Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Lòng ái quốc

Thứ tư - 20/07/2016 07:32
Đối với trẻ thì nước là một căn nhà nó ở, khu vườn nó chơi; là cha mẹ và bạn bè của nó. Tuy nước của nó nhỏ như vậy mà cũng được nó quyến luyến lắm.
Khi nó càng lớn thi tính quyến luyến đó càng mạnh, vì có thêm sức mạnh của tập quán vào. Nó quen sống ở những nơi đó, với những người đó, cho nên nó rời không được và sau này không bao giờ quên được. Ai đi xa, trở về cố hương mà không thấy như có một điệu nhạc ở trong lòng? Những vật mà hồi xưa ta dửng dưng, nay thành những bạn cũ của ta cả. Chúng đều có một linh hồn, trong đó có vướng linh hồn của ta. Một góc vườn, một phiến đá, một cành cây đều giữ được những kỉ niệm vui buồn, những ước ao, mơ mộng của ta.
 
Mà hình như ta càng đau khổ thì càng quyến luyến với quê hương và gia đình. Những con chim sống ở những nơi trơ trọi, hoang dã hình như khó rời những nơi đó hơn cả “Một người miền núi thích cái chòi của nó hơn là ông vua thích cung điện của ông. Người miền núi thích núi hơn là dân đồng bằng thích ruộng cày”
 
 Trong số nhũng người thợ ra tỉnh làm ăn thì những người thợ nào thuở nhỏ ở một miền quê nghèo và buồn lại là nhũng người thích về cố hương hơn cả. Gia đình cũng vây. Những trẻ nào mà cha mẹ nghèo khổ và thường thấy những nỗi lo lắng, đau đớn của người thân lại là những đứa không thích ở trong trường. Mặc dầu ở trường, đời sống vật chất được đầy đủ hơn, chúng nó lúc nào cũng nhớ cha mẹ, anh em, lúc nào cũng xót xa, tiếc đời thanh đạm và những nỗi lo buồn mà chúng không được chia sẻ với người thân nữa.
 
Vậy ta lại được thấy một lần nữa cái mãnh lực của sự đau khổ. Chỉ có nó mới thực kết hợp được một cách chặt chẽ loài người với đồng vào và các vật. Khi người ta sống sung sướng ở giữa những người sung sướng thì trái lại, người ta cứ lẳng lặng sống, không thấy cần phải hiến thân cho nhau. Cho nên khi đi xa, người ta không thấy tiếc gì vì không để lại cái gì của mình cả.
 
Trẻ càng lớn thì quan niệm về quốc gia càng rộng. Quốc gia thành ra làng của chúng với đình chùa, trường học, với tất cả những người quen biết chúng và nhất là những bạn của chúng. Vì vậy mới có lòng yêu làng mình, chê làng khác, những cuộc ẩu đả giữa trẻ làng này và làng khác. Rồi sau quốc gia là xứ mình ở. Người Bắc yêu xứ Bắc, người Nam yêu xứ Nam. Người Bắc xa xứ Bắc thì nhớ mùa đông ở xứ Bắc. Người Nam xa xứ Nam thì nhớ mặt trời ở xứ Nam.
 
Nhưng rồi quốc gia còn rộng ra nữa và cao lên nữa. Trong những đêm đông, cha mẹ hay ông bà kể chuyện thời xưa cho ta nghe, ta thấy cảm động và kính trọng tổ tiên rồi dần dần yêu tổ tiên, hiểu rằng tổ tiên có công với ta lắm. Ở trường nhờ thầy dạy, ta lại hiểu thêm rằng có những liên lạc giữa người cùng một nước, rằng người này có ích cho tất cả người khác và tất cả chúng ta đều cộng tác vào một sự nghiệp, ta lại hiểu rằng tại sao ta lại trả nợ nước và trả cách nào, tại sao sống cách biệt những người khác, sống ích kỉ là một điều bất công, có khi còn là một hành vi hèn nhát nữa. Cũng ở trường ta hiểu được rằng, sở dĩ giàu có, vẻ vang là nhờ công những người xưa đắp đường, đào kinh, xây nhà, cất viện bảo tàng, khổ tư để viết những tác phẩm về văn chương, về khoa học mà bây giờ ta được hưởng và nhờ công ơn những người lính đã đổ máu để chống với ngoại xâm và nhờ những bậc vĩ nhân mà đến bây giờ ta còn được vẻ vang lây. Lúc đó, trong óc ta mới hiện lên cái hình ảnh thực của quốc gia, ta mới thấy quốc gia là “một sự liên đới lớn" bắt nguồn vừa ở dĩ vãng, vừa ở hiện tại và muốn cho nó được thịnh, mạnh, vẻ vang thì tất cả các tình cảm, các ý lực của mọi người phải cùng kết hợp lại.

Bản quyền thuộc về Sách Thư Viện. Ghi nguồn sachthuvien.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây