Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Đề thi học kì 2 Công nghệ 7 sách Cánh diều năm 2024

Thứ tư - 01/05/2024 09:52
Đề thi học kì 2 Công nghệ 7 sách Cánh diều năm 2024, có đáp án kèm theo. Mời các bạn cùng tham khảo.
A. Trắc nghiệm (7 điểm)
Em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất trong các câu hỏi sau:

Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng về vai trò của chăn nuôi?
A. Cung cấp thực phẩm cho con người
B. Cung cấp sức kéo
C. Cung cấp phân bón
D. Cung cấp lương thực

Câu 2. Con vật nuôi nào dưới đây là gia cầm?
A. Vịt.
B. Bò.
C. Lợn.
D. Trâu.

Câu 3: Con vật có đặc điểm “lông màu vàng và mịn, da mỏng” là giống gia súc ăn cỏ nào?
A. Bò lai Sind
B. Bò sữa Hà lan
C. Bò vàng Việt Nam
D. Trâu Việt Nam.

Câu 4: Có mấy phương thức chăn nuôi ở nước ta?
A. Có 2 phương thức
B. Có 3 phương thức
C. Có 4 phương thức
D. Có 5 phương thức

Câu 5. Phát biểu nào Không phải là ưu điểm phương thức chăn nuôi bán chăn thả tự do:
A. Dễ nuôi, ít bệnh tật
B. Chuồng trại đơn giản, không cần phải đầu tư quá nhiều
C. Các sản phẩm vật nuôi mang lại thơm ngon, đảm bảo chất dinh dưỡng.
D. Vật nuôi có sức khoẻ tốt do được con người kiểm soát dịch bệnh.

Câu 6. Đặc điểm cơ bản của nghề Bác sĩ thú y là:
A. Nghiên cứu về giống vật nuôi, kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng bệnh và điều trị bệnh cho vật nuôi.
B. Hỗ trợ và tư vấn các kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc phòng dịch bệnh cho thuỷ sản, phát triển các chính sách quản lý nuôi trồng thuỷ sản.
C. Chăm sóc, theo dõi sức khoẻ, chuẩn đoán, điều trị và tiêm phòng bệnh cho vật nuôi; tư vấn về sức khoẻ, dịnh dưỡng, thức ăn và vệ sinh chăn nuôi.
D. Chăm sóc vật nuôi non.

Câu 7. Người lao động trong lĩnh vực chăn nuôi cần có những kỹ năng gì?
A. Kỹ năng sử dụng các dụng cụ lao động trong nông nghiệp
B. Kỹ năng nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi; kỹ năng sử dụng, bảo quản tốt các thiết bị, dụng cụ trong lĩnh vực chăn nuôi.
C. Kỹ năng điều khiển các loại xe, máy dùng trong nông nghiệp.
D. Kỹ năng khai thác các nền tảng trong công nghệ thông tin.

Câu 8. Các công việc cần làm để nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi là:
A. Nuôi dưỡng
B. Chăm sóc
C. Phòng trị bệnh
D. Nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng trị bệnh

Câu 9: Phương pháp nào dưới đây không phù hợp với nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi non?
A. Nuôi vật nuôi mẹ tốt.
B. Kiểm tra năng suất thường xuyên.
C. Giữ ấm cơ thể.
D. Giữ vệ sinh, phòng bệnh cho vật nuôi non.

Câu 10: Yếu tố nào dưới đây Không phải là nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi?
A. Di truyền.
B. Kí sinh trùng.
C. Vi rút.
D. Chăm sóc cho vật nuôi

Câu 11. Biện pháp nào dưới đây Không đúng khi phòng, trị bệnh cho vật nuôi?
A. Bán hoặc mổ thịt vật nuôi ốm.
B. Tiêm phòng đầy đủ vắc xin.
C. Vệ sinh môi trường sạch sẽ.
D. Cách li vật nuôi bị bệnh với vật nuôi khỏe.

Câu 12: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của vệ sinh trong chăn nuôi?
A. Phòng ngừa dịch bệnh xảy ra.
B. Bảo vệ sức khỏe vật nuôi.
C. Quản lí tốt đàn vật nuôi.
D. Nâng cao năng suất chăn nuôi.

Câu 13: Chuồng nuôi có mấy vai trò?
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2

Câu 14: Những công việc nên làm để bảo vệ môi trường sống của vật nuôi là:
A. Xử lý phân, rác thải
B. Lắp đặt hầm chứa khí bioga
C. Thức ăn và nước uống đảm bảo vệ sinh
D. Tất cả đều đúng

Câu 15: Phát biểu nào dưới đây Sai khi nói về vai trò của thủy sản:
A. Cung cấp thực phẩm cho con người.
B. Làm thức ăn cho vật nuôi khác.
C. Hàng hóa xuất khẩu.
D. Làm vật nuôi cảnh.

Câu 16: Trong các loài cá sau, loài nào không được coi là quý hiếm cần được bảo vệ?
A. Cá Chẽm.
B. Cá Rô Phi.
C. Cá Lăng.
D. Cá Chình.

Câu 17: Quy trình nuôi cá chép là:
A. Chuẩn bị ao nuôi, xử lý nước; thả cá giống; chăm sóc quản lý; thu hoạch cá.
B. Chăm sóc quản lý;chuẩn bị ao nuôi, xử lý nước; thả cá giống; thu hoạch cá.
C. Thả cá giống; chăm sóc quản lý; thu hoạch cá; chuẩn bị ao nuôi, xử lý nước.
D. Chuẩn bị ao nuôi, xử lý nước; thu hoạch cá; thả cá giống; chăm sóc quản lý.

Câu 18: Phát biểu nào dưới đây là Sai khi nói về đặc điểm của nước nuôi thủy sản?
A. Nước ngọt có khả năng hòa tan các chất hữu cơ nhiều hơn nước mặn.
B. Nước ngọt có khả năng hòa tan các chất vô cơ nhiều hơn nước mặn.
C. Oxi trong nước thấp hơn so với trên cạn.
D. Cacbonic trong nước thấp hơn so với trên cạn.

Câu 19. Kĩ thuật chăm sóc cá chép gồm có các công việc:
A. Cho ăn;, quản lý; phòng và trị bệnh cho cá chép.
B. Cho ăn; quản lý.
C. Phòng và trị bệnh cho cá chép.
D. Quản lý; phòng và trị bệnh cho cá chép

Câu 20. Cá chép làm giống cần đảm bảo yêu cầu.
A. Cá to.
B. Cá nhỏ vừa phải.
C. Cá đắt tiền.
D. Khoẻ mạnh, không chứa mầm bệnh, có nguồn gốc rõ ràng.

Câu 21. Khi phát hiện tôm, cá có biểu hiện như nổi đầu, bệnh xuất huyết, bệnh trùng nấm da… cần phải làm gì?
A. Thu hoạch
B. Xác định nguyên và dùng thuốc trị bệnh
C. Thay nước ao nuôi
D. Cho uống thuốc

Câu 22. Nước có màu đen, mùi thối có nghĩa là:
A. Nước chứa nhiều thức ăn, đặc biệt là thức ăn dễ tiêu.
B. Nước nghèo thức ăn tự nhiên.
C. Chứa nhiều khí độc như mêtan, hyđrô sunfua.
D. Nước có thể cho vâth nuôi thuỷ sản sinh sống tốt.

Câu 23. Nên cho tôm cá ăn vào thời gian nào trong ngày?
A. 7 – 8h sáng.
B. 7 – 8h tối.
C. 9 – 11h sáng.
D. 10 – 12h sáng.

Câu 24. Xử lý cá nổi đầu và bệnh tôm cá vào thời điểm:
A. Buổi sáng lúc nhiệt độ xuống thấp.
B. Buổi chiều.
C. Buổi trưa.
D. Buổi sáng lúc nhiệt độ lên cao.

Câu 25: Có mấy phương pháp thu hoạch tôm, cá?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Câu 26: Nhược điểm của phương pháp thu hoạch toàn bộ tôm, cá trong ao là:
A. Cho sản phẩm tập trung.
B. Chi phí đánh bắt cao.
C. Năng suất bị hạn chế.
D. Khó cải tạo, tu bổ ao.

Câu 27: Biện pháp nào dưới đây Không phải để giảm bớt độc hại cho thủy sản và cho con người?
A. Mở rộng khu nuôi để giảm nồng độ ô nhiễm.
B. Ngăn cấm hủy hoại các sinh cảnh đặc trưng.
C. Quy định nồng độ tối đa các hóa chất, chất độc có trong môi trường thủy sản.
D. Sử dụng phân hữu cơ đã ủ, phân vi sinh, thuốc trừ sâu hợp lý.

Câu 28: Nếu như đang nuôi tôm, cá mà môi trường nước bị ô nhiễm thì phải xử lý như thế nào?
A. Ngừng cho ăn, tăng cường sục khí.
B. Tháo nước cũ, bơm nước sạch.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.

B. Tự luận (3 điểm)
Câu 1. Em hãy nêu cách xác định độ tốt xấu của nước nuôi thủy sản như thế nào?
Câu 2. Nếu tham gia nuôi thủy sản, gia đình em sẽ áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường như thế nào để góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm nước nuôi?

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
A. Trắc nghiệm (7 điểm): Mỗi ý đúng được 0,25 điểm
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
ĐA D A C B D A B D B D A C A D
Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28
ĐA D B A B A D B C A D A C A C

B. Tự luận (3 điểm)
Câu Nội dung đáp án Điểm



1
Dụng cụ: đĩa Sếch xi
Cách đo:
Bước 1: Thả từ từ đĩa Sếch xi xuống nước cho đến khi không còn thấy vạch đen, trắng và ghi độ sâu đĩa(cm).lần 1
Bước 2: Thả đĩa xuống sâu hơn, rồi kéo lên đến khi thấy vạch đen, trắng rồi ghi lại độ sâu đĩa(cm) lần 2. Kết quả độ trong =(độ sâu lần 1 + độ sâu lần 2)/2
Đọc kết quả đo:
Nếu độ trong của nước < 20cm: nước đục
Nếu độ trong của nước từ 20 – 30cm: nước ao tốt
Nếu độ trong của nước từ 45 - 60cm: thực vật phù du nghèo nàn Nếu độ trong của nước > 60cm: nước quá trong, năng suất ao giảm
(2 điểm)
0,5 đ

0,5 đ
0,5đ

0,5đ

2
Một số biện pháp bảo vệ môi trường thủy sản:
+ Lắng (lọc) lọc nước bằng bể lọc lớn, có thể tích từ 200 đến để chứa nước. Sau 2 đến 3 ngày. Các chất lắng đọng ở phía đáy ao. Nước sạch phần trên dùng để nuôi cá.
+ Dùng hoá chất khử độc như: Khí clo, vôi clorua, formon...
+ Nếu đang nuôi tôm cá thì xử lý như sau: Ngừng cho ăn, tăng cường sục khí, tháo bớt nước cũ và thêm nước sạch, nếu bị ô nhiễm nặng thì bắt hết tôm, cá và xử lí nguồn nước.
- Quản lí:
+ Ngăn cấm hủy hoại các sinh cảnh đặc trưng.
+ Quy định nồng độ tối đa của hóa chất, chất độc có trong môi trường nước.
(1 điểm) 0,2đ

0,2đ
0,2đ

0,2đ
0,2đ

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây