Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Nhân dân ta thường khuyên nhau: Anh em như thể tay chân - rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần. Em hãy giải thích ý nghĩa câu ca dao trên.

Thứ năm - 21/07/2016 05:45
Ca dao không chỉ là những câu lục bát trữ tình thể hiện tình yêu đôi lứa muôn màu muôn vẻ mà còn là bài học đạo đức và cách ứng xử mẫu mực mang tính nhân hậu của dân tộc ta.
Tiêu biểu là câu:
 
Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
 
Câu ca dao thật giản dị, gần gũi mà chứa đựng bao điều đáng cho ta suy nghĩ. Trước tiên ta cần hiểu ý nghĩa một số hình ảnh như tay chân và rách lành. Tay và chân là hai bộ phận của con người, hỗ trợ cho nhau. Anh em trong một gia đình cũng vậy, đều cùng cha mẹ sinh ra, đều sống chung trong một mái nhà, cùng lớn lên, có quan hệ tình cảm gắn bó với nhau. Anh giúp em, em giúp anh. Mối quan hệ đó giống như mối quan hệ giữa tay và chân.
 
Qua hình ảnh so sánh ờ cảu thứ nhất, nhân dân ta nêu lên tình cảm khăng khít giữa anh em. Chính tình cảm này sẽ là cơ sở cho cách cư xử giữa anh em sau này
Lành chỉ lúc đầy đủ sung sướng, rách chỉ khi nghèo khổ thiếu thốn. Hoàn cảnh có thể thay đổi song anh em vẫn phải thương yêu nhau, đùm bọc nhau, không hề thay đổi.
 
Câu ca dao trên đã nêu lên một vấn đề đạo đức, đồng thời cũng là vàn đề tình cảm cơ bản của con người: tình anh em. Anh em do cha mẹ sinh ra, sống trong một gia đình, khi bé, sống chung với nhau, yêu thương nhau đã đành. Lúc lớn lên, cũng phải giữ mãi tình cảm cao quý đó. Dù hoàn cành sống sướng, khổ khác nhau, anh em vẫn phải quan tâm, săn sóc giúp đỡ lẫn nhau. Giữ mãi tình anh em thắm thiết là bổn phận của mỗi con người trong gia đình. Đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta được lưu truyền và thể hiện qua câu ca dao trên. Yêu thương, đùm bọc nhau là đạo đức, là nhân cách rất nhân bản của con người nói chung. Do vậy, gia đình nào yêu thương hòa thuận với nhau thì gia đình đó được hạnh phúc, cha mẹ được an vui lúc tuổi già.
 
Truyền thống cao đẹp và nhân bản đó còn được thể hiện rộng lớn hơn giữa đồng bào trong một đất nước mà đặc biệt, giữa dân tộc này với dân tộc khác mỗi khi có thiên tai như hạn hán, lũ lụt... Tình yêu thương đùm bọc đó đã tạo điều kiện cho người bị nạn vượt qua những khó khăn trước mắt và có niềm an ủi tinh thần để vươn lên.
 
Tình anh em là tình ruột thịt gắn bó, gần gũi với nhau rất mật thiết như tay và chân của một cơ thể. Ai cũng có cha mẹ và anh em. Do vậy, câu ca dao trên có ý nghĩa rất quan trọng đối với mọi người. Bài học ứng xử ấy lại thể hiện bằng những hình ảnh đơn giản và gần gũi biết bao. Nếu tay chân không giúp đỡ nhau thì cơ thể sẽ ra sao? Nếu anh em không đùm bọc nhau thì cha mẹ có vui lòng không?
 
Yêu thương, giúp đỡ nhau là cách sống đẹp của con người có đạo đức, trong phạm vi gia đình là tình anh em và trong phạm vi lớn rộng hơn là tình dân tộc và nhân loại.

Bản quyền thuộc về Sách Thư Viện. Ghi nguồn sachthuvien.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây