Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Đề thi học kì 2 Hoạt động trải nghiệm 7 sách Kết nối tri thức năm 2024

Thứ bảy - 04/05/2024 08:47
Đề thi học kì 2 Hoạt động trải nghiệm 7 sách Kết nối tri thức năm 2024, có đáp án kèm theo. Mời các bạn cùng tham khảo.
I/ Trắc nghiệm: (7 điểm) 
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất (A,B,C,D) trong các câu sau và điền vào bảng.
CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
ĐÁP ÁN                            

Câu 1: Tại sao bên cạnh nhiệm vụ học tập, chúng ta còn cần tự giác, chủ động tham gia lao động tại gia đình?
A. Để thể hiện trách nhiệm của người con đối với gia đình.
 B. Để ra vẻ, khoe khoang với bạn bè.    
C. Để cho đỡ nhàm chán.
D. Để được trả lương.

Câu 2: Biểu hiện nào cho thấy sự lắng nghe không tích cực ý kiến người thân trong gia đình?
A. Nghĩ rằng người thân muốn tốt và tin tưởng vào mình.
B. Đặt mình vào vị trí người thân để thấu hiểu.
C. Dõi theo cảm xúc của người thân.
D. Tìm mọi lý do để phản bác lại ngay lúc đó, để chứng tỏ mình đúng.

Câu 3: Chọn phát biểu đúng.
A. Không cần thực hiện, chỉ cần thuê người giúp việc.
B. Lập kế hoạch lao động để kiểm soát thời gian, không ảnh hưởng tới việc học, phân chia công việc hợp lí.
C. Lao động tại nhà là công việc chỉ dành cho trẻ em.
D. Lao động tại nhà là công việc chỉ dành cho người lớn.

Câu 4: Đâu là phát biểu đúng?
A. Bất cứ ai cũng cần học cách tôn trọng sự khác biệt.
B. Trẻ con không cần giao tiếp, ứng xử có văn hóa vì còn nhỏ.
C. Người lớn không cần tôn trọng sự khác biệt của trẻ em.
D. Tránh xa mọi sự khác biệt của người khác.

Câu 5: Thông điệp nào nói về sự giao tiếp ứng xử có văn hóa?
A. Sự khác biệt làm nên điều đặc biệt.                                                    
B. Có tật có tài.
C. Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.      
D. Nam nữ bình đẳng.

Câu 6: Đâu là hành động thể hiện giao tiếp, ứng xử có văn hóa và tôn trọng sự khác biệt?
A. Thói quen đổ lỗi cho người khác.
B. Vui vẻ, hòa đồng khi giao tiếp với mọi người xung quanh.
C. Chê bai người khác.
D. Không lắng nghe, có định kiến và phân biệt về giới tính, địa vị xã hội, dân tộc, tôn giáo.

Câu 7: Đâu là phát biểu đúng?
A. Từ thiện là phải dùng số tiền lớn để làm, không thì sẽ rất xấu hổ.
B. Chỉ cần thấy họ trông nghèo khổ là mình phải giúp.
C. Từ thiện phải có lợi cho bản thân mới làm.
D. Từ thiện phải có mục đích, phù hợp từng đối tượng.

Câu 8: Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Hoạt động thiện nguyện giúp cho những người có hoàn cảnh khó khăn mất niềm tin vào cuộc sống.
B. Hoạt động thiện nguyện giúp cho những người có hoàn cảnh khó khăn chán nản, không muốn vượt qua khó khăn
C. Hoạt động thiện nguyện giúp cho những người khó khăn sẽ tự ti vào bản thân mình.
D. Hoạt động thiện nguyện giúp cho những người có hoàn cảnh khó khăn tự tin vào cuộc sống, vượt qua khó khăn.

Câu 9: Nội dung nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương cần được giữ gìn và phát huy?
A. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm, bao dung, trọng tình nghĩa.
B. Lối sống thực dụng, trọng đồng tiền.
C. Tư tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ"; “phép vua còn thua lệ làng; “trọng nam khinh nữ.
D. Tổ chức ma chay, cưới hỏi linh đình.

Câu 10: Thành phần nào của không khí là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính?
A. Hydrogen        
B. Nitrogen        
C. Oxygen        
D. Carbon dioxide

Câu 11: Hiệu ứng nhà kính tác động đến ai?
A. Tự nhiên.        
B. Tự nhiên và con người.        
C. Con người.    
D. Không ai cả.

Câu 12: Đâu là nghề không trực tiếp làm ra của cải, vật chất?
A. Buôn bán hàng (trong cửa hàng, bán hàng ở chợ, bán hàng rong…)
B. Nghề trồng trọt (trồng lúa, trồng hoa màu..).
C. Nghề chăn nuôi (nuôi trâu, bò, lợn, gà, vịt,...).
D. Nghề làm vườn (trồng cây ăn quả).

Câu 13: Đâu không phải là những điểm chung về phẩm chất và năng lực của người lao động trong các nghề ở địa phương?
A. Có tính kỉ luật cao.
B. Trình độ chuyên môn tốt.
C. Dối trá, cẩu thả, thiếu thận trọng.
D. Có khả năng ứng biến, xử lí các tình huống bất ngờ.

Câu 14: Đâu không phải là cách để tìm hiểu đặc trưng của một số nghề ở địa phương?
A. Quan sát thực tế.
B. Thử làm một số việc của nghề đó.
C. Bắt ép người dân lao động ở địa phương đó trả lời những câu hỏi về đặc trưng của một số nghề.
D. Phỏng vấn người lao động thông qua phiếu hỏi.

II/ Tự luận: (3 điểm) 
Câu 15: (2 điểm)
Ghi những đặc trưng của một nghề hiện có ở địa phương mà em biết vào chỗ trống dưới đây: 
- Tên nghề:……………………………..
- Các công việc đặc trưng của nghề: ………………………
- Trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản của nghề: …………………..
- Phẩm chất, năng lực cần có của người làm nghề: ……………………..
- Những nguy hiểm có thể xảy ra và cách giữ an toàn khi làm nghề: ………………….

Câu 16: (1 điểm) Là một học sinh lớp 7, theo em có nên xác định nghề cho bản thân trong tương lai không? Giải thích câu trả lời của em.
……………Hết………..

ĐÁP ÁN 

I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Mỗi câu đúng đạt 0,5 điểm
CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
ĐÁP ÁN A D B A C B D C A D B A C B

II.TỰ LUẬN: (3 điểm)
Câu Đáp án Điểm
15 Tên nghề: May công nghiệp
Các công việc đặc trưng của nghề: Sản xuất trang mục may mặc hàng loạt số lượng lớn
Trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản của nghề: Máy may, máy là, máy vắt sổ,...
Phẩm chất, năng lực cần có của người làm nghề: Chăm chỉ, tỉ mỉ, khéo léo,...
Những nguy hiểm có thể xảy ra và cách giữ an toàn khi làm nghề: đau mỏi xương khớp hoặc va chạm máy cắt vải
(Hs nêu đáp án khác đúng vẫn tính trọn điểm)
(0,25 điểm)
(0,25 điểm)
(0,5 điểm)
(0,5 điểm)
16 - Học sinh lớp 7 nên xác định nghề cho bản thân trong tương lai.
- Giải thích: Định hường nghề nghiệp tương lai giúp em có mục đích và động lực để phấn đấu trong học tập và đời sống.
(HS có thể giải thích theo ý khác, phù hợp vẫn được trọn điểm)
(0,5 điểm)
(0,5 điểm)
(Học sinh xếp loại đạt (Đ) có số điểm từ 5,0 trở lên.
Học sinh xếp loại chưa đạt (CĐ) có số điểm dưới 5,0.)

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây