiếu thứ hai.
C. Phương pháp góc chiếu thứ ba. D. Phương pháp góc chiếu thứ tư.
Câu 20.
Quy tắc ghi kích thước đường kính khác gì quy tắc ghi kích thước bán kính?
A. Đường kính chỉ có con số kích thước, bán kính có kí hiệu R trước con số kích thước.
B. Đường kính có kí hiệu f trước con số kích thước, bán kính có kí hiệu R trước con số kích thước.
C. Đường kính có kí hiệu f trước con số kích thước, bán kính chỉ có con số kích thước.
D. Đường kính có kí hiệu R trước con số kích thước, bán kính có kí hiệu f trước con số kích thước.
Câu 21.
Làm thế nào để biết kích thước được thể hiện trên bản vẽ kĩ thuật là kích thước của bán kính?
A. Có kí hiệu f trước con số kích thước. B. Có kí hiệu R trước con số kích thước.
C. Có kí hiệu D trước con số kích thước. D. Có kí hiệu d trước con số kích thước.
Câu 22.
Làm thế nào để biết kích thước được thể hiện trên bản vẽ kĩ thuật là kích thước của đường kính?
A. Có kí hiệu f trước con số kích thước. B. Có kí hiệu R trước con số kích thước.
C. Có kí hiệu D trước con số kích thước. D. Có kí hiệu d trước con số kích thước.
Câu 23. Công dụng bản vẽ lắp là?
A. Dùng để sản xuất các chi tiết của sản phẩm
B. Dùng để thiết kế, láp ráp, kiểm tra và sử dụng sản phẩm
C. Dùng để lắp ráp và sử dụng sản phẩm
D. Dùng để giới thiệu sản phẩm
Câu 24. Bản vẽ chi tiết thiếu nội dung nào so với bản vẽ lắp?
A. Bảng kê. B. Kích thước.
C. Khung tên. D. Yêu cầu kĩ thuật.
Câu 25.
Kim tự tháp là một khối đa diện thuộc hình?
A. Hình nón cụt. B. Hình chóp đều.
C. Hình nón. D. Hình lăng trụ đều.
Câu 26. Các hình chiếu nào ở hình 2 tương ứng với vật thể nào ở hình 1
A. A-1, B-2, C-3 B. A-2, B-3, C-1
C. A-3, B-2, C-1 D. A-3, B-1, C-2
Câu 27.
Bản vẽ lắp thiếu nội dung nào so với bản vẽ chi tiết?
A. Bảng kê. B. Kích thước. C. Khung tên. D. Yêu cầu kĩ thuật.
Câu 28. Khổ giấy A2 có kích thước là
A. 841 × 594 mm. B. 594 × 420 mm.
C. 420 × 297 mm. D. 297 × 210 mm.
Câu 29. Hình chiếu đứng của hình chóp tứ giác đều là
A. hình vuông. B. hình chữ nhật.
C. hình tròn. D. hình tam giác.
Câu 30. Mặt phẳng chiếu đứng là:
A. Mặt nằm ngang. B. Mặt cạnh bên phải.
C. Mặt chính diện. D. Mặt cạnh bên trái.
Câu 31. Các khối hình học thường gặp gồm những khối cơ bản:
A. Khối đa diện và khối tròn xoay
B. Khối đa diện và khối cầu.
C. Khối tròn xoay và khối lăng trụ đều
D. Khối tròn xoay và khối hình hộp chữ nhật
Câu 32. Hình số 1 trong bản vẽ sau là vị trí của hình chiếu nào ?
A. Hình chiếu đứng B. Hình chiếu bằng
C. Hình chiếu cạnh D.Hình chữ nhật
II. Tự luận
Câu 1. Nêu được trình tự đọc và nội dung khi đọc bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp.
Học trình tự đọc và nội dung ở
bảng 3.1 trang 22 và bảng 4.1 trang 25 SGK
Câu 3. Vẽ 3 hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh và ghi kích thước theo yêu cầu trên bản vẽ kĩ thuật theo tỉ lệ 1:1
Xem lại cách vẽ của tất cả hình chiếu trong sgk.