Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Bệnh tự kỷ: Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và phương pháp điều trị

Thứ sáu - 10/11/2017 05:15
Tự kỷ là những rối loạn trong sự phát triển của hệ thần kinh làm giảm khả năng giao tiếp xã hội và học hỏi hành vi. Bệnh thường bắt đầu biểu hiện trước 3 tuổi. Mặc dù vẫn phát triển bình thường về ngoại hình nhưng trẻ mắc bệnh tự kỷ lại có suy nghĩ, cảm xúc, cách sử dụng ngôn ngữ cũng như thói quen khác hẳn so với trẻ bình thường.
Tự kỷ là chứng bệnh của thời đại mới và điều đáng lo ngại là số lượng trẻ tự kỷ gia tăng đột ngột trong những năm gần đây. Theo thống kê từ những năm 1990 tỷ lệ trẻ mắc bệnh tự kỷ là 6/1000. Cho tới năm 2007 con số này đã tăng lên thành 1/150. Trong đó, số lượng bé trai mắc bệnh thường cao gấp 3 – 4 lần bé gái.
 
Các rối loạn trong bệnh tự kỷ bắt nguồn từ những bất thường về cấu trúc và chức năng não bộ. Các rối loạn đó ảnh hương đến sự mất cân bằng của hai vùng não trái và phải, ảnh hưởng tới vùng tương tác xã hội và vùng kỹ năng giao tiếp của não bộ. Triệu chứng của tự kỷ xuất hiện tương đối sớm trong vòng từ 24 đến 36 tháng đầu đời và khá điển hình. Trẻ mắc bệnh chậm phát triển khả năng tương tác xã hội, sử dụng ngôn ngữ, rối loạn về hành vi và cảm giác.
 
Dấu hiệu nhận biết bệnh tự kỷ
 
Các biểu hiện thường gặp là trẻ chậm biết nói, không hiểu ý nghĩa các từ thông thường, thích một mình nên kém hòa nhập, rất khó thay đổi thói quen, có những hành vi lặp lại, không thể chơi các trò chơi cân đến trí tưởng tượng, không ý thức đến cảm giác nóng lạnh…. Nghiêm trọng hơn, trẻ tự kỷ thường gặp các vấn đề về tâm lý. Một số trẻ ủ rũ, số khác rất hung dữ, phần lớn lo lắng, sợ sệt do không nhận thức được thế giới xung quanh.
- Trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp như không cười, lười đi, hoặc bò, không giao tiếp với người đối diện. Hoặc con có những ngôn từ, câu nói không rõ nghĩa hay ầm ừ không rõ nói gì.
- Thính giác kém, hay giật mình khi có tiếng động đột ngột hoặc có thể bị điếc.
- Trẻ thường lặp đi lặp lại một hành động nào đó như đập đầu, lắc lư người ra phía sau, chuyển đồ chơi từ tay này sang tay kia.
- Trẻ không thích vận động và không hào hứng tham gia các trò chơi vận động cùng bạn bè. Bé không có khả năng chơi những trò chơi mang tính sáng tạo. Hơn nữa, khi chơi trẻ chỉ thích chơi rập khuôn, thích chơi một mình.
- Trẻ khó thích ứng với những hoàn cảnh và môi trường sống mới, khó ứng biến với những biến đổi bất thường xung quanh. Nguyên nhân là do trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong việc tư duy nên khó suy nghĩ và điều chỉnh bản thân để phù hợp với tình huống. Thông thường trẻ chỉ ăn một loại thức ăn, đi học theo con đường quen… Nếu cha mẹ thay đổi con sẽ la khóc, cào cấu và kháng cự rất dữ dội.
- Đa phần trẻ bị tự kỷ thường bị ám ảnh, lo sợ khi những con vật đáng sợ đặc biệt nào đó mà không chú ý đến người xung quanh.
- Một số trẻ tự kỷ có khả năng đặc biệt và tài năng trong các lĩnh vực như ca hát, toán học, nghệ thuật và kỹ thuật…
 
Biểu hiện của hội chứng tự kỷ ở trẻ em thường xuất hiện ở những năm đầu đời của con. Nhưng có trường hợp, lại xuất hiện sau những thời gian phát triển bình thường rất khó đoán định.
 
Ngoài nhưng biểu hiện về chức năng trên hệ thần kinh, trẻ mắc bệnh tự kỷ còn gặp vấn đề về chuyển hóa và hấp thu dinh dưỡng. Bằng các phương pháp kiểm tra nồng độ trong máu, người ta đã chỉ ra những chất thiếu hụt trong cơ thể mang bệnh tự kỷ. Đặc biệt là các viatamin tan trong dầu, taurine, axit folic, insulin… Không những vậy, hầu hết trẻ tự kỷ còn có sự bất thường trong hoạt động của ty thể – bào quan làm nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho tế bào. Chính sự bất thường này với một mặt làm trầm trọng thêm các biểu hiện tại hệ thần kinh trung ương, mặt khác ảnh hưởng đến các quá trình chuyển hóa thông thường tại các cơ quan khác.
 
Nguyên nhân của bệnh tự kỷ
 
Cho tới nay các nhà khoa học vẫn chưa khẳng định được chính xác nguyên nhân gây tự kỷ. Một vài giả thuyết thì cho rằng tự kỷ có nguyên nhân do di truyền hoặc bất thường trong cấu trúc gen. Điều này phù hợp với thực tế là tỷ lệ trẻ tự kỷ trong những gia đình có tiền sử thường cao hơn. Bên cạnh đó, một số yếu tố như bất thường trong quá trình mang thai và chu sinh, môi trường sống ô nhiễm, hóa chất độc hại, trường điện từ. Hay một số bệnh nhiễm vi khuẩn, vi rút nhất định có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh.
 
Phương pháp điều trị bệnh tự kỷ
 
Tuy chưa rõ nguyên nhân gây bệnh nhưng tự kỷ là bệnh có thể điều trị. Mục tiêu điều trị là giúp cho bệnh nhân có cuộc sống bình thường nhất có thể. Hiện nay vẫn chưa có phương pháp cố định nào điều trị bệnh tự kỷ, phụ thuộc vào đặc điểm từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp điều trị khác nhau.
 
Các biện pháp điều trị bao gồm: kỹ năng điều chỉnh hành vi, phát triển ký năng giao tiếp và ngôn ngữ, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và dùng sản phẩm hỗ trợ. Trong đó, dùng các sản phẩm hỗ trợ là biện pháp được sử dụng để điều trị các trạng thái tâm lý bất thường kèm theo, đồng thời tăng cường khả năng học hỏi, tiếp nhận thông tin. Một số sản phẩm có tác dụng cải thiện tình trạng kích động hay ủ rũ, trong khi một số khác làm tăng khả năng hoạt động thần kinh của người bệnh.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây